6 cách bạn có thể làm để giúp người bạn mắc trầm cảm của mình

Nếu bạn muốn ở bên cạnh người bạn trầm cảm của mình và giúp đỡ họ vượt qua khó khăn thì bạn quả thực là một người tuyệt vời. Nhưng muốn không là chưa đủ, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể giúp đỡ họ tốt nhất có thể. Dưới đây là 6 cách bạn có thể làm để giúp đỡ người bạn mắc bệnh trầm cảm của mình.

Hiểu hơn về bệnh trầm cảm: Thông tin tổng quan về bệnh trầm cảm

6 cách bạn có thể làm để giúp người bạn mắc trầm cảm của mình 1

1. Tìm hiểu kỹ về căn bệnh này

Nếu bạn lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh này, cần phải có những thông tin chắc chắn và đúng nhất về nó. Bạn có thể tham khảo trên website vungtri.com để biết thêm những thông tin chính xác và luôn được cập nhập đầy đủ nhất về căn bệnh này và các căn bệnh tâm thần khác. Bước đầu tiên thực sự tuyệt vời trong việc giúp bạn của bạn là tìm hiểu thêm về trầm cảm – điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì họ đang trải qua.

2. Luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu

Nếu bạn của bạn cảm thấy muốn nói chuyện về vấn đề của mình, hãy hỏi họ xem họ cảm thấy như thế nào. Hãy thử hỏi những câu hỏi như: “Mình có thể làm gì để giúp bạn?” hay “Bạn cảm thấy như thế nào vào lúc này?”. Nếu bạn muốn nói về một vấn đề nhạy cảm hơn, hãy chọn thời gian và địa điểm mà bạn chắc chắn rằng cả 2 đều thấy thoải mái. Tránh tuyệt đối việc hỏi không đúng chủ đề khiến họ trở nên buồn hơn.

3. Luôn luôn coi trọng cảm xúc của họ

Bạn cần phải hiểu rằng đây là một căn bệnh cần được điều trị dài hạn và cần có nhiều sự giúp đỡ từ người khác, chứ không chỉ là một loại cảm xúc buồn bã mà chỉ cần vài câu động viên an ủi hay nói: “Quên nó đi và vui vẻ lên” rồi để mặc họ là được. Thay vào đó, bạn nên nói: “Điều đó quả thực khó khăn với cậu lắm nhỉ?” hoặc “Mình luôn ở đây khi cậu cần người nói chuyện”. Họ sẽ cảm nhận được tình cảm của bạn đấy.

4. Đưa ra các lời khuyên về phương pháp điều trị

Tìm kiếm các phương pháp điều trị, các chuyên gia tư vấn để giúp bạn của bạn một cách nhanh chóng hơn.

5. Biết tới các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp

Trong trường hợp bệnh tình của bạn trở nặng hay bạn cảm thấy mọi việc trở nên quá nghiêm trọng thì bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay lập tức. Chắc chắn rằng bạn luôn có số điện thoại và có khả năng đưa họ tới bệnh viện gần nhất có thể.

6. Luôn phải nhớ chăm sóc chính bản thân mình

Giúp đỡ các bệnh nhân mắc trầm cảm thực sự có thể gây ra các rối loạn không cần thiết, những lo lắng, bực bội, stress, sự bất lực,… tất cả những cảm giác đó có thể khởi nguồn cho căn bệnh trầm cảm của chính bạn! Hãy luôn nhớ quan tâm tới chính mình bằng các cách như sau:

  • Để ý tới tâm trạng của mình: lo lắng cho bạn là một việc tốt, nhưng bạn của bạn sẽ không thể vui vẻ nếu như biết bạn để sự lo lắng đó lấn áp mình khiến bạn gặp thêm các vấn đề về sức khỏe.
  • Đừng từ bỏ những điều bạn thích: Luôn đảm bảo bạn có thời gian tham gia các hoạt động xã hội và làm những điều mình yêu thích.
  • Dành thời gian để thư giãn: thư giãn luôn là cách tốt để bạn cân bằng lại cảm xúc của mình.

Xem tham khảo:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?