8 cách để kiềm chế sự giận dữ

Giận dữ không hẳn là một cảm xúc tiêu cực. Thực tế, nó là cảm xúc cho thấy bạn đang muốn bảo vệ chính bản thân và muốn đứng về phía điều gì đó mà bạn thực sự tin tưởng. Hoàn toàn không có gì sai khi cảm thấy tức giận. Điều quan trọng là làm thế nào bạ có thể kiềm chế cơn nóng giận của chính bản thân. Nếu bạn đang muốn học cách kiềm chế sự giận dữ của mình, dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng.

8 cách để kiềm chế sự giận dữ 1

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn giận bùng nổ

Nếu bạn đang thực sự ở trong một tâm trạng tồi tệ có thể bùng nổ vào mặt người khác bất cứ lúc nào, khoa học đã chứng minh được cơ thể sẽ có một vài trong số các dấu hiệu dưới đây:

  • tim đập mạnh
  • nghiến răng
  • đổ mồ hôi
  • lo lắng hơn mức cần thiết
  • khó chịu
  • ngực co lại
  • giọng nói “lên một quãng tám”
  • “bỏ quên” tính hài hước bình thường của bản thân, coi mọi thứ thật sự “nghiêm túc” và “nghiêm trọng”
  • có ý thức tranh cãi ngày càng tăng

Tìm hiểu lý do của sự tức giận

Có rất nhiều lý do để một người trở nên giận dữ với một sự việc nào đó. Đó là một phản ứng bình thường hoặc dễ hiểu trong một số tình huống, chẳng hạn như khi bạn hoặc người khác đang được đối xử không công bằng. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn lý do tại sao bạn lại để cảm xúc của mình bùng nổ và trút lên đầu một ai đó khác, lúc này bạn nên tìm hiểu lý do tại sao mình lại ở trong tâm trạng này. Suy nghĩ lại những điều đã xảy ra ngày hôm đó và cố gắng xác định nguồn cơn đã gây nên tâm trạng xấu.

Một số lý do khác khiến bạn cảm thấy tức giận bao gồm:

  • bạn chịu nhiều áp lực
  • bạn đang trải qua những thay đổi về cơ thể hoặc nội tiết tố gây ra thay đổi tâm trạng
  • bạn thất vọng với cuộc sống của mình.

Cố gắng tìm hiểu lý do của sự giận dữ sẽ khiến bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp giải quyết tâm trạng của mình.

Viết những gì bạn đang nghĩ trong đầu xuống

Đôi khi, viết xuống có thể giúp bạn tìm ra lý do tại sao bạn cảm thấy tức giận và cách bạn có thể giải quyết được vấn đề. Nó cũng sẽ giúp bạn nhìn được tổng quan những điều khiến bạn tức giận.

Thử đếm đến 100

Nghe có vẻ khá hài hước, nhưng việc bạn đếm đến 100 thực sự hiệu quả. Suy nghĩ về một thứ gì đó đơn giản nhưng giúp bạn tạm thời không nghĩ tới những điều tồi tệ bạn đang gặp sẽ giúp hạ thấp cơn tức giận của bạn một cách đáng kể. Nó trao cho bạn cơ hội để suy nghĩ kỹ về hành động và cảm xúc của mình để tránh làm những điều sẽ khiến bạn hối hận sau này.

Nhấn nút “tạm dừng”

Khi bạn thực sự tức giận với thứ gì đó, quả thực rất khó để bạn ngăn bản thân khỏi việc trút nó ra ngoài. Bên cạnh đó, việc giữ những cảm xúc tiêu cực cho bản thân lại vô hình chung có thể dẫn tới những bực bội không đáng có trong bạn sau này.

Do đó, khi bạn đang ở giữa một cuộc cãi vã không có hồi kết, việc tốt nhất bạn nên làm là tạm dừng nó lại. Chỉ là tạm dừng, chứ không phải bỏ mặc nó rồi tâm trạng của bạn sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn và không giải quyết được. Chỉ cần chọn một thời điểm khác, khi tâm trạng của bạn và người còn lại đã tốt hơn, hay ít nhất là tất cả mọi người, bao gồm cả bạn, đã bình tĩnh hơn.

Tập thể dục

Thực tế, rất nhiều người tập thể dục như là một cách để giải tỏa stress và suy nghĩ của bản thân. Và họ đều thành công trong việc giữ bản thân bình tĩnh hơn. Tùy theo mức độ cơn tức giận, bạn có thể chọn môn thể dục nhẹ nhàng (như chạy bộ, bơi,…) đến những môn thể thao mang tính đối kháng (như boxing) để giải tỏa tâm trạng của mình. Tin chúng tôi đi, đây là một cách rất hiệu quả đấy. Tập thể dục còn giúp bạn khỏe mạnh và thân hình đẹp hơn nữa, vì vậy tại sao không tập thể dục để ngăn cơn giận của mình bùng nổ nhỉ?

Nói chuyện với một người khác

Nói chuyện với người bạn tin tưởng có thể khiến bạn cảm thấy được thông cảm và động viên, từ đó khiến tâm trạng của bạn tốt hơn. Những người ngoài thường có cái nhìn tổng quan hơn là đứng dưới góc nhìn của riêng bạn, họ có thể chỉ ra những vấn đề của bạn, và đưa ra những lời khuyên vô cùng hữu ích. Nếu cơn giận của bạn không thể kiểm soát được, hoặc bạn không có ai đó đủ tin tưởng để nói chuyện cùng, hãy cân nhắc gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Dành thời gian để thư giãn

Nếu bạn có một sở thích nào đó, hãy làm nó, chắc chắn giúp bạn thư giãn tốt hơn. Dù chỉ là đi bộ trong công viên, dắt chó đi dạo, hay đọc một quyển sách mà bạn chưa đọc xong, thì nó cũng giúp giải tỏa tâm trạng rất tuyệt đấy.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?