Hưng cảm là gì?

Đối lấp với trầm cảm, hưng cảm là trạng thái hưng phấn, phấn khích về cảm xúc. Hưng cảm chính là một biểu hiện để chẩn đoán một số bệnh tâm thần. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh hưng cảm qua bài viết dưới đây.

Hưng cảm là gì?

Hưng cảm là gì? 1

Hưng cảm hay còn được gọi là rối loạn cưỡng lực là một dạng rối loạn cảm xúc, hay rối loạn tâm trạng, dễ đưa bệnh nhân đến tình trạng suy kiệt vì hoạt động nhiều, trong khi lại mất ngủ và ăn kém do suy giảm các nhu cầu này.

Hưng cảm thường liên quan đến mất ngủ, cùng với ảo giác, rối loạn tâm thần, ảo tưởng hoành tráng hoặc cơn thịnh nộ hoang tưởng.

Mức độ nghiêm trọng của các giai đoạn tâm trạng có thể từ rất nhẹ đến cực đoan, và chúng có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột trong một khung thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân hưng cảm có thể bị rối loạn trong suy nghĩ và nhận thức.

Nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh hưng cảm

Nguyên nhân gây bệnh hưng cảm

Hiện nay, bệnh hưng cảm chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn cảm xúc này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội như căng thẳng và nghiện bia rượu. Ngoài ra, cũng có thể do dùng sai thuốc đặc trị hoặc đổi liều thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh hưng cảm

Hưng cảm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 đến 40. Rất hiếm trường hợp bị chứng hưng cảm khi còn nhỏ hoặc người lớn trên 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh hưng cảm có thể kể đến như:

  • Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài
  • Nghiện ma túy hoặc rượu bia
  • Có tiền sử gia đình từng bị rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác

Các triệu chứng của hưng cảm là gì?

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau với những người bị hưng cảm. Mọi người đều trải qua sự thay đổi tâm trạng và mức năng lượng khác nhau, nhưng hưng cảm rất khác so với sự gia tăng năng lượng hoặc sự phấn khích bình thường. Các triệu chứng hưng cảm thường bao gồm một số điều sau đây:

Năng lượng cao hơn

Năng lượng tăng đến mức bất thường. Ví dụ, một số người bị hưng cảm có thể chuyển từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo với nhiều ý tưởng về những điều họ muốn làm, thường bắt đầu một loạt các dự án và không hoàn thành chúng.

Cảm thấy quá phấn khởi

Một tâm trạng hưng phấn quá mức hoặc tăng cao là một trong những triệu chứng hưng cảm lưỡng cực phổ biến nhất. Trong một số trường hợp, thay vì một tâm trạng phấn khởi, các cá nhân trải qua cơn hưng cảm cực kỳ khó chịu.

Lòng tự trọng bị thổi phồng

Lòng tự trọng bị thổi phồng không chỉ là quá tự tin. Thay vào đó, nó liên quan đến một mức độ quan trọng của bản thân hoặc một cảm giác vượt trội không thực tế. Một người có thể nghĩ rằng họ có khả năng siêu nhiên hoặc có thể đạt được những điều không thể, chẳng hạn như chấm dứt mọi bệnh tật.

Hưng phấn về hành động

Bệnh nhân hoạt động nhiều, nói nhiều, nói nhanh hơn, đi lại nhiều, can thiệp vào mọi việc xung quanh mà không biết mệt mỏi. Thông thường bệnh nhân hưng cảm ít kích động, kích động xuất hiện khi bệnh nhân kiệt sức hay có nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể kèm theo.

Tham gia vào một số hành vi rủi ro

Hưng cảm có thể khiến một người cư xử bốc đồng và tham gia vào các hoạt động nguy hiểm hoặc rủi ro. Hành động của họ có thể bao gồm chi tiêu quá mức, lái xe liều lĩnh và sử dụng ma túy, ví dụ.

Một số triệu chứng thường gặp khác

Bệnh nhân thường giảm nhu cầu ăn, nhất là giảm nhu cầu ngủ. Đa số người hưng cảm đều có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là mất ngủ. Một số bệnh nhân có tăng nhu cầu hoạt động tình dục.

Trong một số trường hợp hội chứng hưng cảm không điển hình còn có một vài biểu hiện như: bệnh nhân thường vui vẻ đơn thuần (không kèm liên tưởng nhanh, không hoạt động nhiều), hưng cảm kèm theo hoang tưởng, hưng cảm giận dữ…

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ rằng mình có thể đang trải qua bệnh hưng cảm thì nên đi khám bác sĩ.

Hưng cảm làm suy yếu khả năng hoạt động của người bệnh. Nó cũng có thể dẫn đến hành vi bốc đồng và rủi ro có thể gây hậu quả nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng hưng cảm cần tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt là có thể dẫn đến ý nghĩ tự tự hoặc tự làm hại chính bản thân mình.

Trong một số trường hợp, một người trải qua giai đoạn hưng cảm có thể không nhận thức được vấn đề. Vì vậy, điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán xảy ra sau khi bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng các tiêu chí từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) để đánh giá tình trạng của người bệnh. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ chỉ chẩn đoán một người có cơn hưng cảm nếu tâm trạng tăng cao bất thường hoặc khó chịu kéo dài ít nhất một tuần hoặc nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Phương pháp điều trị hưng cảm

Phương pháp điều trị hưng cảm 1

Điều trị chứng hưng cảm lưỡng cực thường bao gồm sự kết hợp giữa thuốc và tâm lý trị liệu. Đầu tiên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ổn định các triệu chứng để cá nhân có thể tích cực tham gia trị liệu nói chuyện.

Phương pháp điều trị sử dụng thuốc

Các loại thuốc để điều trị chứng hưng cảm thường bao gồm sự kết hợp các loại thuốc khác nhau để ổn định tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Các loại thuốc mà các bác sĩ sử dụng để điều trị các cơn hưng cảm có thể khác nhau, nhưng chúng thường bao gồm:

  • Thuốc giúp ổn định tâm trạng, chẳng hạn như lithium hoặc valproate (Depakote)
  • thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như olanzapine (Zyprexa) hoặc risperidone (Risperdal)
  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như sertraline (Zoloft), fluoxetine (Prozac) hoặc paroxetine (Paxil), trong một số trường hợp
  • Các thuốc benzodiazepin, bao gồm lorazepam (Ativan), diazepam (Valium) và alprazolam (Xanax), có thể có lợi trong một thời gian rất ngắn, thường là trong giai đoạn hưng cảm khi một người nằm trong bệnh viện

Phương pháp tâm lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn điều trị rối loạn hành vi và hướng dẫn bạn kiểm soát suy nghĩ cùng nhận thức của mình.

Tâm lý trị liệu có thể liên quan đến nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một loại trị liệu tâm lý liên quan đến việc xác định cách thức suy nghĩ hiện tại của một người gây ra tâm trạng và hành vi nhất định. Mọi người học cách xác định niềm tin có vấn đề và thay đổi mô hình suy nghĩ phá hoại để phát triển cách suy nghĩ tích cực hơn.

Một phân tích vào năm 2017 trên 19 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với tổng số 1.384 người mắc chứng bệnh hưng cảm chỉ ra rằng CBT đã cải thiện mức độ hưng cảm và giảm tỷ lệ tái phát.

Mặc dù có thể kiểm soát được bệnh nhưng trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát các triệu chứng hưng cảm.

Một nghiên cứu đã theo dõi trên 300 người bị hưng cảm sau khi xuất viện từ bệnh viện tâm thần. Trong số 300 người thì có đến 204 người tái phát với các triệu chứng hưng cảm trong vòng 4 năm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc dừng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc theo toa khác là những yếu tố nguy cơ tái phát sớm hơn.

Để cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát bạn cần chú ý một số điều sau đây để kiểm soát diễn tiến bệnh:

  • Báo ngay với bác sĩ hoặc người thân nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân.
  • Cố gắng ngủ theo lịch cố định và ngủ đủ giấc.
  • Đừng mặc cảm hoặc tự tách biệt với xã hội.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, các chất gây nghiện như cocaine, ma túy và thuốc lắc.

Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì thêm bạn vui lòng comment ở phần bình luận bên dưới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?