Những bệnh tâm lý dễ mắc trong dịch covid-19

Hai năm gần đây, Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, kinh tế và tinh thần của con người. Con người đối mặt với rất nhiều căng thẳng, lo lắng về kinh tế, sức khỏe nên các bệnh về tâm lý tăng cao. Có những người rơi vào các bệnh tâm lý mà không hề biết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số bệnh tâm lý có thể đối mặt trong đợt bùng dịch này.

Những bệnh tâm lý dễ mắc trong dịch covid-19 1

Vì sao Covid-19 ảnh hưởng đến tâm thần?

Theo GS. TS. BS. Cao Tiến Đức – Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103: COVID-19 được coi là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người khiến ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn.

Theo các bác sĩ làm việc lại khu cách ly, những người bị cách ly, người chăm sóc tại khu cách ly, người dân trong khu bị phong tỏa…thường phản ứng tâm lý rất mạnh. Nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ, phụ nữ là những người dễ bị tác động tâm lý, chính vì vậy, họ dễ mắc các bệnh về tâm thần.

Covid-19 khiến tỷ lệ các bệnh tâm thần gia tăng?

Có nhiều yếu tố tác động khiến người bệnh tâm thần gia tăng và có chiều hướng trầm trọng hơn trong dịch Covid-19:

COVID-19 gây tổn thương não:

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, có khoảng 30% người bệnh mắc Covid-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Một số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ sa sút, khi bệnh trở lên nặng gây ra khá nhiều bất lợi. Một số tác động trực tiếp của Covid-19 gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác trong đó có não bộ cũng bị tổn thương.

COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng:

Đại dịch Covid-19 diễn biến nguy hiểm gây ra hoang mang sợ hãi cho cộng đồng. Bởi Virus này chưa có thuốc chữa, diễn biến phức tạp, có nguy cơ tử vong cao khi mắc nhất là những người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Trẻ em đi cách ly, không được gần người thân, gia đình có người bị mắc bệnh, mọi người kì thị xa lánh, gia đình có người thân bị mất vì dịch…đây là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề và tổn thương về mặt tâm lý.

COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng: 1

Ảnh hưởng kinh tế xã hội:

Dịch bệnh Covid-19  gây ra tình trạng giãn cách xã hội khiến các ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Cửa hàng buôn bán, kinh doanh, doanh nghiệp đóng cửa, ngừng sản xuất do công nhân nhiễm bệnh. Nông dân sản xuất ra hàng hóa không được thu hoạch, buôn bán được gây tổn thất về kinh tế. Vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn đóng cửa gây tăng tỉ lệ thất nghiệp, đói kém xảy ra khiến tâm lý của những người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giao tiếp hạn chế:

Chỉ thị nhà nước giãn cách xã hội, phong tỏa vùng có người mắc khiến mọi người không được giao tiếp, không sẻ chia, gặp gỡ, bức xúc vì không được giải tỏa stress, căng thẳng u uất kéo dài là nguyên nhân dẫn tới stress, lo âu, mất ngủ, trầm cảm gia tăng.

Những bệnh tâm lý trong dịch Covid-19

Stress

Stress, căng thẳng thần kinh là cảm xúc thường gặp trong cuộc sống. Cảm xúc này được sinh ra từ phản ứng sinh lý với những tình huống đời thường. Nó có tác dụng giúp ta làm quen với môi trường mới dù là điều kiện tiêu cực hay tích cực. Đôi khi quá nhiều áp lực cũng có thể dẫn đến một số bệnh tâm lý đáng lo ngại như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Bệnh rối loạn lo âu

Những bệnh tâm lý trong dịch Covid-19 1

Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý, đặc biệt là khi chưa rõ về mối lo lắng đang đến. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Mức độ lo lắng của từng người khác nhau, tuy nhiên, khi ở mức độ cao nó có thể gây ra suy nghĩ tiêu cực đến cho con người.

Bệnh tâm lý căng thẳng và lo âu 

Tâm lý căng thẳng và lo âu được coi là dấu hiệu trầm cảm ở một số người. Nhất là khi người ấy thường xuyên trả qua những cảm xúc này ở cường độ mạnh. Khi đó, dần dần họ sẽ tách biệt với mọi người, thu hẹp trong suy nghĩ của chính mình.

Trầm cảm

Dịch Covid-19 bệnh bùng phát, cửa hàng lúc đóng lúc mở, làm ăn thua lỗ, nợ nần dễ khiến người lao động rơi vào trầm cảm nặng lúc nào không hay. Người lao động lo lắng kéo dài, buồn bã, bỏ ăn, mất ngủ… và có thể có những suy nghĩ tiêu cực như tự tử.

Ngoài ra, không chỉ lo công việc, lo con cái học hành, nghỉ dịch việc cũng khiến chị em rất dễ lo lắng, nghĩ ngợi nên dễ bị khủng hoảng tâm lý và khó cân bằng lại được.

Xem đầy đủ hơn thông tin:Trầm cảm là gì?

Lời khuyên của chuyên gia

Đại dịch COVID-19 là một sang chấn vừa gây tổn thương cơ thể vừa gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần rất lớn. Chính vì thế, chúng ta cần chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần người thân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.

Đại dịch gây ra những tổn thất về tinh thần, sức khỏe, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lo lắng, hãy giữ vững tâm lý, tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để tự bảo vệ cho mình và cho cộng đồng.

Chọn lọc thông tin tiếp nhận

Bạn nên chú ý tiếp nhận những nguồn thông tin về Covid-19 từ những nguồn tin chính thống, không xem những tin giật tít từ báo báo lá cải gây hoang mang dư luận.

Chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân 1

Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân từ bên ngoài lẫn cảm xúc, tâm trạng của bạn. Hãy vận động cơ thể bằng những môn thể thao có thể tập tại nhà như đi bộ, chạy bộ, yoga, nhảy dây….

Sắp xếp thời gian biểu

Nên sắp xếp thời gian biểu 1 ngày, ngoài công việc cần làm, bạn có thể hoạt động giải trí ngoài giờ, chăm sóc cây cối, xem bộ phim hay, tránh tình trạng ngồi một chỗ, không vận động và có những suy nghĩ tiêu cực.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật.

Chia sẻ với người thân

Khi bạn thấy mình có nhiều lo lắng, suy nghĩ quá mức, mất ngủ thường xuyên thì hãy tìm đến những những người mà chúng ta có thể chia sẻ được như người trong gia đình hay bạn bè, người thân. Bạn nên chia sẻ những căng thẳng đó đi, nhận được những lời khuyên, những sẻ chia, đồng cảm.

Nếu thấy tâm trạng có vấn đề, có những suy nghĩ tiêu cực, bạn nên đến điều trị ở các cơ sở điều trị về sức khỏe tâm thần. Khi đó có những tư vấn chuyên sâu thì giúp cho chúng ta chăm sóc đời sống tinh thần tốt lên, những lo lắng căng thẳng sẽ bớt đi nhanh hơn đó là những điều các bạn nên làm.

Theo các chuyên gia y tế, trên thế giới chưa có bằng chứng khoa học để nói Covid-19 gây ra bệnh lý tâm thần nhưng đây là một trong những yếu tố gây áp lực tâm lý nặng nề cho nhiều thành phần trong xã hội. Trong đó, nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất là bệnh nhân Covid-19. Một nghiên cứu trên hơn 230.000 người từng mắc Covid-19 nhận thấy 1/3 số người sau khi bình phục đã mắc chứng rối loạn tâm thần trong 6 tháng.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?