Đừng ngó lơ các dấu hiệu trầm cảm

Các dấu hiệu của bệnh trầm càm có thể phức tạp và thay đổi rất nhiều giữa những cá nhân khác nhau. Nhưng theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy chán nản, buồn, vô vọng và mất hứng thú với những thứ bạn từng thích. Các triệu chứng này kéo dài hàng tuần đến hàng tháng và đủ tệ để can thiệp vào công việc, đời sống xã hội và cuộc sống gia đình của bạn thì rất có thể bạn đang mắc hội chứng trầm cảm. Dưới đây chúng tôi liệt kê các dấu hiệu thường thấy của bệnh trầm cảm.

Các dấu hiệu trầm cảm bên ngoài

Bạn có cảm thấy mình có những thay đổi trong thói quen không?

Cơ thể

  • Ở lại cơ quan/quán xá muộn
  • Bắt đầu uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích hoặc sử dụng chúng một các quá nhiều
  • Ít vận động cơ thể, ít tập thể dục hơn
  • Không muốn tắm, không muốn thay quần áo, không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân (không cạo râu, không chải tóc, không đánh răng, vv)
  • Ăn nhiều đồ ăn vặt hơn bình thường
  • Đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường
  • Tim đập nhanh, ra mồ hôi trộm, khó thở như có một cục u trong cổ họng
  • Rối loạn giấc ngủ

Tâm trí

  • Khóc thường xuyên hơn
  • Tránh gặp bạn bè, không muốn ra ngoài
  • Khó tập trung
  • Thường xuyên bực bội
  • Lo lắng quá nhiều về công việc nếu không thể hoàn thành
  • Cảm giác như không ai hiểu mình
  • Khó đưa ra quyết định

Xã hội

  • Tránh nói chuyện, giao tiếp với người khác
  • Bỏ qua các buổi họp mặt hoặc những dịp đoàn tụ gia đình
  • La mắng con cái mọi lúc
  • Tránh gặp các phụ huynh khác ở trường của con
  • Không muốn giao tiếp sau trận đấu thể thao

Tinh thần

  • Mất đi hứng thú hoặc sự hưởng thụ thế giới xung quanh
  • Không muốn đến những nơi như chùa chiền, đền thờ, nhà thờ
Tinh thần 1

Không phải ai mắc trầm cảm cũng sẽ khóc, có những người chẳng bao giờ khóc cả. Người trầm cảm khóc rất bất ngờ, khóc không cần lý do và gần như ngày nào cũng khóc (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu trầm cảm bên trong

Có phải những cảm giác và suy nghĩ rằng mình vô ích đang chiếm lấy cuộc đời bạn?

Cơ thể

  • Cảm giác như não bộ không nghỉ ngơi
  • Cảm thấy thiếu năng lượng
  • Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, dễ bực mình hoặc không thể ngồi yên
  • Cảm thấy tê và lạnh bên trong

Tâm trí

  • Luôn suy nghĩ mọi thứ theo hướng tồi tệ nhất
  • Gặp khó khăn khi tập trung vào thứ gì đó trong một thời gian dài
  • Nghĩ rằng mình không thể đối phó hoặc vượt qua các nhiệm vụ của mình
  • Cảm thấy tuyệt vọng
  • Cảm thấy xấu hổ
  • Cảm thấy buồn
  • Suy nghĩ tồi tệ về bản thấy
  • Cảm thấy lo lắn, lo âu hoặc sợ một điều gì đó kinh khủng có thể xảy ra

Xã hội

  • Không quan tâm đến người khác
  • Không quan tâm đến những chuyện đang xảy ra với bạn bè hay gia đình
  • Không muốn ở gần người khác
  • Chỉ muốn ở một mình

Tinh thần

  • Luôn đặt câu hỏi tại sao mình lại tồn tại hoặc mục đích sống của mình là gì
  • Cảm giác bị cắt đứt với những người mà mình quan tâm
  • Có những giấc mơ đáng lo ngại
  • Cảm thấy tinh thần luôn không cân bằng
  • Có suy nghĩ tự tử hoặc thực hiện các hành vi tự tử
Tinh thần 1

Sự tuyệt vọng sâu sắc làm cho người bệnh trầm cảm có cảm giác tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi cơn đau (Ảnh minh họa)

Cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Nếu bạn gặp các triệu chứng trầm cảm hầu hết trong ngày và vào mỗi ngày, trong hơn hai tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu:

  • Bạn có các triệu chứng trầm cảm mà không thấy tốt hơn theo thời gian
  • Công việc của bạn, mối quan hệ với bạn bè và gia đình hoặc sở thích bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của bạn
  • Bạn có những suy nghĩ về tự hại hoặc tự sát

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một loạt các câu hỏi về dấu hiệu của bạn (nó đã kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng, tỉ lệ tái xuất hiện, vv) và làm các xét nghiệm để loại trừ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra trầm cảm. Hãy nói với bác sĩ về các dấu hiệu của bạn và sự ảnh hưởng của nó đối đến bạn, càng chi tiết càng tốt, điều này giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác rằng bạn có bị trầm cảm hay không và tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức nào.

Cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu của bệnh trầm cảm? 1

Việc quan trọng đầu tiên cần làm là tới gặp bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu của bệnh trầm cảm (Ảnh minh họa)

Trầm cảm cần phải được điều trị ngay để cải thiện chất lượng cuộc sống. Bạn cần biết rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối, cũng không phải là một thói quen xấu mà bạn có thể từ bỏ, nó là một căn bệnh cần điều trị chuyên nghiệp. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến các biến chứng sẽ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn như cảm xúc, tinh thần, hành vi và thể chất:

  • Lo âu về xã hội hoặc ám ảnh dẫn đến sự cô lập xã hội
  • Giảm cân quá mức
  • Đau đớn và bệnh tật
  • Lạm dụng dược chất như ma túy, rượu
  • Hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng
  • Dễ bị bệnh tim và thậm chí có thể chết vì nó
  • Tử vong do tự sát

Trầm cảm và rủi ro tự sát. Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ chính gây tử vong. Bởi sự tuyệt vọng sâu sắc làm cho người bệnh có cảm giác tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi cơn đau. Vì thế, nếu bạn có một người thân bị trầm cảm, hãy nói chuyện nghiêm túc hoặc theo dõi các dấu hiệu cảnh báo dưới đây:

  • Nói về việc giết hại hoặc làm hại bản thân
  • Thể hiện cảm giác mạnh mẽ của sự tuyệt vọng hoặc bị mắc kẹt
  • Có một mối bận tâm bất thường về cái chết
  • Gọi điện thoại hoặc thăm mọi người để nói lời tạm biệt
  • Cho đi các tài sản có giá trị hoặc có ý nghĩa với bản thân
  • Nói những câu như “Mọi người sẽ tốt hơn nếu không có tôi”
  • Chuyển đổi đột ngột từ việc cực kỳ chán nản đến hành động bình tĩnh và hạnh phúc

Nếu bạn nghĩ rằng một người bạn hoặc thành viên gia đình đang có ý định tự tử, hãy bày tỏ mối lo ngại của bạn và tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Thỉnh thoảng cảm thấy buồn là điều bình thường của cuộc sống, nhưng những cảm xúc tuyệt vọng không biến mất trong thời gian dài, có thể bạn đã bị trầm cảm. Trầm cảm làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh và việc điều trị trầm cảm không phải là một việc dễ dàng. Thế nhưng dù bạn cảm thấy vô vọng thế nào đi nữa, bạn vẫn có thể trở nên tốt hơn bằng cách hiểu được hội chứng trầm cảm và nhận biết được các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Đọc thêm bài viết về nguyên nhân trầm cảm để tìm hiểu thêm vì sao căn bệnh này lại xảy ra, hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh và nhận thức được bệnh là một việc cần thiết, giúp việc điều trị trở nên có hiệu quả hơn.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?