Vài nhận xét về tỉ lệ rối loạn trầm cảm trên 373 bệnh nhân

MỤC ĐÍCH

Việc tìm hiểu tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong bệnh nhân đa khoa trở nên cần thiết vì chúng sẽ tạo tiền đề cho công tác chẩn đoán và điều trị sớm ở mạng lưới săn sóc sức khỏe ban đầu cũng như mạng lưới chuyên khoa tâm thần.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu phân tích có can thiệp các trường hợp bệnh thực hiện trên 373 bệnh nhân đến khám tại các trạm y tế phường xã từ tháng 12/1999 đến tháng 8/2000.

KẾT QUẢ

Tìm hiểu quan niệm về trầm cảm trong số bệnh nhân đa khoa cho thấy ½ không biết gì về trầm cảm hoặc lo âu, tuy nhiên khi được nghe mô tả dấu hiệu cơ bản của trầm cảm thì có tới hơn 1/3 thấy là bất thường, 1/3 công nhận đó là bệnh lý và chỉ có hơn 20% cho đó là bình thường.

Một nửa số bệnh nhân đa khoa nói rằng sẽ không chịu điều trị lâu dài nếu bị trầm cảm với những lí do chính như tốn tiền, dùng thuốc lâu sẽ ảnh hưởng sức khỏe …

Trong 373 bệnh nhân đa khoa, có 31 ca (7,76%) bị rối loạn trầm cảm, có 9 ca (2,41%) bị rối loạn trầm cảm kết hợp rối loạn lo âu. Có hơn 65% trường hợp tập trung vào lứa tuổi học tập, lao động (từ 16 – 45 tuổi), bệnh nhân có vấn đề stress với yếu tố xung đột gia đình và kinh tế là chủ yếu (52,6% và 31,6%). Ý tưởng chán sống, tự tử chiếm tỷ lệ đáng kể là 34,5%.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ trầm cảm trong bệnh nhân đa khoa cao hơn so với dân số chung, đa số bệnh ở mức độ từ trung bình đến nặng, có stress tâm lí phối hợp và hơn 1/3 trường hợp có ý nghĩ chán sống, tự tử.

Số bệnh nhân tự nhận biết được các triệu chứng chiếm tỷ lệ đáng kể, nhưng một nửa số bệnh nhân không chấp nhận điều trị lâu dài khi bị bệnh.

Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng dân cư và đối với các bác sĩ đa khoa nhằm mục đích phát hiện, điều trị sớm các rối loạn trầm cảm.

Lê Quốc Nam và cộng sự

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?