Các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh TRẦM CẢM mới nhất hiện nay

Các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh TRẦM CẢM mới nhất hiện nay 1

Trầm cảm là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau. Vậy làm thế nào để phát hiện ra được bệnh này và cách xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Định nghĩa bệnh trầm cảm là gì? Trầm cảm là một hiện tượng rối loạn tâm lý xảy ra trên cơ thể một con người. Bệnh gây ra những cảm giác như buồn chán, thay đổi cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, trầm lặng cho người bệnh. Qúa trình này diễn biến trong một thời gian đủ dài sẽ dẫn đến thay đổi con người liên quan đến cả hành động và suy nghĩ hoặc cả những người xung quanh. Một số trường hợp bị bệnh trầm cảm nặng hơn có thể bị mất trí nhớ, suy nghĩa muốn tự tử.

Tùy theo vào từng mức độ, người bệnh bị trầm cảm nặng hay trầm cảm nhẹ mà sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện khác nhau. Cho nên, khi thấy người khác hoặc chính bản thân mình đang có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm bị khó tập trung, không thích nói chuyện với mọi người, rối loạn giấc ngủ, suy nghĩ tiêu cực…thì đừng ngó lơ và hãy xử lý kịp thời tránh gây ra những mối nguy khôn lường.

>> Tham khảo: Tổng quan bệnh trầm cảm

2. Một số lý thuyết giải thích cơ chế nguyên nhân bệnh trầm cảm

2. Một số lý thuyết giải thích cơ chế nguyên nhân bệnh trầm cảm 1

Cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện ra được đâu ra những nguyên nhân chính xác và cụ thể gây ra bệnh lý trầm cảm, mà mới chỉ đưa ra một số lý thuyết giải thích cơ chế nguyên nhân của bệnh trầm cảm như sau:

Lý thuyết 1: Thiếu hụt BDNF

Bệnh trầm cảm là do thiếu hụt Brain-derived Neurotropic Factor ( BDNF – Brain Fertilizer) trong não bộ, đó là những yếu tố dinh dưỡng thần kinh, những Peptit có chứ năng nuôi dưỡng các Nơ ron thần kinh, đảm bảo sự tăng trưởng và sống còn của Nơ ron thần kinh. Khi bị trầm cảm hay Stress thì các BDNF ít được sản xuất, khiến cho việc dẫn chuyền thông tin trong các tế bào thần kinh bị suy giảm, từ đó khiến cho tâm trạng cũng bị tút xuống.

Lý thuyết 2: Thiếu hụt các amin

Trong não bộ chúng ta có những amin hay còn gọi là các chất dẫn truyền thần kinh, các chất này cùng với nhau sẽ giúp chúng ta duy trì cảm xúc.

  • Serotonine : Tâm trạng, tính khí, cảm xúc, giấc ngủ, giúp tăng cường trí nhớ.
  • Dopamine : Vận động, sự tập trung chú ý, tưởng thưởng, khoái cảm, tạo cảm giác hạnh phúc
  • Norepinephrine : Giúp tâm trạng tỉnh táo và nhiều năng lượng, tính khí, hưng phấn, giấc ngủ, sự tập tung
  • Glutamate : Phức tạp.

Khi có sự suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh sẽ dẫn tới bệnh lý trầm cảm, vì vậy các loại thuốc chống trầm cảm sẽ tác động lên các amin này để duy trì sự tồn tại của chúng trong các synap( khớp liên kết giũa các nơ ron thần kinh)

Lý thuyết 3: Sự thay đổi một số thành phần nội tiết tố

Lý thuyết 3: Sự thay đổi một số thành phần nội tiết tố 1

Sự tăng nồng độ của hóc môn ACTH, Cortisol, Thyroxin hoặc sự suy giảm hóc môn estrogen ( phụ nữ mãn kinh), androgen ( Nam giới mãn dục) thì dễ bị bệnh lý trầm cảm hơn.Vì vậy khi bị trầm cảm, người ta có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp điều hòa lại các nội tiết tố này.

Trên đây là 3 lý thuyết được giải thích về cơ chế nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm là do thiếu hụt BDNF, thiếu hụt các amin và do sự thay đổi của một số thành phần nội tiết tố. Ngoài những lý thuyết trên sẽ còn do nhiều nguyên nhân khác nó cũng tác động đến việc thay đổi rối loạn cảm xúc của con người người: do áp lực từ công việc, học tập, do môi trường, do biến cố trong cuộc sống…

>> Xem thêm: Các nguyên nhân khác của bệnh trầm cảm

3. Các loại thuốc đặc trị chữa bệnh trầm cảm

3. Các loại thuốc đặc trị chữa bệnh trầm cảm 1

3.1  Lịch sử các nhóm thuốc trầm cảm

Những năm 1950, người ta sử dụng các nhóm thuốc ức chế MAO – Monoamin Oxidase Inhibitors (Enzin Monoamin Oxidase –  chịu trách nhiệm lớn cho sự phân hủy các chất dẫn truyền thần kinh Noradrenaline. Các chất ngăn MAO ở khớp thần kinh khiến cho sự tái hấp thụ Noradrenaline( một chất dẫn truyền thần kinh khác) sảy ra tương tự với serotoni). Ngày nay, nhóm thuốc này đã không còn được sử dụng nữa vì chúng gây ra sự tương tác thuốc cũng như tác dụng phụ quá nặng.

Tiếp theo, năm 1960, người ta sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng – Tetracylic

Nhưng năm 1970, người ta phát minh loại thuốc chống trầm cảm 4 vòng và 1 vòng – Unicyclic

Nhưng năm 1990, người ta sử dụng thuốc chống trầm cảm điều biến Serotonin ( 5-HT2 Modulator)

Ngày nay người ta sử dụng phổ biến loại thuốc chống trầm cảm ức chế tái thu hồi Serotonin – Selective Serotonine Reuptake Inhibitors (SSRI) và ức chế tái thu hồi Serotonin và Noradrenalin –  Serotonine Noradrenaline Reuptake Inhibitors (SNRI)

Phân loại thuốc chống trầm cảm 

Loại thuốc Tên hoạt chất
SSRIs (Selective Serotonine Reuptake Inhibitors) Fluxetine, Sertraline, Citalopram & Escitalopram, Poxetine, Fluvoxamine
SNRIs (Serotonine Noradrenaline Reuptake Inhibitors) Selective SNRIs : Venlafaxine, Desvenlafaxine, Duloxetine, Milnacipran, Levomilnacipran
TCAs: Amitriptyline, Nortriptyline, Protriptyline, Doxepin, Imipramine,Trimipramine, Desipramine, Clomipramine
5-HT2 Modulators Trazodone, Nefaxodone, Vortioxetine
Tetracyclic Mirtaxapine, Amoxapine, Maprotiline, Vilazodone
Unicyclic Bupropion
Monoamine Oxidase Inhibitors Phenelzine, Tranylcypromine, Isocarboxazid, Moclobemid, Selegiline

 

*5-HT2 là một tên khác của Serotonine.

* Loại thuốc Selective SNRIs : chỉ tác động vào các amin Serotonine và Noradrenaline.

* Loại thuốc TCAs : tác động vào tất cả các amin dẫn truyền thần kinh.

3.2 Đặc điểm của các loại thuốc chống trầm cảm

Hiện nay, thuốc chống trầm cảm có 3 loại chính từ dược động học, dược lực học. Một số đặc điểm chính của các loại thuốc chống trầm cảm trên như sau:

3.2.1 Dược động học

Phần lớn là hấp thu nhanh, khoảng 2-3h sau khi dùng đã đạt nồng độ max trong máu.  Phân bổ  : Gắn mạnh vào Protein huyết tương, chuyển hóa qua gan và đào thải qua thận.

3.2.2 Dược lực học

Các thuốc chống trầm cảm làm tăng các amin tại các Synapse ( khớp nối tế bào thần kinh) thông qua cơ chế :

  • Ngăn tái thu hồi Serotonine và Noradrenaline
  • Ngăn các enzyme MAO phân hủy Serotonine và Noradrenaline
  • Đối kháng 5HT2 Receptor và các autoreceptor ( các receptor nhận trách nhiệm vận chuyển Serotonine và Noradrenaline về lại nở ron thần kinh)

Các thuốc chống trầm cảm làm tăng các amin tại các Synapse dẫn tới tăng giải mã các Protein như BDNF, GC-Receptors, B-Receptors dẫn tới có thể tạo nên các tác dụng phụ của thuốc. ( lứu ý : Cao cỏ thánh John không gây ra các tác dụng phụ này).

Mô phỏng dược lực học của các thuốc ức chế tái thu hồi Serotonine và Noradrenaline (SNRI)

* Post-Synaptic Membrane : sợi hậu hạch

* Synaptic Cleft : khe Sy náp

* MAO, COMT : các enzyme phân hủy Serotonine và Noradrenaline

* Nerve terminal : sợi tiền Sy náp

* 5HT re-uptake transporter : Chất tái thu hồi Serotonine

* Noradrenaline re-uptake transporter : Chất tái thu hồi Noradrenaline

Mô phỏng dược lực học của các thuốc ức chế MAO ( MAOI)

Ngoài dùng để chống trầm cảm, các loại thuốc trên còn được sử dụng để điều trị một số loại bệnh sau :

  • Rối loạn lo âu (Anxiety Disorders)
  • Đau do nguyên nhân thần kinh ( Chi ma, tổn thương sọ não)
  • Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt ( PMDD – Premenstrual Dysphoric Disorders)
  • Rối loạn ăn uống (Cuồng ăn, hoặc không muốn ăn)
  • Cai thuốc lá
  • Xuất tinh sớm ( Dùng SSRI liều thấp )

3.2.3 Chỉ định lâm sàng với thuốc chống trầm cảm

  • Trầm cảm là bệnh cấp và mãn tính.
  • Mục tiêu của thuốc là giảm các triệu chứng bệnh.
  • Thuốc chống trầm cảm chỉ phát huy tối đa tác dụng sau 1-2 tháng hoặc dài hơn
  • Nếu chưa có đáp ứng sau 1-2 tháng cần đổi thuốc hoặc tăng liều (có thể phối hợp các nhóm thuốc)
  • Nếu có đáp ứng thì cần duy trì sử dụng thuốc ít nhất 6 tới 12 tháng để tránh tái phát.

* Cần phối hợp nhiều liệu pháp tâm lý và dùng thuốc.

* Các thuốc SSRI và SNRI có thể dùng lâu dài trong khi các thuốc khác chỉ dùng 2 tuần tới 3 tháng.

3.3 Một số dạng rối loạn tâm lý có thể dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị

3.3 Một số dạng rối loạn tâm lý có thể dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị 1

3.3.1. Rối loạn hoảng sợ – Panic Disorder

Người bệnh đột nhiên cảm thấy tim đập nhanh thất thường và cảm thấy run sợ bởi một chuyện gì đó khiến cho họ sẽ tìm tới chia sẻ nỗi sợ đó cho người khác. Người bình thường khi nghe người mắc bệnh rồi loạn hoảng sợ sẽ thấy điều đáng sợ đó rất bình thường, người bệnh tự phóng đại mọi chuyện lên để thu hút sự chú ý hoặc giả bị bệnh.

Loại thuốc điều trị : SSRI và SNRI

3.3.2. Rối loạn lo âu lan tỏa – Generalized Anxiety Disorder

Những người bị rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng lo lắng thái quá, phóng đại những vẫn đề bình thường xung quanh họ ví dụ như: lo lắng về công việc, về gia đình, về các hóa đơn phải trả v.v…

Loại thuốc điều trị : SSRI và SNRI

3.3.3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – Obsessive Compulsive Disorder

3.3 Một số dạng rối loạn tâm lý có thể dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị 2

Đó là tính trạng rồi loạn lo âu bị ám ảnh bởi một sự việc gì đó, và trong tâm trí người bệnh hình thành nên một động lực thôi thúc họ thực hiện các hành vi, ví dụ : 1 người ám ảnh rằng một chiếc bàn không sạch, họ tìm mọi cách để lau chùi chiếc bàn nhiều giờ, nhiều ngày liền, họ ý thức được việc đó là không đúng, tuy nhiên những động lực trong não bộ thôi thúc họ phải lau sạch chiếc bàn đó bằng được, thậm trí tới mức chảy máu tay v.v… Hoặc người bệnh có yêu cầu cực đoan về sự hoàn hảo, hoàn hảo trong từng chi tiết.

Loại thuốc điều trị : SSRI và TCA

3.3.4. Rối loạn ám sợ Xã Hội – Social Anxiety Disorder

3.3 Một số dạng rối loạn tâm lý có thể dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị 3

Một người khi bị cô lập khỏi xã hội hoặc bị đàm tiếu nói xấu sau đó hình thành nên một nỗi sợ tiếp xúc với người khác, sợ tiếp xúc với đám đông, sợ phải đi ra đường, sợ phải đối diện với người lạ.

Loại thuốc điều trị :  SSRI và SNRI

3.3.5. Rối loạn Stress sau trấn thương – Posttraumatic Stress Disorder

Rối loạn Stress sau trấn thương là những người gặp phải sang chấn tâm lý hình thành sau những biến cố, tai nạn hay một ký ức đau buồn nào đó. Ví dụ : chứng kiến cái chết của người thân, trải qua thiên tai, mất mát, vượt qua thảm họa diệt chủng, chiến tranh hoặc đứa trẻ bị lạm dục tình dục, bạo hành thể xác v.v… những sự việc đó để lại những vết thương lòng sâu sắc

Loại thuốc điều trị :  SSRI

3.3.6. Đau do nguyên nhân thần kinh

3.3.6.1 Đau thần kinh ngoại vi

  • Do chấn thương ( tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân tiêu đường, hiện tượng chi ma – đã bị mất tay hoặc chân nhưng người bệnh vẫn có cảm giác tay hoặc chân của họ vẫn tồn tại và nó đang bị đau).
  • Do nhiễm trùng ( đau sau bị zona thần kinh – bênh giởi leo)
  • Do nhiễm độc ( bệnh thần kinh do nghiện rượu, sau hóa trị liệu ung thư)
  • Do xâm lấn ( do khối u xâm lấn vào hệ thần kinh)

3.3.6.2 Đau thần kinh trung ương

  • Đau sau đột quỵ trung ương, thấn kinh
  • Bệnh rỗng tủy ( Syringomyelia)
  • Xơ cứng rải rác ( rồi loạn cơ chế tự miễn )

 Loại thuốc điều trị SSRI và TCA

> Bạn có thể quan tâm: Vì sao phải điều trị bệnh cảm 

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên cũng là lựa chọn của rất nhiều người trong hỗ trợ và điều trị chứng trầm cảm.  Ngày nay với sự phát triển của công nghệ bào chế các nhà khoa học đã phối kết hợp thảo dược từ nhiên nhiên với những hoạt chất tá dược để bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ashami- sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp nâng coa sức khỏe tâm thần kinh, giúp ổn định tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng do trầm cảm hiệu quả hơn.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên 1

Thực phẩm Ashami có thành phần chính là Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum). Ngoài ra còn thêm một số tá dược vừa đủ:

  • Chiết xuất Bạch Quả
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Hy vọng rằng qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về bệnh trầm cảm cười. Nếu còn thắc mắc gì thêm bạn vui lòng comment ở bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp lại cho bạn ngay.

Để biết mình mắc trầm cảm hay không? Bạn có thể làm bài test:

Bài test trầm cảm

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?