Trầm cảm cấp độ 2 và các dấu hiệu nhận biết

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng. Rối loạn tâm trạng là các rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự tăng hoặc giảm trạng thái cảm xúc hoặc tâm trạng của một người. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà có trầm cảm cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những dấu hiệu của trầm cảm cấp độ 2 để có biện pháp điều trị kịp thời.

Giới thiệu chung về các cấp độ của bệnh trầm cảm

Giới thiệu chung về các cấp độ của bệnh trầm cảm 1

Các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của bệnh trầm cảm thường bao gồm:

  • Ba triệu chứng chủ yếu: khí sắc trầm; giảm hưng phấn, giảm sự quan tâm hứng thú với bất kỳ sở thích trước đây; giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
  • Bảy triệu chứng phổ biến khác: giảm tập trung và sự chú ý; giảm sự tự tin, khó khăn trong việc quyết định; thiếu ý tưởng; có cái nhìn tiêu cực, bi quan về tương lai; hành vi tự huỷ hoại mình hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ; rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống); thay đổi trọng lượng cơ thể.

Trầm cảm có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc xác định mức độ nghiêm trọng của trầm cảm phụ thuộc rất nhiều vào phán đoán lâm sàng của nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần đang điều trị cho người bị trầm cảm.

Tiêu chuẩn để xác định các mức độ trầm cảm, dựa vào số lượng các triệu chứng chủ yếu và các triệu chứng phổ biến của trầm cảm hiện có ở bệnh nhân. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh, có triệu chứng loạn thần hay không loạn thần, và thời gian diễn biến của giai đoạn trầm cảm, người ta chia ra ba mức độ trầm cảm cấp độ 1, trầm cảm cấp độ 2, trầm cảm cấp độ 3:

Diễn giải Trầm cảm cấp độ 1 Trầm cảm cấp độ 2 Trầm cảm cấp độ 3
Triệu chứng chủ yếu ít nhất 2 ít nhất 2 Cả 3
Triệu chứng phổ biến ít nhất 2 3 hoặc 4 ít nhất 4
Độ nặng của triệu chứng Không có triệu chứng nặng. Có thể có một số triệu chứng nặng Tất cả các triệu chứng nặng
Thời gian bị bệnh Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần hoặc nhiều hơn
Test BECK 14-19 điểm 20-29 điểm 30 điểm

Trầm cảm cấp độ 2 có thể gây ra những khó khăn với các hoạt động cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc.

Với trầm cảm giai đoạn 2 thường có sự giảm sút khá nhiều về sự tự tin và lòng tự trọng khi đó người bệnh trở nên ít động lực hơn và do đó kém năng suất làm việc hơn. Thường thì chúng ta bắt đầu lo lắng về những thứ không cần thiết như hiệu suất trong công việc, ngay cả khi chúng ta đang cố gắng duy trì các tiêu chuẩn trước đây, hoặc nhạy cảm hơn và dễ cảm thấy bị tổn thương hoặc bị xúc phạm trong các mối quan hệ cá nhân.

Giới thiệu chung về các cấp độ của bệnh trầm cảm 2

Trầm cảm cấp độ 1- Cách điều trị

Bệnh trầm cảm được chia làm nhiều mức độ khác nhau nên triệu chứng và cách điều trị cũng khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh trầm cảm cấp độ 1 để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Xem chi tiết

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 2

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 2 1

1. Khí sắc u uất

Biểu hiện của chứng trầm cảm cấp độ 2 là những là những dấu hiệu tiêu cực về mặt cảm xúc đã tồn tại từ giai đoạn ban đầu và ở giai đoạn này thì biểu hiện nghiêm trọng hơn. Khuôn mặt người bệnh luôn mang khí sắc u uất, lúc nào cũng thấy buồn bã, chán nản, khi thì lo lắng và rất dễ nổi nóng, cáu giận. Thế nhưng những dấu hiệu này khá dễ gây nhẫm lẫn vì những người bình thường cũng rất dễ trải qua những cảm xúc này. Cách nhận biết rõ rang nhất là khi thấy những biểu hiện này tồn tại biểu hiện rõ rệt trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần.

2. Không còn hứng thú với những điều xung quanh

Những thói quen hằng ngày trong cuộc sống, công việc của người bị trầm cảm cấp độ 2 có sự thay đổi rõ rệt. Rõ nét nhất là họ luôn không còn cảm giác hứng thú với những điều mà trước đây mình đã rất quan tâm, yêu. Đa phần những người mắc chứng trầm cảm đều có dấu hiệu chán ăn hoặc ăn uống vô độ. Chính vì thế mà có không ít trường hợp bệnh nhân phải điều trị các vấn đề về béo phì và đường huyết song song với quá trình điều trị trầm cảm.

Ngoài ra, với nhiều trường hợp khác họ giảm hẳn nhu cầu về tình dục. Họ không muốn ra ngoài tiếp xúc với mọi người, không muốn làm việc hoặc vui chơi mà chỉ thích cô lập bản thân, ở một mình. Người bị trầm cảm dù ở giai đoạn nào cũng luôn tự cô lập bản thân và ngại tiếp giao tiếp với người khác.

3. Mất ngủ

Thường xuyên bị mất ngủ là dấu hiệu rõ rệt nhất ở người mắc bệnh trầm cảm cấp độ 2. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài kèm theo những căng thẳng, stress, mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Thêm nữa, các hormone gây ức chế thần kinh có thể gây ra chứng đau đầu kéo dài.

4. Không cảm thấy hạnh phúc

Trải qua chuỗi ngày mất ngủ, những buồn bã kéo dài liên tiếp, những bữa ăn không điều độ kéo dài từ giai đoạn 1 cho đến giai đoạn 2 sẽ khiến cho cơ thể của người bệnh trì trệ hơn.

Tình trạng trì trệ càng kéo dài thì càng làm cho não bộ của người bệnh bắt đầu ngừng sản xuất hormone serotonin (một loại hormone khiến con người thấy hạnh phúc). Và cho đến một ngày, người bệnh sẽ không còn nhớ được cảm giác hạnh phúc là như thế nào và cũng không thể nhớ được lần cuối cảm thấy hạnh phúc là khi nào.

5. Mất niềm tin vào cuộc sống

Đến giai đoạn này, nhiều người sẽ cảm thấy hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu bạn đã từng trải qua chuỗi ngày dài đau khổ, căng thẳng hoặc nghiêm trọng là thất nghiệp hay sống trong chuỗi ngày đau khổ mất mát người thân thì điều này là không thể tránh khỏi. Họ sẽ bắt đầu có những suy nghĩ, cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và bắt đầu có xu hướng sử dụng rượu hay thuốc an thần – những thứ mà trước đây chưa bao giờ dùng tới để giúp xoa dịu cảm xúc tuyệt vọng của mình.

Những ám ảnh luôn thường trực và gây ảnh hưởng lớn đối với những người bị trầm cảm là cảm giác luôn thấy mình không xứng đáng, tự nhận mọi sai lầm về bản thân mình. Ban đầu bệnh nhân sẽ chỉ có một vài hành động tiêu cực nhỏ như là cách để trừng phạt bản thân, nhưng nguy hiểm hơn khi họ bắt đầu bị ám ảnh bởi ý định tự hãm hại chính mình, tự sát để giải thoát cho bản thân mình.

6. Giảm hiệu suất làm việc

Do gặp phải những biểu hiện ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần như: Đau nhức toàn thân, đau đầu, chuột rút, hay quên, khó tập trung hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa… không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Những ảnh hưởng này đều khiến cơ thể bị suy giảm năng lượng, giảm năng hiệu suất công việc. Đây là những khó khăn thực sự đối với họ khi phải làm việc hoặc thực hiện những hoạt động thông thường hằng ngày.

Nếu bạn đã hoặc đang trải qua những triệu chứng mà tôi chia sẻ trên đây thì hãy bình tĩnh và nói với bác sĩ tất cả những gì mình đang gặp phải, cố gắng nhớ không bỏ sót biểu hiện nào và nói càng chi tiết càng tốt. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ có nhìn nhận chuẩn xác về bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc của bạn là cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt.

Giải pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng thảo dược tự nhiên

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ giúp điều trị chứng lo âu, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi  đang được  các bác sĩ và người bệnh ưa chuộng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Ashami.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược điều trị lo âu căng thẳng quá mức 1

Ashami là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu… Hỗ trợ hoạt huyết, cải thiện thần kinh

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Xem tham khảo thêm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?