Tổng quan về bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là lo lắng quá mức và không kiểm soát được từ các sự kiện và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Họ thường gặp các triệu chứng khó chịu bao gồm mệt mỏi và đau cơ, khó ngủ và mất tập trung. Cùng vungtri tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này để có phương pháp đối phó hiệu quả.

>> Tham khảo: Trầm cảm và tự kỷ

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là gì? 1

Trong cuộc sống ai cũng có những lo lắng riêng. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng lo lắng là vấn đề xảy ra mỗi ngày, và trở thành quá mức và không thể kiểm soát được thì điều này có nghĩa là bạn bị rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là những lo sợ quá mức với những tình huống, vấn đề mang tính chất vô lý. Những lo sợ này cứ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Những căng thẳng lo lắng của người bị rối loạn lo âu sẽ không biến mất mà có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Theo nghiên cứu thì phụ nữ thường bị rối loạn lo âu hơn nam giới. Dựa vào các biểu hiện mà rối loạn lo âu được chia thành 5 dạng cơ bản sau:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Đây là dạng rối loạn mà sự lo lắng và căng thẳng lan tỏa hầu hết đến mọi mặt trong cuộc sống như sức khỏe, kinh tế, tài chính, con cái, gia đình. Người bệnh luôn luôn ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, không thể tập trung vào công việc hàng ngày
  • Cơn hoảng loạn: Là người bệnh có cảm giác sợ hãi, những cơn kinh hoàng, khiếp sợ dữ dội ập đết bất chợt mà không do bất cứ nguyên nhân nào. Người bệnh thường cô lập bản thân mình, né tránh các hoạt động cộng đồng, xã hội.
  • Rối loạn stress sau chấn thương:Là những lo lắng, suy nghĩ dai dẳng, ám ảnh kéo dài sau một chấn động tâm lý như tai nạn hoặc mất đi người thân yêu nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gia tăng những nguy cơ hành vi tiêu cực.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế:Người bệnh luôn có những ám ảnh về những vấn đề vô lý như sợ bẩn, sợ máu….
  • Rối loạn lo âu xã hội:Người bệnh luôn có những lo lắng và căng thẳng khi tiếp xúc với đám đông, người lạ. Người bệnh thường né tránh giao tiếp, né tránh những hoạt động nhóm, hoạt động xã hội.

Những người bị rối loạn lo âu lo lắng về điều gì?

Phần lớn, những người bị rối loạn lo âu lo lắng về những điều tương tự với lo lắng của những người khác, chỉ là họ lo lắng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Một số lo lắng có thể kể đến như: Lo lắng về các vấn đề nhỏ, chẳng hạn như đúng giờ và các quyết định nhỏ:

  • Nếu tôi trễ hẹn thì sao?
  • Nếu tôi đi xem bộ phim này thì sao và tôi không thích nó? Điều gì xảy ra nếu có một bộ phim mà tôi muốn tốt hơn?

Lo lắng về công việc hoặc trường học, chẳng hạn như các kỳ thi, hiệu suất tại nơi làm việc hoặc trong lớp:

  • Nếu tôi thất bại trong bài kiểm tra của mình thì sao?
  • Nếu tôi chọn sai con đường sự nghiệp thì sao?
  • Nếu tôi không hoàn thành báo cáo này đúng hạn thì sao?

Lo lắng về bạn bè và gia đình, chẳng hạn như các mối quan hệ, hòa hợp với người khác:

  • Nếu bố mẹ tôi ly hôn thì sao?
  • Nếu con tôi bị thương khi chơi trò chơi thì sao?
  • Nếu tôi chọn một chuyến đi chơi cho một số bạn bè và không ai thích thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đổ lỗi cho tôi vì đã không có thời gian vui vẻ?

Lo lắng về sức khỏe, chẳng hạn như sức khỏe cá nhân hoặc sức khỏe của những người thân yêu:

  • Nếu tôi bị ung thư hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác thì sao?
  • Nếu chồng tôi gặp tai nạn xe hơi thì sao?

Lo lắng về tương lai và thế giới; chẳng hạn như môi trường, chiến tranh trên thế giới

  • Nếu một cơn bão trong thành phố của tôi thì sao?
  • Nếu trong 20 năm nữa tôi không có đủ tiền để nghỉ hưu thì sao?

Biểu hiện của rối loạn lo âu

Một số biểu hiện mà người bị rối loạn lo âu có thể gặp phải bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng về thể chất (ví dụ như tim đập mạnh, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày)
  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc không thể ngồi yên
  • Cảm thấy cáu kỉnh, dễ nổi nóng vì những lý do nhỏ nhặt
  • Vấn đề về giấc ngủ: điều này có thể bao gồm khó ngủ, thức dậy thường xuyên vào ban đêm hoặc có một giấc ngủ không yên và không thỏa mãn
  • Khó chú ý hoặc tập trung
  • Dễ mệt mỏi
  • Đau cơ (thường ở cổ và vai)

Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu

Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu 1

Những nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu thường không rõ ràng nhưng dựa vào những biểu hiện của bệnh lý mà ta có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Do sự thay đổi của các hormones “hạnh phúc” trong cơ thể

Khoa học đã chứng minh việc thiếu hụt các hormone dẫn truyền thần kinh (serotonine, gamma aminobutyric acid, norepinephrine) có thể gây những rối loạn về tâm lý và cảm xúc của người bệnh do mạng lưới liên lạc của bộ não bị phá vỡ, bộ não có thể phản ứng sai trong một số tình huống.

Do di truyền

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì chứng rối loạn lo âu có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình (di truyền). Trong gia đình có người bị mắc chứng bệnh về tâm lý, tinh thần thì nguy cơ mắc bệnh của người trong gia đình sẽ cao hơn nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc rất nhiều và yếu tố môi trường, hoàn cảnh sống.

Do những căng thẳng kéo dài

Khi người bệnh có những căng thẳng kéo dài có thể gây ra chứng rối loạn lo âu. Các tình huống có thể gây những căng thẳng, áp lực cho người bệnh bao gồm:

  • Những áp lực về công việc và thay đổi công việc
  • Thất nghiệp
  • Thay đổi môi trường sống (điều này thường đúng với trẻ em và người cao tuổi )
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh
  • Những chấn động về tâm lý, mất mát người thân
  • Mâu thuẫn với các mối quan hệ.

Do các vấn đề sức khỏe

Những người có vấn đề về sức khỏe thường có những lo lắng về vấn đề sức khỏe của bản thân nên khi tình trạng này kéo dài có thể gây những rối loạn về tâm lý. Một số những bệnh có khả năng cao gây ra những rối loạn lo âu cho người bệnh như:

  • Các bệnh về nội tiết
  • HIV
  • Bệnh thần kinh (sau đột quỵ, Parkinson…)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Các bệnh về tiêu hóa như viêmđường ruột và viêm kích thích.

Do các tác dụng phụ của thuốc ngủ, thuốc an thần

Việc sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần kéo dài sẽ gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh, một trong số đó là chứng rối loạn lo âu.

Do các chất gây nghiện

Các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích được coi là nguyên nhân gia tăng chứng rối loạn lo âu nếu người bệnh sử dụng kéo dài.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Chứng rối loạn lo âu có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện kịp thời hoặc biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều cách để phòng tránh chứng bệnh rối loạn lo âu. Dưới đây là một số cách để tạm biệt chứng bệnh này.

Xác định được vấn đề của bản thân đang gặp phải

Hiểu được bản thân mình đang mắc phải những vấn đề gì cần giải quyết. Khi những vấn đề của bản thân được giải quyết, người bệnh sẽ hiểu mình phải làm gì để thay đổi những rối loạn đó.

Thay đổi những thói quen sống lành mạnh, khoa học

Những biểu hiện của rối loạn tâm lý hoàn toàn có thể giảm bớt bằng các điều chỉnh thói quen sống lành mạnh và khoa hoc. Phương pháp này không chỉ giúp giảm tâm bệnh mà còn giúp phòng và tránh rối loạn lo âu hiệu quả. Một số những việc người bệnh cần làm để thay đổi lối sống khoa học:

  • Ngủ đủ giấc: đi ngủ và thức dậy đúng giờ giúp người bệnh có tinh thần tốt giảm những căng thẳng. Đảm bảo ngày ngủ từ 6-8 tiếng để cơ thể khỏe mạnh.
  • Ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuyệt đối nói không với rượu bia và chất kích thích
  • Luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe đồng thời giúp giảm những suy nghĩ tiêu cực.

Suy nghĩ tích cực, tự tin vào bản thân

Đây là điều khó khăn với hầu hết những người bị rối loạn lo âu, tuy nhiên việc này hoàn toàn có thể thay đổi được. Việc tự tin vào bản thân có vai trò rất lớn trong việc tạo động lực, mục tiêu của bản thân từ đó sẽ giảm những nguy cơ bị mắc các chứng bệnh về tâm lý.

Nhờ sự giúp đỡ từ mọi người

Việc chia sẻ những vấn đề của bản thân cho người thân, bạn bè là cách hiệu quả để phòng và tránh chứng bệnh rối loạn lo âu. Đồng thời việc nhận được sự lắng nghe của những người xung quanh sẽ giúp người bệnh cảm thấy mình được quan tâm và được coi trọng hơn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng rối loạn lo âu. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ là cơ sở dữ liệu để người bệnh có thể hiểu thêm về chứng bệnh và có những biện pháp phòng và tránh bệnh một cách kịp thời.

>> Tham khảo: Rối loạn lo âu chữa được không?

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?