Bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Bước vào tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn cơ thể có những thay đổi về tâm sinh lý. Đã có không ít bạn trẻ chọn cách nổi loạn để đối phó với những áp lực, kỳ vọng về học tập của gia đình không thực tế có thể dẫn đến sự thất vọng sâu sắc và nghiêm trọng hơn là mắc bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.

>> Đọc thêm: Trầm cảm là gì?

Tại sao thanh thiếu niên bị trầm cảm?

Tại sao thanh thiếu niên bị trầm cảm? 1

Có nhiều lý do tại sao một thiếu niên có thể bị trầm cảm. Thành tích học tập, địa vị xã hội với bạn bè đồng trang lứa, xu hướng tính dục hoặc cuộc sống gia đình mỗi người có thể có ảnh hưởng lớn đến cảm giác của một thiếu niên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên:

  • Thanh thiếu niên trầm cảm do áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: Những áp lực này gây cho các em thanh thiếu niên cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn và kéo dài sẽ khiến các em bị trầm cảm
  • Do tâm sinh lý thay đổi gây trầm cảm ở thanh thiếu niên: Đây là giai đoạn các em đang dậy thì, tâm sinh lý ở giai đoạn này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân.
  • Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người bình thường
  • Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em thanh thiếu niên dễ bị trầm cảm
  • Thanh thiếu niên trầm cảm do lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm

Các triệu chứng của trầm cảm ở thanh thiếu niên là gì?

Thông thường, những đứa trẻ bị trầm cảm tuổi teen sẽ có một sự thay đổi đáng chú ý trong suy nghĩ và hành vi của chúng.

Dưới đây là nhiều dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên mặc dù không phải ai cũng gặp phải tất cả những triệu chứng này nhưng đây là những biểu hiện thường:

  • Sự thờ ơ, lơ là với mọi điều xung quanh
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Khó đưa ra quyết định
  • Hành vi vô trách nhiệm: quên việc được giao, đến lớp trễ, nghỉ học
  • Mất hứng thú với đồ ăn hoặc ăn quá nhiều bắt buộc dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân nhanh chóng
  • Mất trí nhớ
  • Có suy nghĩ đến tự tử, làm tổn thương chính mình
  • Hành vi nổi loạn
  • Nỗi buồn, sự lo lắng hay cảm giác tuyệt vọng
  • Thức đêm và ngủ vào ban ngày
  • Đột ngột giảm điểm
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy và hoạt động tình dục bừa bãi
  • Không muốn nói chuyện với bạn bè, người xung quanh

Các dấu hiệu cảnh báo  tự tử ở thanh thiếu niên bị trầm cảm

Đôi khi thanh thiếu niên cảm thấy chán nản đến mức họ suy nghĩ đến việc kết thúc cuộc sống của họ. Tự tử khi bị trầm cảm ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong, sau các vụ tai nạn. Người ta ước tính mỗi gần 500.000 thanh thiếu tuổi từ 15 đến 24, tự sát. Tỷ lệ tự tử ở nhóm tuổi này đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1960.

Dấu hiệu cảnh báo tự tử với trầm cảm ở thanh thiếu niên bao gồm:

  • Thể hiện sự vô vọng cho tương lai
  • Từ bỏ chính mình, nói chuyện như thể không có ai quan tâm
  • Chuẩn bị cho cái chết, cho đi những tài sản yêu thích, viết thư tạm biệt hoặc lập di chúc
  • Bắt đầu sử dụng hoặc lạm dụng thuốc hoặc rượu để hỗ trợ giấc ngủhoặc để giảm bớt nỗi thống khổ về tinh thần của họ
  • Đe dọa tự sát

Nếu con của bạn thể hiện bất kỳ hành vi nào trong số những hành vi này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần ngay lập tức.

Làm thế nào để chẩn đoán trầm cảm ở thanh thiếu niên?

Làm thế nào để chẩn đoán trầm cảm ở thanh thiếu niên? 1

Không có bất kỳ xét nghiệm y tế cụ thể nào có thể phát hiện bênh trầm cảm. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe xác định một thanh thiếu niên có bị trầm cảm hay không bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn và kiểm tra tâm lý với thiếu niên và các thành viên trong gia đình, giáo viên và bạn bè của họ.

Mức độ nghiêm trọng của trầm cảm ở thanh thiếu niên và nguy cơ tự tử được xác định dựa trên đánh giá của các cuộc phỏng vấn này. Khuyến nghị điều trị cũng được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn.

Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu các dấu hiệu rối loạn tâm thần có đang tồn tại ở người bệnh như: lo lắng hoặc lạm dụng chất gây nghiện hoặc sàng lọc các dạng trầm cảm phức tạp như rối loạn lưỡng cực (bệnh trầm cảm hưng cảm) hoặc rối loạn tâm thần.

Bác sĩ cũng sẽ đánh giá thanh thiếu niên về nguy cơ tự tử hoặc giết người. Tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên ở đối tượng nữ giới cao hơn nam giới. Một trong những nhóm đối tượng dễ suy nghĩ đến tự tử là nhóm tuổi 18-24.

Trầm cảm ở thanh thiếu niên được điều trị như thế nào?

Bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ đến mức trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị trầm cảm, bao gồm cả thuốc men và tâm lý trị liệu. Phương pháp tâm lý trị liệu sẽ hữu ích nếu xung đột gia đình đang góp phần vào chứng trầm cảm của thiếu niên. Bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình, người bệnh cũng sẽ cần hỗ trợ từ giúp đỡ của giáo viên và bạn bè.

Một số cách phổ biến và hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên là:

  • Tâm lý trị liệu:Tâm lý trị liệu là cho người bệnh tập trung vào việc thay đổi quan điểm lệch lạc của bản thân và môi trường xung quanh họ để họ có thể tự đối phó được.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi:giúp thanh thiếu niên thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
  • Trị liệu giữa các cá nhân:tập trung vào cách phát triển các mối quan hệ lành mạnh hơn ở nhà và ở trường.
  • Thuốc:làm giảm một số triệu chứng trầm cảm và thường được kê đơn cùng với trị liệu.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt trầm cảm ở tuổi teen?

Đối tượng thanh thiếu niên làm cha mẹ có thể cảm thấy điều này rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật giúp cha mẹ có thể sử dụng để giúp giảm mức độ căng thẳng cho con em mình:

  • Bỏ hành vi kỷ luật con: kỷ luật có thể khiến con bị xấu hổ, cảm thấy mình kém cỏi nên thay vào việc kỷ luật bạn hãy đưa ra sự củng cố tích cực cho hành vi của con mình.
  • Cho phép con phạm sai lầm: Được phép phạm sai lầm sẽ giúp con tự tin hơn và dám quyết định làm những điều mà mình chưa từng nghĩ tới hoặc không dám làm.
  • Đừng ép con bạn phải đi theo con đường bạn muốn đi: điều này khiến con cảm thấy mình không được tự do, không có giá trị dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.
  • Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn bị trầm cảm, hãy dành thời gian lắng nghe những lo lắng của bé. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng vấn đề là nghiêm trọng nhưng việc lắng nghe, chia sẻ giúp con cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương.
  • Luôn giữ liên lạc với những người bạn thân, thầy cô chủ nhiệm, người mà dễ phát hiện biểu hiện bất thường của con mình nhất.
  • Nếu có một người bạn thân hoặc thành viên gia đình mà con bạn gần gũi cảm thấy thoải mái, muốn tâm sự thì cần nhờ người đó nói chuyện cùng con bạn để dễ chia sẻ, đưa ra những lời khuyên tích cực.

Điều quan trọng nhất là khi nghi ngờ con bị trầm cảm thì bạn nên đưa con đến gặp chuyên gia về tâm lý để kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?