Hội chứng Baby Blues là gì?

Baby blues là hội chứng thường gặp sau sinh. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng nó cũng gây khá nhiều nguy hiểm cho mẹ. Cùng tìm hiểu Baby blues là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào qua bài viết này nhé!

>> Tham khảo: Hiện tượng stress và trầm cảm

Hội chứng Baby blues là gì?

Hội chứng Baby blues là gì? 1

Phần lớn, phụ nữ sau sinh đều trải qua một vài triệu chứng của hội chứng baby blues. Theo thống kê có tới 80% bà mẹ sau sinh bị baby blues. Hội chứng baby blues là một dạng nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh, những biểu hiện của hội chứng này thường bắt đầu sau khi sinh khoảng từ 1-3 ngày và có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc vài tuần. Khi gặp phải hội chứng này sẽ gây ra bởi sự thay đổi đột ngột của hormone sau khi sinh, kết hợp với căng thẳng, cô lập, thiếu ngủ và mệt mỏi. Mẹ có thể khóc lóc, ủ rũ nhưng cũng có thể cười ngay sau đó. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn, và với nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Baby blues là hội chứng hoàn toàn bình thường, nhưng nếu các triệu chứng của bạn không biến mất sau một vài tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn thì bạn có thể bị trầm cảm sau sinh.

Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong cơ thể mẹ, khi mang thai thì tăng cao ngất ngưỡng và sẽ hạ đột ngột sau khi sinh chính là thủ phạm gây nên hội chứng này. Cộng them với sự đau đớn của vết thương sau sinh và những bất tiện trong sinh hoạt cũng như áp lực tâm lý trong lần đầu làm mẹ sẽ càng khiến bạn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Sự khác biệt giữa Baby blues và trầm cảm sau sinh

Baby blues là hội chứng thường gặp của các mẹ sau sinh gây ảnh hưởng đến tâm lý và hội chứng này đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu hội chứng baby blues kéo dài dai dẳng và đi kèm sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, việc phân biệt điểm khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh rất quan trọng.

Hội chứng Baby blues Trầm cảm sau sinh
– Cảm thấy muốn khóc nhiều lần trong ngày, dù chỉ vì một việc nhỏ

– Tâm trạng bất ổn, luôn thay đổi thất thường. Cảm thấy chán nản, buồn phiền

– Cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung

– Xuất hiện từ 1-3 ngày sau sinh, và có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi sinh

– Luôn lo lắng, buồn bã và khóc lóc rất nhiều. Không giao tiếp, khó chịu với người xung quanh

– Thiếu sự quan tâm đến em bé và bản thân.

– Khó tập trung suy nghĩ, luôn trong cảm giác tuyệt vọng. Thậm chí có suy nghĩ làm hại bản thân và con

– Kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, với nhiều cảm xúc tiêu cực hơn

Dấu hiệu và triệu chứng của baby blues

Trên thực tế, trầm cảm sau sinh và baby blues có rất nhiều triệu chứng, bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc, buồn bã, mất ngủ và khó chịu. Sự khác biệt là với trầm cảm sau sinh, các triệu chứng nghiêm trọng hơn (như suy nghĩ tự tử hoặc không có khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của bạn) và kéo dài hơn.

Những triệu chứng của baby blues bao gồm:

  • Khóc lóc mà không có lý do nào rõ rệt.
  • Mất kiên nhẫn.
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Bồn chồn.
  • Lo lắng.
  • Mệt mỏi.
  • Không ngủ được (ngay cả khi đứa bé đang ngủ).
  • Buồn bã.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Khó tập trung.
  • Bạn không cảm thấy muốn ăn hoặc chăm sóc bản thân vì bạn đã kiệt sức.
  • Bạn cảm thấy cáu kỉnh, choáng ngợp và lo lắng.

Còn những mẹ bị trầm cảm sau sinh thường có những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy vô vọng, buồn bã, vô giá trị hoặc cô đơn mọi lúc và thường xuyên khóc.
  • Cảm giác không làm tốt vai trò của người mẹ
  • Không muốn gần gũi em bé
  • Không thể ăn, ngủ hoặc chăm sóc em bé vì sự tuyệt vọng quá mức của bạn.
  • Có những cơn lo lắng và hoảng loạn.

Nguyên nhân của hội chứng baby blues và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của hội chứng baby blues và các yếu tố nguy cơ 1

Không có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân gây hội chứng babay blues, nhưng một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ liên quan được cho là gây baby blues:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, phụ nữ bị giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone. Mức độ tuyến giáp cũng có thể giảm, dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm. Những thay đổi nội tiết tố nhanh chóng này cùng với những thay đổi về huyết áp, hoạt động của hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất mà các bà mẹ mới sinh gặp phải có thể gây ra trầm cảm sau sinh.
  • Thay đổi vật lí: Sinh con mang lại nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc. Bạn có thể phải đối phó với nỗi đau thể xác từ việc sinh nở hoặc khó giảm cân, khiến bạn không an tâm về sự hấp dẫn về thể chất và tình dục của mình.
  • Do căng thẳng, stress: Sự căng thẳng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng có thể gây tổn hại. Các bà mẹ mới thường bị thiếu ngủ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp và lo lắng về khả năng chăm sóc em bé đúng cách. Những điều chỉnh này có thể đặc biệt khó khăn nếu bạn là người mẹ lần đầu phải làm quen với một danh tính hoàn toàn mới.

Các yếu tố nguy cơ gây hội chứng baby blues

Một số yếu tố có thể khiến bạn gặp phải hội chứng baby blues là: Tiền sử bị baby blues, tập trước cũng bị babay blues thì có thể tăng khả năng lặp lại tập lên 30-50%. Hoặc tiền sử gia đình bị trầm cảm cũng là một yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, có thể kể đến những yếu tố như: căng thẳng, thiếu sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, thiếu thốn về tài chính, tình cảm và sự quan tâm của người thân.

Làm thế nào bạn có thể chăm sóc bản thân khi gặp phải hội chứng babay blues?

Chăm sóc mẹ là cách tốt nhất để giảm các triệu chứng của baby blues. Có một số cách mà bạn có thể tự chăm sóc nếu bạn đang có những cơn buồn bã từ baby blues gây ra như:

  • Nói chuyện, chia sẻ với người thân về những vần đề, cảm giác, khó khăn mà mình đang gặp phải để được đưa ra những lời khuyên, góp ý hợp lý nhất,
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Để cơ thể khỏe mạnh và đủ sức khỏe để chăm con bạn cần phải có chế độ ăn uống đúng cách, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc này không chỉ giúp cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, bé cũng hấp thu được đủ chất dinh dưỡng từ mẹ mà nó còn góp phần khiến cho tâm trạng của mẹ tốt hơn.
  • Có thể viết nhật ký tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
  • Ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành, bế con ra ngoài đón ánh nắng vừa giúp bé hấp thu được vitamin D và giúp mẹ có tâm trạng thoải mái hơn thay vì suốt ngày ở trong nhà đối mặt với đống bỉm sữa, đồ đạc bừa bộn.
  • Yêu cầu trợ giúp, nhờ sự giúp đỡ từ chồng, ông bà nội ngoại chăm sóc bé giúp, hỗ trợ thêm công biệc nhà, nấu nướng để mẹ bớt áp lực, mệt mỏi.
  • Cần thư giãn, cho bản thân có thời gian để chữa lành vết thương sau sinh. Điều chỉnh công việc, sinh hoạt đừng quá lo lắng về vấn đề đó mà hãy quan tâm đến giấc ăn giấc ngủ của mình để cơ thể khỏe mạnh.

Điều quan trọng cần nhớ là bạn không nên đơn độc chịu một mình mà cần chia sẻ với người thân trong gia đình. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn mười bốn ngày, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh. Khi đó mẹ cần sự trợ giúp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy thành thật kể các triệu chứng mình gặp phải để bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?