Rối loạn cảm xúc – Căn bệnh của xã hội hiện đại

Vui buồn là trạng thái tâm lý tình cảm của mỗi người trước một hoạt động sự kiện nào đó. Nhưng nếu biểu hiện vui buồn thất thường, vui tột độ hoặc buồn quá mức thì có thể bạn đã gặp phải chứng bệnh rối loạn cảm xúc. Đây là một bệnh lý nội sinh và ngày gây ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Bệnh rối loạn cảm xúc là gì?

Bệnh rối loạn cảm xúc là gì? 1

Rối loạn cảm xúc là tên gọi tắt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý thuộc phạm trù rối loạn cảm xúc. Người bệnh có biểu hiện “vui buồn thất thường”: có lúc vui quá tột độ (gọi là hưng cảm) hoặc có lúc buồn quá mức (gọi là trầm cảm). Hai luồng cảm xúc này xen lãn vào nhau, mức độ xảy ra thường xuyên và tần suất lặp lại nhiều lần. Thông thường nam giới dễ mắc chứng hưng cảm còn nữ giới dễ bị trầm cảm hơn.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là chứng bệnh tâm lí xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới. Thậm chí, căn bệnh này hiện đang đe dọa cuộc sống của 6% dân số các nước châu Âu và châu Mỹ!

>> Đọc thêm bài viết: Các dấu hiệu cảm xúc bất ổn

Hai hội chứng của rối loạn cảm xúc

1. Hội chứng trầm cảm

  • Trầm cảm là hội chứng thường gặp ở nước ta và đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, nhiều áp lực về công việc cuộc sống đang làm cho bệnh ngày một gia tăng. Hội chứng trầm cảm điển hình gồm những biểu hiện sau:
  • Cảm xúc ức chế: Bệnh nhân có biểu hiện ủ rũ, buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú với công việc và những điều mà trước đó mình rất thích, cuộc sống trở nên nhàn chán, vô nghĩa, đen tối
  • Tư duy ức chế: suy nghĩ chậm chạp, không tập trung, không có ý tưởng, có mặc cảm, tự ti, tự buộc tội mình như mình là người làm ra lỗi, bệnh nhân trở nên vô vọng, có thể có những ý nghĩ làm hại bản thân và nguy hiểm là tự tử.
  • Vận động ức chế: lờ đờ chậm chạp, không muốn làm việc, vận động
  • Các triệu chứng khác: Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số biểu hiện như: lo âu, căng thẳng mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim tăng, đau vùng trước tim, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, táo bón, chán ăn, gầy ốm mất ngủ, thường là mất ngủ cuối giấc, bệnh nhân thức dậy với nhiều triệu chứng lo âu.

2. Hội chứng hưng cảm

Hoàn toàn đối lập với trầm cảm, hưng cảm biểu hiện bằng sự hưng phấn tâm thần vận động bao gồm:

– Cảm xúc hưng phấn: vui vẻ tột độ, có thể đi từ trạng thái khoái cảm đến hung dữ hay đùa cợt.

  • Khoái cảm: vui vẻ không thấy mệt mỏi, tự cao, hay thể hiện bản thân, suồng sả, nếu bị ngăn cản thì trở nên hung dữ, thích châm chọc, gây bất hòa.
  • Đùa cợt: hoạt động không đầu không đuôi, chỉ phản ứng với những tình huống tức thì mà không nghĩ đến hậu quả về sau.

– Tư duy hưng phấn: nói nhanh, tư duy nhanh, nhiều sáng kiến, hoang tưởng tự cao, trí nhớ tăng, liên tưởng tốt.

– Vận động hưng phấn: đứng ngồi không yên, hay liếc mắt quan sát nhìn xung quanh, ít ngủ, ăn uống ít, dễ tiếp xúc, thân mật với mọi người thái quá, chi tiêu không tính toán, không biết e thẹn nên hay có nhữnh hành vi lỗ mãng.

>> Tham khảo: Hưng cảm là gì? 

Triệu chứng của rối loạn cảm xúc

1. Các triệu chứng thuộc về giảm và mất cảm xúc

  • Giảm khí sắc: bệnh nhân buồn rầu ủ rủ, buồn bã, mệt mỏi, những biểu hiện của chứng trầm cảm.
  • Cảm xúc bàng quan: mất phản ứng cảm xúc, không biểu lộ cảm xúc ra mặt, trong trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân mất cả khả năng biểu lộ cảm xúc, bệnh nhân hoàn toàn thụ động, lờ đờ, trạng thái nầy gọi là cảm xúc tàn lụi.

2. Các triệu chứng thuộc về tăng cảm xúc

  • Tăng khí sắc: vui vẻ, luôn cảm thấy khoan khoái và một vài biểu hiện của hội chứng hưng cảm.
  • Khoái cảm: vui vẻ một cách vô nghĩa, không thích ứng với hoàn cảnh.

3. Các triệu chứng cảm xúc khác

  • Cảm xúc hai chiều: xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau như vừa yêu lại vừa ghét, vừa thích vừa không thích …
  • Cảm xúc trái ngược: Cảm xúc không thích hợp hoặc trái ngược với hoàn cảnh, như đọc thư vui lại khóc, nghe tin buồn lại cười vui vẻ…
  • Cảm xúc tự động: vui, buồn, cười khóc, giận dữ vô cớ không do một kích thích thích hợp bên ngoài gây ra.
  • Lo âu: là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng. Khi phải đối mặc với sự đe dọa, công việc khó hoàn thành, khó xác định cụ thể sẽ xuất hiện tình trạng lo âu. Lo âu khi ta không kiểm soát được nó thì sẽ trở thành bệnh lý, lúc này lo âu có thể gây rối loạn toàn bộ hành vi của người bệnh.
  • Lo sợ: là trạng thái cảm xúc khi con người phải đối đầu với mối nguy hiểm cụ thể, bệnh nhân vừa cảm thấy có một sự căng thẳng nội tâm mà luôn phải cảnh giác, lo sợ, đồng thời có các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, toát mồ hôi, rét run, nôn mửa, ỉa chảy, bí tiểu … Nếu nó đạt đến đỉnh điểm còn được gọi là cơn hoảng sợ.

Chớ nên xem thường bệnh rối loạn cảm xúc

Chớ nên xem thường bệnh rối loạn cảm xúc 1

1-2% dân số mắc bệnh rối loạn cảm xúc, bệnh không phân biệt giới tính và thường gặp ở mọi lứa tuổi thông thường từ 20-40. Phụ nữ thường có giai đoạn trầm cảm kéo dài hơn, trong khi giai đoạn hưng cảm thường kéo dài hơn ở nam giới. Bệnh có tính chu kỳ và tái phát suốt đời hoặc có thể bị quanh năm.

Để phát hiện bệnh bác sĩ cần theo dõi các biểu hiện gặp phải của bệnh nhân như: khởi phát sớm, cơn trầm cảm nặng tái diễn liên tục, cơn trầm cảm nặng nhưng ngắn (dưới ba tháng), tiền sử có cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, có lo âu và lạm dụng chất gây nghiện (rượu, thuốc lắc…) đi kèm, công việc không ổn định và có tiền sử rối loạn nhân cách.

Để điều trị bệnh cần phải sử dụng thuốc nhưng điều đáng lo ngại là khi bệnh tạm khỏi người bệnh lại tự động dừng thuốc làm cho bệnh dễ tái phát lại. Những biểu hiện của bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập, các mối quan hệ gia đình, bạn bè xã hội cũng bị ảnh hưởng. Theo thống kê, những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỉ lệ ly dị cao gấp 2-3 lần, và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người không mắc.

Khi hưng cảm thái quá, người bệnh khá ồn ào và có khả năng làm suy kiệt bản thân và ảnh hưởng đến cả người khác. Ngược lại, trầm cảm là nguyên nhân gây tự tử nhiều nhất. Họ có thể nung nấu ý định tự tử và lên kế hoạch tự tử rất chi tiết.

Nếu bệnh được phát hiện sớm và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ không nguy hại đến tính mạng.

Cách phòng ngừa rối loạn cảm xúc

– Học cách cân bằng công việc, cuộc sống để tránh stress quá nhiều gây bệnh trầm cảm. Xử lý các ức chế của bạn mỗi ngày và đón nhận mọi sự cố trong cuộc đời mình một cách nhẹ nhàng nhất.

– Sống thật với cảm xúc của mình (không cần che giấu, sống ảo). Khi có sự cố phải đối đầu với nó và tìm cách giải quyết từ gốc rễ của vấn đề. Tuyệt đối không để cảm xúc của mình hay khoả lấp vấn đề của mình bằng những thú vui tạm thời. Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, hãy tìm cách xử lý vấn đề ấy bằng việc chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đáng tin cậy.

– Trang bị cho mình kiến thức để biết khi mình mắc bệnh tâm lý. Khi thấy mình bắt đầu rơi vào căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng mất ngủ, hoang mang, âu lo… hãy tự hỏi mình:

  • Điều gì đang làm cho mình bế tắc?
  • Điều gì khiến mình buồn thế này?
  • Điều gì mình đang không giải quyết được?
  • Mình cần thay đổi điều gì để có kết quả khác? Giải pháp nào?

– Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chăm chỉ tập thể dục, đi bộ để cơ thể thoải mái.

Lưu ý rằng nếu bệnh tiến triển nặng bạn cần gặp Chuyên gia Tâm lý và bác sỹ để được trị liệu và theo dõi kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>> Tham khảo: Rối loạn lo âu xã hội có nguy hiểm không?

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?