Trầm cảm là gì? Cách để hiểu hơn một người bị trầm cảm

Trầm cảm (major depressive disorder) là một bệnh lý phổ biến và nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của người bệnh, cách họ suy nghĩ và cách họ hành động. Điều may mắn là căn bệnh nguy hiểm này có thể điều trị được.

Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã và/hoặc mất đi hứng thú với các hoạt động từng được ưa thích trước đây. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và thể chất và làm giảm năng lực vận hành cuộc sống, cả ở nơi làm việc và ở nhà.

Đọc để hiểu hơn về trầm cảm: TẠI ĐÂY

Những ai dễ mắc trầm cảm?

Khoảng 80% dân số sẽ bị trầm cảm một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Trong đó, có một số đối tượng sau có thể dễ gặp phải trầm cảm hơn:

  • Trầm cảm ở phụ nữ: Phụ nữ dễ mắc trầm cảm hơn nam giới, thường gặp nhất là trầm cảm sau sinh.
  • Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: do áp lực học tập thi cử, thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, hoàn cảnh gia đình thay đổi (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, thay đổi nơi ở),…
  • Trầm cảm ở những người làm các công việc có cường độ làm việc và áp lực lớn như: y bác sỹ, ca sĩ, người làm công việc quản lý, công nhân mỏ than…
  • Trầm cảm ở người già: một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc trầm cảm ở người già như bệnh lý mãn tính, cảm giác cô đơn, mất người bạn đời,…
  • Trầm cảm ở bệnh nhân có bệnh kèm theo như: bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh, ung thư, bệnh truyền nhiễm… Bệnh cảnh dễ làm nảy sinh trầm cảm và ngược lại, trầm cảm có thể làm cho bệnh có xu hướng nặng thêm và tăng nguy cơ tử vong. Điều trị trầm cảm thành công cho nhóm bệnh nhân này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như kết quả y tế.

Qua đây có thể thấy trầm cảm có thể xảy đến với bất kỳ ai, tuy nhiên trên thực tế có tới 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như lý do mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kì thị, phổ biến nhất là do triệu chứng bệnh trầm cảm dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Những ai dễ mắc trầm cảm? 1

Nguyên nhân chính gây ra trầm cảm

Hội chứng trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới tính nào. Nó không chừa một ai. Nhưng nguyên nhân trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến một cách rõ ràng, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân trầm cảm và không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nó.

Xem chi tiết

Các triệu chứng trầm cảm có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Cảm thấy buồn hoặc có tâm trạng chán nản
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui đối với các hoạt động từng thích
  • Thay đổi khẩu vị – giảm cân hoặc lên cân không liên quan đến chế độ ăn
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Thiếu năng lượng, tăng thêm mệt mỏi
  • Ngày càng có nhiều các chuyển động cơ thể không chủ ý (ví dụ như siết chặt tay hoặc đi tới đi lui), di chuyển lờ đờ hay tốc độ nói chậm chạp (hành vi có thể quan sát được)
  • Cảm thấy vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi
  • Khó suy nghĩ, tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Nghĩ đến cái chết hoặc tự sát

Lưu ý: Các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần mới có thể chẩn đoán trầm cảm.

Bên cạnh đó, các bệnh lý như bệnh về tuyến giáp, khối u não, hoặc thiếu vitamin có thể gây các dấu hiệu tương tự trầm cảm, vì vậy điều quan trọng là loại trừ các nguyên nhân y khoa nói chung khi chẩn đoán bệnh trầm cảm.

Ước tính trong 15 người thành thì có 1 người có thể bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Và cứ 6 người thì sẽ có 1 người bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Trầm cảm có thể tấn công bất cứ lúc nào, nhưng trung bình, lần đầu tiên xuất hiện trong những năm cuối thiếu niên và giữa tuổi 20. Phụ nữ có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy 1/3 phụ nữ nữ sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm chính trong cuộc đời của họ.

Trầm cảm khác với nỗi buồn hoặc đau khổ/Mất mát người thân

Sự ra đi của người thân, mất việc hoặc kết thúc một mối quan hệ là những trải nghiệm khó khăn mà một người phải chịu đựng. Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy buồn hoặc đau khổ trong tình huống đó. Những người vừa trải qua mất mát thường mô tả tình trạng của mình là “cảm thấy trầm cảm”.

Nhưng buồn không giống như trầm cảm. Quá trình đau khổ này là một điều gì đó rất đỗi tự nhiên, đặc thù với mỗi cá thể và có cùng một số điểm giống đặc điểm của trầm cảm. Cả nỗi đau khổ và trầm cảm đều chứa nỗi buồn sâu sắc khiến cá nhân đó thu mình lại khỏi các hoạt động thường ngày. Những điểm khác nhau quan trọng giúp bạn phân biệt chúng bao gồm:

  • Trong nỗi buồn, sự đau đớn lan tràn như sóng, thường đan xen với những kỷ niệm tích cực của người quá cố. Còn điển hình trong trầm cảm, tâm trạng và/hoặc hứng thú giảm trong hầu hết 2 tuần.
  • Trong nỗi buồn, lòng tự trọng vẫn được duy trì. Trong trầm cảm chính, phổ biến là cảm giác vô dụng và tự ghê tởm.

Đối với một số người, cái chết của người thân có thể dẫn đến trầm cảm. Mất việc hoặc là nạn nhân của xâm hại cơ thể hoặc một thảm họa lớn có thể dẫn đến trầm cảm với một số người. Khi nỗi buồn và trầm cảm cùng tồn tại, nỗi đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn so với đau khổ không kèm theo trầm cảm. Mặc dù có sự chồng chéo giữa nỗi buồn và trầm cảm, chúng khác nhau hoàn toàn. Phân biệt được 2 điều này có thể giúp đối tượng nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ hoặc điều trị mà họ cần.

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy đến bất cứ ai – ngay cả một người dường như đang có một cuộc sống lý tưởng.

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm 1

Một vài yếu tố có thể tham gia hình thành bệnh lý này:

  • Sinh hóa: Sự khác biệt một số hóa chất trong não có thể góp phần vào các triệu chứng trầm cảm.
  • Di truyền: Trầm cảm có thể truyền trong gia đình. Ví dụ, nếu một người trong cặp sinh đổi cùng trứng bị trầm cảm, khả năng người kia bị trầm cảm tại một thời điểm nào đó trong đời là 70%.
  • Tính cách: Những người có lòng tự trọng thấp, dễ bị áp đảo bởi sự căng thẳng, hoặc những người thường bi quan có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn.
  • Các yếu tố môi trường: Tiếp xúc liên tục với bạo lực, bị bỏ mặc, lạm dục hoặc nghèo đói có thể khiến một số người dễ bị tổn thương dẫn đến trầm cảm hơn.

Điều trị trầm cảm như thế nào?

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần hoàn toàn có thể điều trị được. khoảng 80 – 90% người mắc bệnh trầm cảm cho phản ứng tốt với điều trị. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy triệu chứng của mình thuyên giảm đi.

Trước khi chẩn đoán hoặc điều trị, một nhân viên y tế nên tiến hành đánh giá chẩn đoán kỹ lưỡng, bao gồm một cuộc gặp gỡ trao đổi và kiểm tra sức khỏe nếu được. Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đảm bảo trầm cảm không phải do một bệnh nào đó như bệnh tuyến giáp gây ra. Viêc đánh giá dùng để xác định triệu chứng cụ thể, tiền sử bệnh và gia đình, yếu tố văn hóa và yếu tố môi trường để chẩn đoán và lên kế hoạch cho quá trình hành động.

Thuốc điều trị trầm cảm

Thuốc: Các chất hóa học trong não có thể góp phần vào sự trầm cảm của một cá nhân và ảnh hưởng lên quá trình điều trị. Vì lý do này, thuốc chống trầm cảm có thể được kê toa để giúp điều chỉnh các chất hóa học não của một người. Các loại thuốc này không phải là thuốc giảm đau, thuốc kích thích hoặc thuốc an thần. Chúng không phải là “kiến tạo” hành vi. Nói chung thuốc chống trầm cảm không có tác dụng kích thích trên những người không bị trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tình trạng trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 2 sử dụng. Tác dụng đầy đủ có thể phải 2-3 tháng sau mới thấy được. Nếu một bệnh nhân cảm thấy ít hoặc không có tiến triển nào sau vài tuần, bác sĩ tâm thần của người đó có thể thay đổi liều lượng thuốc hoặc thêm thuốc chống trầm cảm khác vào. Trong một số trường hợp, các loại thuốc hướng thần có thể hữu ích. Một điều quan trọng là bệnh nhân cần cho bác sĩ biết thuốc có tác dụng hay bản thân có chịu tác dụng phụ không.

Các bác sĩ tâm thần thường khuyến nghị người bệnh tiếp tục dùng thuốc trong sáu tháng hoặc hơn sau khi các triệu chứng dã giảm. Điều trị lâu dài có thể được đề xuất để giảm thiểu nguy cơ cho nhóm người có nguy cơ cao.

Tâm lý trị liệu – Liệu pháp trò chuyện chữa trầm cảm

Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu hoặc “liệu ​​pháp trò chuyện” đôi khi được áp dụng như một hình thức chữa trị độc lập để điều trị trầm cảm nhẹ; đối với trầm cảm vừa phải đến nặng, tâm lý trị liệu thường được kết hợp cùng với thuốc chống trầm cảm. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) đã được ghi nhận là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. CBT là một hình thức trị liệu tập trung vào hiện tại và giải quyết vấn đề. CBT giúp một người nhận ra suy nghĩ méo mó và sau đó thay đổi hành vi và suy nghĩ.

Tâm lý trị liệu có thể áp dụng cho cá nhân riêng lẻ, nhưng người khác có thể tham gia cùng. Ví dụ, liệu pháp gia đình hoặc cặp đôi có thể giúp giải quyết các vấn đề từ các mối quan hệ gần gũi này. Liệu pháp tư vấn nhóm liên quan đến những người có bệnh giống nhau.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm, việc điều trị có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn nữa. Trong nhiều trường hợp, chuyển biến tích cực có thể thấy ngay trong 10 -15 phiên trao đổi.

Liệu pháp choáng điện (ECT) áp dụng cho trầm cảm nặng

Liệu pháp choáng điện (ECT) là một dạng điều trị y khoa phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm nặng hoặc rối loạn lưỡng cực, những người đã không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Nó liên quan đến sự kích thích điện ngắn của não trong khi bệnh nhân đang bị gây mê. Một bệnh nhân thường nhận ECT 2-3 lần một tuần với tổng số sáu đến 12 lần điều trị. ECT đã được sử dụng từ những năm 1940, và nhiều năm nghiên cứu đã dẫn đến những cải tiến lớn. Nó thường được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia y tế được đào tạo bao gồm một bác sĩ tâm thần, một chuyên viên gây mê và một y tá hoặc phụ tá bác sĩ.

Tự lực và khả năng ứng phó

Có một số điều mọi người có thể làm để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với nhiều người, tập thể dục thường xuyên giúp tạo cảm giác tích cực và cải thiện tâm trạng. Ngủ đủ chất lượng một cách thường xuyên, ăn uống lành mạnh và tránh uống rượu (thuốc giảm đau) cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm. Đối với nhiều người, tập thể dục thường xuyên giúp tạo cảm xúc tích cực và cải thiện tâm trạng.  Ngủ đủ giấc hằng ngày, có chế độ ăn lành mạnh và tránh uống rượu (một dạng chất gây trầm cảm) có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh thực sự và giúp đỡ có sẵn. Với chẩn đoán và điều trị thích hợp, đại đa số những người bị trầm cảm sẽ vượt qua nó. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng trầm cảm, bước đầu tiên là gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tâm thần của bạn. Nói về mối quan tâm của bạn và yêu cầu đánh giá kỹ lưỡng. Đây là một khởi đầu để giải quyết các nhu cầu sức khỏe tâm thần.

Trầm cảm là một bệnh lý thực sự và mọi người đều sẽ được hỗ trợ. Bằng chẩn đoán và điều trị thích hợp, hầu hết những người trầm cảm có thể vượt qua nó. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng trầm cảm, việc cần làm đầu tiên là đến trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tâm thần. Trò chuyện về mối bận tâm của bạn và yêu cầu được đánh giá kỹ lưỡng. Đây là một bước đầu tiên để giải quyết những nhu cầu liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Giải pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm là biện pháp được chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Ashami, Ashami là sản phẩm được chiết xuất từ thảo được được đánh giá cao về tác dụng cũng như độ an toàn được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi tốt.

5. Khắc phục rối loạn lo âu bằng thảo dược 1

Ashami được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được sản xuất trong quy trình công nghệ cao và được Bộ y tế cấp phép lưu hành được chứng minh là an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Thành phần của viên nén của Ashami gồm có:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)
  • Chiết xuất Bạch Quả

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.psychiatry.org/patients-families/depression/what-is-depression

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?