Trầm cảm học đường là gì? Mối đe dọa của thế hệ trẻ

Học sinh, sinh viên là lứa tuổi đang phát triển về tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Với những áp lực về học tập, lối sống, bạo lực rất dễ dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản và thậm chí là ý nghĩ tự sát. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con cái để có những chia sẻ, lời khuyên tích cực tránh những nguy hại do chứng trầm cảm tuổi học đường gây ra.

>> Tham khảo: Hiện tượng rối loạn trầm cảm

Trầm cảm học đường là gì? Mối đe dọa của thế hệ trẻ 1

Trầm cảm học đường là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm học đường có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học. Học sinh, sinh viên thường phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng, áp lực và lo lắng về mặt thành tích có thể khiến họ cảm thấy quá tải.

Nếu lo lắng này nếu trôi qua trong vòng vài ngày thì không thực sự đáng ngại nhưng nếu chúng tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần liền thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử đôi khi sẽ là những hành động tiêu cực.

Thống kê về bệnh trầm cảm học đường

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIHM), trầm cảm ở tuổi học đường đang gia tăng. Dưới đây là một số thống kê năm 2016 từ NIMH.

  • Ước tính 3,1 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở Hoa Kỳ đã có ít nhất một giai đoạn trầm cảm lớn trong năm 2016.
  • Con số này chiếm 12,8% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi đó.Tỷ lệ nữ giới mặc trầm cảm học đường nhiều hơn nam (19,4% nữ và 6,4% nam).
  • Chỉ 19% người trầm cảm ở lứa tuổi này nhận được sự chăm sóc từ một chuyên gia y tế.

Còn tại Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực tết trên 1.727 học sinh THCS ở Hà Nội thì có đến 25,76% trên tổng số học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một cuộc khảo sát khác khác chỉ ra rằng có 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và stress trong học tập của học sinh lớp 12, do một khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Quốc học Huế đều đã từng trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối cao.

Gần 100% các em cho biết thường xuyên phải học tập và làm việc trong cả ngày nghỉ. Gần 20% trong số đó thường học tập và làm việc mà quên ăn, không có thời gian tập thể dục và nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, hơn 53% các em tiết lộ rằng chỉ toàn nói chuyện về công việc, việc học tập trong các cuộc họp mặt, tề tựu với người thân và bạn bè….

Đây là những thống kê đáng lo ngại. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm học đường.

>> Tham khảo: Trầm cảm ở thanh thiếu niên

Nguyên nhân gây trầm cảm học đường

Yếu tố tâm lý – xã hội

Rối loạn trầm cảm có thể là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tâm lý – xã hội là một trong những nguyên nhân phổ biến khởi phát bệnh trầm cảm học đường.

Đây còn là giai đoạn các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì nên tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi và chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Vì vậy nên dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Trong trường hợp này nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc.

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường không còn quá xa lạ nữa. Các hình thức bạo lực như: bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường, thậm chí là cả đánh ghen, gato với những người đẹp hơn, giỏi hơn, nói xấu, bêu rếu. Ngày nay, mạng xã hội phát triển, việc bạo lực học đường còn phổ biến cả trên các trang mạng đó là việc lập hội trên các trang mạng cộng đồng, tập trung nói xấu, bêu rếu một bạn nào đó trong lớp, trong trường. Còn ở ngoài đời, nhiều trẻ nghèo hoặc mắc những căn bệnh quái dị thường bị trêu trọc, hoặc bị tẩy chay, cô lập, không ai chơi cùng, thậm chí còn bị đánh tập thể ngay tại trường học.

Áp lực học tập

Những áp lực học tập căng thẳng do cha mẹ, đặc biệt là vào mùa thi cử cũng khiến cho các em phải chịu nhiều lo lắng, rối loạn tinh thần. Không những thầy cô giáo mà nhiều bậc cha mẹ cũng kỳ vọng quá nhiều vào con mình, điều này cũng tạo áp lực lớn cho con. Người lớn thường quá áp đặt, không có sự thấu hiểu, chỉ bắt con làm theo ý mình sẽ dẫn đến cảm giác chán nản và xử lý sự việc rất tiêu cực.

Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, những thói quen sống không lành mạnh, chẳng hạn như: những thói quen xấu thường gặp phải ở lứa tuổi này là hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập luyện thể thao hay những thói quen không tốt khi ngủ (thức quá khuya, ngủ dậy muộn), nghiện chơi điện tử ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sức khỏe,… là một nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè 1

Cuộc sống bận rộn khiến cho rất nhiều phụ huynh lao vào vòng xoáy của công việc, giao tiếp xã hội mà thiếu đi sự quan tâm đến con cái khiến con có cảm giác cô đơn, buồn chán, cảm thấy bố mẹ không yêu thương mình. Hoặc sống xa gia đình, không đạt kỳ vọng của bố mẹ… cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi trong các mối quan hệ bạn bè cũng là yếu tố stress dẫn đến các bệnh lý về tâm thần. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng đôi khi cũng kéo dài tùy theo ý chí và sự nỗ lực của bản thân.

Do yếu tố di truyền

Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người bình thường.

Bị ám ảnh về tinh thần

Bị ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến các em bị trầm cảm. Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời, cha mẹ li hôn … gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa tuổi học đường dễ bị trầm cảm.

Triệu chứng trầm cảm học đường

Cũng như triệu chứng chung của trầm cảm thì đây cũng là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, với triệu chứng đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, chán nản. Những biểu hiện này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập của học. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em rầu rĩ, cáu gắt không rõ nguyên do. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông bỏ mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như bỏ nhà đi, tự tử hoặc gây gổ đánh nhau với bạn bè và dễ sa vào những cám dỗ ngoài cuộc sống. Ngoài ra, còn xuất hiện những rối loạn cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, kém ăn, gầy yếu…

Lời khuyên cho cha mẹ

Khuyến khích tự chăm sóc: Ở nhà cần tạo cho con những thói quen lành mạnh cả về ăn uống, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập, vận động thể dục. Từ đó, khi sống xa nhà, khi đi học đại học con sẽ có những thói quen tốt để tự chăm sóc cho bản thân.

Luôn lắng nghe, chia sẻ với con: Việc lắng nghe, chia sẻ, quan tâm sẽ giúp con giải tỏa được những khúc mắc trong long. Đừng làm lơ với những tâm sự của con để con có thói quen kể tất cả những việc dù là nhỏ nhất cho cha mẹ nghe khiến con luôn có cảm giác được yêu thương và không bị cô đơn.

Đừng nổi giận: Thay vì trừng phạt con mỗi khi con sai phạm thì cần nói chuyện với con để chỉ ra lỗi sai và giúp con đưa ra giải pháp, phương án tốt nhất để thực hiện việc đó. Bởi việc la mắng sẽ gia tang thêm áp lực tâm lý.

Cuối cùng, nếu thấy con có những biểu hiện của bệnh trầm cảm cần đưa con đến gặp chuyên gia tư vấn, trị liệu để có giải pháp điều trị phù hợp.

>> Đọc thêm: Trầm cảm tự kỷ là gì?

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?