Cảnh báo: Bệnh Trầm cảm nhẹ – Xin bạn đừng phớt lờ

Áp lực cuộc sống gia tăng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thầm của người dân. Trầm cảm nhẹ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Một điều đáng buồn hơn nữa, 2/3 bệnh nhân trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị. Xin đừng chủ quan với hội chứng trầm cảm – hội chứng mà ngày càng khiến nhiều người chết vì nó, bởi phát hiện sớm trầm cảm nhẹ có thể chữa mà không cần dùng thuốc. Bạn sẽ nhận diện được bệnh trầm cảm nhẹ dựa vào các dấu hiệu dưới đây.

Cảnh báo: Bệnh Trầm cảm nhẹ - Xin bạn đừng phớt lờ 1

Dấu hiệu trầm cảm nhẹ là gì?

Người bị bệnh trầm cảm nhẹ thường có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Tâm trạng buồn bã, dễ bị kích động hoặc biểu lộ các cảm xúc khóc, tủi thân, bị tổn thương…
  • Không có động lực, luôn ở trong trạng thái bị mệt mỏi, kiệt sức
  • Bị rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi về cân nặng hoặc sự thèm ăn
  • Chuyển động chậm chạp và giao tiếp kém
  • Luôn có cảm giác tuyệt vọng, bị tội lỗi, thất vọng về bản thân
  • Gặp khó khăn trong vấn đề tập trung và đưa ra quyết định
  • Không tìm được sự vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống
  • Hay có những suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự sát

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ thường rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện của hiện tượng: rối loạn cảm xúc, mất ngủ hoặc tính cách đặc thù của một nhóm người thích sống nội tâm, che giấu cảm xúc. Chính vì vậy, ngoài những dấu hiệu nhận biết nêu trên, nếu như bạn cảm thấy trong cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn đang sống bị gồng mình hoặc bạn đang cảm thấy bế tắc… thì đây rất có thể là những biểu hiện bắt đầu của bệnh trầm cảm nhẹ. Ngay lúc này, bạn hãy tìm những người chuyên gia tư vấn tâm lý để nhận sự trợ giúp từ họ.

Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ

Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ 1

Bệnh trầm cảm nhẹ là một trong những bệnh lý khá phổ biến và thường gặp trong xã hội hiện nay. Tương tự giống như các bệnh rối loạn cảm xúc khác, nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn trầm cảm nhẹ có thể là do tính di truyền, sự mất cân bằng sinh hóa, do căng thẳng trong cuộc sống hoặc cũng có thể là do hoàn cảnh môi trường sống.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, thì việc người bệnh có thói quen sử dụng các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy …. những chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh dễ bị đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể bị mệt mỏi, dễ gây nghiện và mất kiểm soát bản thân.

Triệu chứng bệnh trầm cảm nhẹ

Dưới đây là Đặc trưng rối lọạn trầm cảm nhẹ phân loại theo DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) và ICD-10 (International Classification of Diseases).

  • ICD là hệ thống phân loại các bệnh tật quốc tế, nhằm hỗ trợ ngành y tế thu thập các số liệu về bệnh tật và tử vong một cách thống nhất, phục vụ các yêu cầu thống kê, phân tích dịch tễ, nghiên cứu khoa học và đề ra các chiến lược nhằm khống chế sự phá triển của dịch bệnh, vì lợi ích của mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, và toàn thế giới. ICD do Tổ chức y tế Thế giới WHO (tiếng Anh: World Health Organization) triển khai xây dựng.
  • DSM là một hệ thống hóa về các bệnh tâm thần, được sử dụng trên toàn thế giới như một hướng dẫn quan trọng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (tiếng Anh: American Psychiatric Association, tên viết tắt: APA) ban hành.

CẨM NANG CHẨN ĐOÁN VÀ THỐNG KÊ VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN (DSM-5)

Triệu chứng trầm cảm chính:

  • Ít nhất 2 tuần mất tâm trạng hoặc trầm uất*
  • Mất hứng

Triệu chứng trầm cảm khác:

  • Cảm giác thèm ăn thay đổi đáng kể
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Chậm hoặc kích động tâm thần vẫn động
  • Mức năng lượng giảm
  • Có cảm giác tội lỗi và vô dụng
  • Giảm tập trung/ ra quyết định
  • Có ý tưởng hoặc hành vi tự hại hoặc tự sát

Theo DSM-5, rối loạn trầm cảm chính, một giai đoạn trầm cảm được coi là trầm cảm nhẹ nếu có trên 5 triệu chứng trong đó có ít nhất một triệu chứng chính. Mức độ bất lực nhẹ hoặc có năng lực hoạt động bình thường nhưng với nỗ lực đáng kể và bất thường.

 

PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT (ICD-10)

Triệu chứng trầm cảm điển hình:

  • Ít nhất 2 tuần mất hứng
  • Mất tâm trạng
  • Giảm năng lượng

Các triệu chứng trầm cảm khác:

  • Giảm tập trung
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Giảm cảm giác tự tin
  • Cảm giác tội lỗi và vô dụng
  • Chậm hoặc kích động tâm thần vận động
  • Mất ham muốn tình dục

Theo ICD-10 người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm nhẹ nếu có ít nhất 4 triệu chứng trong đó có 2 triệu chứng điển hình nhất và gặp một số khó khăn trong việc tiếp tục các hoạt động bình thường.

???

Bệnh trầm cảm nhẹ sẽ có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu người bệnh phớt lờ các dấu hiệu thì có những trường hợp chỉ một thời gian ngắn thôi cũng có thể phát triển đến giai đoạn nặng hơn, lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, người bệnh phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tự sát.

Những hậu quả của trầm cảm nhẹ có thể xảy ra

Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh trầm cảm nhẹ sẽ không gây ra nhiều nguy hại nếu như người bệnh có khả năng kiểm soát tốt và được phát hiện hỗ trợ tư vấn điều trị sớm. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta chủ quan và coi nhẹ chứng bệnh trầm cảm này được. Chỉ cần người bệnh một chút lơ là, thiếu kiểm soát các hành vi và cảm xúc của bản thân sẽ dẫn đến mức độ trầm cảm bị nặng hơn. Lúc này người bệnh sẽ rất khó điều trị và gây ra những ảnh hưởng về mặt tinh thần, rối loạn cảm xúc, cơ thể suy nhược, mất tập trung trong công việc, gặp các rắc rối trong mối quan hệ cũng như giao tiếp với mọi người.

Điều trị trầm cảm nhẹ như thế nào?

Điều trị trầm cảm nhẹ như thế nào? 1

Khi thấy mình có các triệu chứng trầm cảm nhẹ, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ giúp họ xác định chính xác mức độ trầm cảm và đề xuất những hướng điều trị thích hợp.

Đối với trầm cảm nhẹ, đa phần các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị tâm lý kết hợp sử dụng thuốc cho người bệnh. Loại thuốc hỗ trợ điều trị cụ thể khi kê đơn phụ thuộc vào thể trạng cũng như mức độ bệnh. Trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng người bệnh và có những điều chỉnh phù hợp.

Người bị trầm cảm nên tự giúp đỡ mình bằng cách nào?

  • Điều trị trầm cảm không phải chỉ bằng thuốc. Bạn có thể thay đổi lối sống, học những thứ mới mẻ. Ví dụ bạn có thể chơi một môn thể thao nào đấy, cố thay đổi không nghĩ dến những điều tiêu cực nữa. Tập thể thao thường xuyên sẽ làm tăng chất BDNF, giúp những tế bào thần kinh sống lâu hơn. Nếu bạn chưa đi làm có thể học thêm võ, yoga, tiếng anh, bất cứ thứ gì đấy mà bạn cảm thấy hứng thú hoặc đã từng muốn học.
  • Âm nhạc có thể là người bạn tâm sự của bạn. Mua một cây đàn về, tập hát đúng theo nhịp, mặc dù ta hát không hay, hãy để ý nhịp điệu thôi, nhịp điệu sẽ như làn nước mát làm dịu tâm hồn bạn. Trước chúng tôi có một người bạn đã chia sẻ về biện pháp này, bạn ấy học chơi piano, mỗi lần buồn bạn ất đều lấy đàn piano ra chỉnh style, chỉnh tempo, chỉnh tông rồi sau đó hát theo, sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
  • Nói chuyện với một ai đó, dành nhiều thời gian sinh hoạt với gia đình. Nếu bạn có chồng/vợ, hay dành nhiều thời giờ đối thoại với bạn đời hay người yêu của mình để người đó hiểu những gì bạn thực sự nghĩ.
  • Xây dựng một chế độ ăn ngủ điều độ. Đừng để công việc, học tập choán hết thời gian và khiến bạn bị stress. Dành cho bản thân thời gian và không gian riêng, để bạn có thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
  • Không nên lạm dụng cà phê hay rượu chè, chất kích thích… Chúng không tốt cho hệ thần kinh, khiến trầm cảm nhẹ có thể phát triển thành trầm cảm nặng.

Đọc thêm các bài viết về chuyên đề trầm cảm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?