Trầm cảm – nốt lặng trong xã hội của đất nước Nhật Bản 

Cho đến những năm 1990, trầm cảm vẫn không được xem là một căn bệnh được công nhận tại Nhật Bản. Mặc dù có một sự thật đó là căn bệnh trầm cảm đang từng bước, từng bước cướp đi mạng sống của không ít người tại Đất nước Mặt trời mọc. Trung bình mỗi ngày, có khoảng 60 người tự kết liễu cuộc sống và con số trung bình là khoảng 21.000 ca tự tử chỉ trong một năm. Đây thực sự là một vấn đề đáng quan ngại tại Nhật. 

>> Tham khảo: Cảnh báo: Trầm cảm nhẹ – xin đừng phất lờ

Trầm cảm - nốt lặng trong xã hội của đất nước Nhật Bản  1

Áp lực công việc đang đè nặng lên đôi vai của mọi người 

Áp lực công việc đang đè nặng lên vai những người dân Nhật

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một người Nhật 25 tuổi và bạn dành 9 giờ sáng đến 10 giờ tối tại nơi làm việc mỗi ngày. Đây được xem là một điều hiển nhiên trong nhịp sống thường ngày của giới trẻ. Đôi khi điều đó cũng được xem là điều tốt vì ít nhất  bạn không cần tăng ca và dành phần còn lại mỗi tối để cắm đầu vào công việc. Bạn ăn mì cho bữa trưa và bữa tối. Bạn không có bạn bè, sống với bố mẹ và tất nhiên bạn cũng không thể tận hưởng công việc của mình một cách thoải mái nhất.

Nhận được một sự thăng tiến trong công việc là điều không thể trong năm năm nữa bởi vì hệ thống việc làm hiện giờ hoàn toàn dựa trên thâm niên. Bạn làm tốt không có nghĩa là tiền lương cũng sẽ tăng. Mà có thể nó cũng chỉ đứng yên một chỗ mặc cho bạn có làm tốt bao nhiêu đi nữa.

Bạn dành hai giờ mỗi ngày để đi lại và đi làm. Thời gian đi lại và tỷ lệ trầm cảm của bạn có mối tương quan trực tiếp, nhưng bạn không biết điều đó. Bạn di chuyển trên những chuyến tàu thật ảm đạm. Cổ bạn đau vì liên tục nhìn xuống điện thoại để chơi game, hoặc có thể nó bị căng thẳng do công việc. Tất cả chỉ là một vòng xoay của những chuỗi ngày lặp đi lặp lại và không có lối thoát. Và đó cũng chính là sự bắt đầu của trầm cảm. 

Ảnh hưởng của khung văn hóa Nhật Bản

Vấn đề rất phức tạp. Tự tử vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ ở độ tuổi 15 tuổi 34 tại Nhật Bản. Vậy nên, đôi khi xem xét phụ nữ Nhật Bản thuộc những nhóm những người sống lâu nhất trên thế giới là một điều hết sức điên rồ.

Ảnh hưởng của khung văn hóa Nhật Bản 1

Mọi người thường tìm đến các quán rượu để giải tỏa căng thẳng 

Ở Tokyo có một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn và hoạt động sôi nổi ở mọi ngả đường. Nhiều người sẽ tìm thấy sự an ủi trong các quán rượu hoặc sẽ kết bạn và có nhiều khả năng nhận được sự giúp đỡ khi căn bệnh trầm cảm đang xâm chiếm họ. Nhưng nếu bạn đi về phía bắc tới các thành phố bên bờ biển, nơi khá lạnh lẽo, tối tăm và ảm đạm, không có các ngành công nghiệp lớn và ít bệnh viện, đó sẽ là một bức tranh hoàn toàn khác.

Bạn có thể thấy, ở một vài quốc gia như Mỹ, mọi người có thể thoải mái nói về vấn đề của họ và sẽ có ai đó lắng nghe. Thường thì chỉ cần lấy thứ gì đó đang đang nghẹn lại ra khỏi ngực là có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên điều đó là không thể trong văn hoá Nhật. Luôn luôn có một sự kỳ thị rất mạnh mẽ khi nói về những vấn đề như trầm cảm. Sự kỳ thị xã hội đóng một phần rất, rất mạnh trong mọi phần của cuộc sống Nhật Bản. 

Tỷ lệ ly hôn ở Nhật Bản thấp. Nhưng những người đàn ông đã ly hôn có khả năng tự tử cao gấp đôi. Sự xấu hổ là phổ biến trong văn hóa Nhật Bản. Khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra với một công ty, đôi khi CEO hoặc thành viên hội đồng quản trị từ chức lại dẫn đến việc họ tự tử. Một người quản lý phụ trách tại Japan Airlines (JAL) đã tự sát sau vụ tai nạn của chuyến bay JAL khiến hơn 500 người thiệt mạng. Anh ấy tự tử chỉ vì không thể đối phó với sự xấu hổ.

Ảnh hưởng của khung văn hóa Nhật Bản 2

Trầm cảm từng là một vấn không nhận được nhiều sự quan tâm ở Nhật 

Các vấn đề trầm cảm bị lờ đi

Trầm cảm phổ biến ở Nhật Bản nhưng phần lớn bị bỏ quên. Một trong những lý do cho sự bỏ bê này là cảm giác xấu hổ liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhiều người bị trầm cảm nghĩ rằng có điều gì đó sai trái với họ, hơn là nghĩ rằng họ đang gặp phải vấn đề về sức khoẻ và có thể được điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, mọi người dùng đến gaman, đó chính là ý chí chịu đựng của bản thân. 

Trầm cảm cũng là một nguyên nhân chính cho tự tử đang diễn ra hàng ngày. Theo WHO, gần 90 phần trăm những người cố tự tử đều là nạn nhân của trầm cảm. Có khoảng 800.000 vụ tự tử trên toàn cầu mỗi năm. Tại Nhật Bản, mặc dù tổng số vụ tự tử đã giảm trong những năm gần đây, nhưng số vụ tự tử cao ở trẻ em là một nguyên nhân gây lo ngại. 

Trầm cảm chưa bao giờ là vấn đề mà chúng ta nên xem nhẹ. Không chỉ bào mòn tâm trí mà trầm cảm còn khiến con người đánh mất cuộc sống quý giá. Nhất là tại Nhật Bản, nơi các vụ tự tử liên quan đến trầm cảm vẫn diễn ra hàng ngày. 

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?