Trầm cảm sau ly hôn – Những sự thật đáng sợ

Ly hôn là giải pháp cuối cùng giúp hai người chấm dứt mọi đau khổ trong hôn nhân, giúp giải quyết mọi bế tắc không thể tháo gỡ. Nhưng sau ly hôn sẽ gây một chấn động tâm lý lớn cho cả hai phía, gây sự đau đớn về mặt tinh thân và cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

>> Đọc thêm: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Trầm cảm sau ly hôn ở phụ nữ khác với đàn ông

Trầm cảm sau ly hôn ở phụ nữ khác với đàn ông 1

Ly hôn gây chấn thương tâm lý đặc biệt là với người phụ nữ. Còn với người đàn ông ly hôn là mất đi người chăm lo mỗi ngày. Theo các nghiên cứu thì cả đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ bị trầm cảm trong 2 năm đầu sau ly hôn.

Ở phụ nữ, đầu tiên là mang trạng thái khủng hoảng cấp tính hay còn gọi là chứng trầm cảm thần kinh và sau đó chuyển sang trạng thái trầm cảm mạn tính và rất khó để cân bằng lại tinh thần như trước đây.

Trầm cảm sau ly hôn ở phụ nữ rất cần điều trị. Đầu tiên là dùng thuốc điều trị trầm cảm, gặp nhà tâm lý học và áp dụng một số phương pháp thiền, tập yoga để cải thiện sức khỏe.

Với người đàn ông thì trầm cảm sau ly hôn phát triển chậm hơn và họ cũng dễ đối phó hơn phụ nữ. Đàn ông ít hoài niệm về quá khứ, không có những suy nghĩ và kỷ niệm ám ảnh, không có tội lỗi, không nghĩ nhiều về tương lai.

Sau ly hôn đàn ông sẽ có cảm giác tự do, không phải nghe những lời càm ràm nhưng sau đó họ sẽ bị choáng ngợp bởi cảm giác cô đơn, không ai chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa rồi bắt đầu mệt mỏi, lạm dụng rượu bia thuốc lá, rối loạn tình dục và dẫn đến trầm cảm.

Theo thống kê, những người đàn ông trong độ tuổi 20 – 64 bị trầm cảm sau ly hôn hoặc chia tay nhiều gấp 6 lần những người đàn ông có vợ. Còn ở phụ nữ, tỉ lệ này là 3,5 lần.

Hầu hết, những người đã ly dị đều nghĩ đến việc quay lại với gia đình nhưng nam giới lòng tự trọng cao hơn nên họ khó nói ra điều mong muốn này. Phụ nữ thường mong muốn được điều trị, được thoát khỏi chứng trầm cảm hơn nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Còn nam giới thường tự tiêu diệt mình bằng những trận nhậu nhẹt, ăn uống, lối sống không kiểm soát.

>> Tham khảo: Bệnh trầm cảm ở nam giới

Những sự thật đáng sợ về trầm cảm sau ly hôn

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh sau ly hôn bạn khó có thể tránh được 10 sự thật đáng sợ sau đây:

1. Mất tự tin

Dù có cố gắng biểu hiện là mình vẫn ổn, mình vui vẻ, ăn mặc đẹp tự tin đến mấy thì bạn cũng không khỏi chạnh lòng bởi những cái nhìn lấm lét và những lời xì xào chỉ trỏ to nhỏ của người khác khi họ nhìn thấy bạn xuất hiện “đấy, con đấy (hay thằng đấy) mới ly hôn rồi…” “tưởng hạnh phúc thế nào mà cũng bị ly hôn đấy”có người còn ác ý dựng chuyện cho bạn “bỏ chồng theo trai”, “bị cắm sừng”, “ly hôn do ngoại tình”

Nếu bạn là người dễ bị tác động bởi thái độ của người khác, bạn sẽ dần dần trở lên thu mình lại, ngại giao tiếp, ngại xuất hiện chỗ đông người. Bạn sẽ không còn hào hứng với các mối quan hệ trong họ hàng, làng xóm, quen biết, gia đình, đồng nghiệp và có suy nghĩ nghỉ việc trốn trong nhà không muốn gặp ai.

Có thể bạn sẽ có cảm giác xấu hổ và mặc cảm với hoàn cảnh hiện tại. Đi đâu cũng không dám nói to, cười lớn như trước kia.

2. Cô đơn khi một mình

Cố gắng để mình bận rộn hơn như: vùi đầu vào công việc, việc nhà, cố tỏ ra vui vẻ nhưng khi đêm về mọi thứ như được trút ra hết. Lúc này, chỉ có mình bạn trong căn phòng nhỏ nên nỗi cô đơn, hụt hẫng sẽ ùa về.

Cảm giác ấy thật không dễ chịu một chút nào và rất cần bạn phải can đảm vượt qua. Nếu không vượt qua được, bạn rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

3. Mất cân bằng

Bạn cần rất nhiều thời gian để cân bằng lại cuộc sống. Từ các mối quan hệ đến công việc hay con cái, tài chính… hay chính sự giao tiếp với cha mẹ và người thân. Có một thực tế là có những người sau ly hôn họ mất rất nhiều thời gian mới dám trở về căn phòng thân yêu của bố mẹ mình.

Lý do là bởi sau ly hôn bạn thường đối diện với cảm giác có lỗi vì khiến họ mất ăn, mất ngủ hay khóc lóc, buồn bã. Để vượt qua được cảm giác có lỗi với các bậc sinh thành, thực sự là rất khó khăn đối với những ai sau ly hôn.

Sau ly hôn, không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề, buồn bã. Nhưng lúc này, bạn hãy cố nghe lời cha mẹ chứ đừng cố tỏ thái độ bất cần hay cố tỏ ra mình đang rất ổn sẽ làm họ càng thêm lo lắng. Giai đoạn này bạn cần có người thân bên cạnh để chia sẻ, tâm sự sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn này dễ hơn.

4. Sợ kết hôn

Sợ yêu, sợ kết hôn là vấn đề không xa lạ gì với những người sau ly hôn. Ly hôn khiến bạn mất lòng tin vào gia đình, vào tình yêu đôi lứa và người khác giới nên bạn rất khó mở lòng với ai đó. Bạn thường quan hệ với người khác giới để giải tỏa sinh lý chứ không muốn có mối quan hệ lâu dài. Bạn cũng thường phải đắn đo suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng rất nhiều khi phải quyết định đi bước nữa, bởi bạn lo sợ sẽ bước vào “vết xe đổ”.

5. Chứng kiến người kia đi bước nữa

Dù là “đường ai người ấy đi”, cho dù hai người đã chẳng còn quan hệ hay liên quan gì với nhau nữa nhưng bạn vẫn không khỏi đau lòng khi chứng kiến người kia gặp gỡ hoặc “tung tăng’ bên người mới. Cảm giác lúc này đôi khi giống như bị phản bội, thật không dễ dàng gì để chấp nhận.

5. Chứng kiến người kia đi bước nữa 1

6. Mất bạn bè

Có rất nhiều cặp vợ chồng có bạn bè chung có thể sau ly hôn bạn phải đối mặt với nguy cơ mất. Mặc dù phần lớn bạn bè thường duy trì mối quan hệ hoàn hảo với cả 2 bên, tuy nhiên một số vẫn chọn “phe phái” cho mình. Ngoài ra có xu thế chơi với người cùng hoàn cảnh với mình nên ít giao tiếp lại bạn cũ vì ngại và mặc cảm.

7. Khủng hoảng tài chính

Để giải tỏa bớt đau buồn mà có thể bạn đã chi quá mạnh tay cho những lần đi mua sắm, du lịch… nên sẽ dấn đến hệ lụy khủng hoảng về tài chính. Bên cạnh đó, nhiều cuộc ly hôn kéo dài do bất đồng chưa được giải quyết từ đôi bên, quyền nuôi con cũng đòi hỏi một khoản không nhỏ cho các chi phí pháp lý.

8. Phụ nữ thường là người đứng đơn ly hôn

Phụ nữ là người chịu thiệt thòi ở tất cả mọi mặt. Lấy chồng xong thì phải bỏ bớt những cuộc hẹn hò với bạn bè để chăm sóc gia đình. Còn lúc ly hôn thì người vợ đứng đơn thường nhiều hơn so với người chồng đứng đơn. Đặc biệt, nếu tái hôn, phụ nữ cũng thường rơi vào cảnh khó xử hơn đàn ông.

Có một thực tế là không ít phụ nữ sau tái hôn, cho dù người chồng thứ 2 tồi tệ hơn người chồng đầu nhưng họ vẫn phải “cố đấm ăn xôi” vì họ sợ bị mang tiếng nếu tiếp tục ly dị lần nữa.

9. Tỷ lệ con cái ly hôn cao khi kết hôn

Không chỉ chịu những hệ lụy về tinh thần, tiền bạc mà có khi con cái cũng phải gánh chịu theo những hệ lụy này. Vì con cái có xu thế copy vô thức những lời nói, hành động, cử chỉ của cha mẹ, mặc dù chúng không hề muốn có kết quả như cha mẹ chúng.

Theo nghiên cứu thì 2 năm đầu của cuộc hôn nhân là thiên đường của hạnh phúc, bắt đầu sang năm thứ 3 thì não không còn tiết ra hooc môn gây nghiện yêu nữa. Vì thế, sau khi ly hôn bạn không nên vội vàng kết hôn vì bạn có thể lại lặp lại những sai lầm cũ của mình. Sau ly hôn bạn cần có cái nhìn thấu suốt hơn về bản chất của hôn nhân, xem mình đã sai ở đâu hiểu được mình muốn gì để có quyết định đúng khi đi bước nữa.

Trầm cảm sau ly hôn tuy có nhiều hậu quả nặng nề nhưng bệnh có thể chữa được. Nếu được điều trị, người bị trầm cảm sẽ trở lại vui vẻ, khỏe mạnh.

Ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi lối sống, suy nghĩ tích cực để giảm thiểu triệu chứng của bệnh và tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Còn nếu nặng thì bạn cần sử dụng thuốc và tìm đến chuyên gia tâm lý để vượt qua căn bệnh.

>> Tham khảo: Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?