Làm thế nào đối phó với trầm cảm tuổi về hưu

Mặc dù nghỉ hưu là thời điểm cuối cùng để bạn có thể thư giãn và tận hưởng thành quả lao động của mình sau một thời gian dài lao động vất vả. Thế nhưng thời điểm này có thể dẫn đến, buồn bực chân tay và nghiêm trọng là bệnh trầm cảm tuổi về hư. Vậy tại sao lại xảy ra điều này và bạn cần làm gì để đối phó với nó.

>> Tham khảo: Trầm cảm là gì?

Thống kê về bệnh trầm cảm tuổi về hưu

Thống kê về bệnh trầm cảm tuổi về hưu 1

Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế có trụ sở tại London, tủ lệ người mắc bệnh trầm cảm lâm sàng thực sự tăng khoảng 40% sau khi nghỉ hưu. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần. Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, parkinson…

Đối với người vừa về hưu, họ cho rằng khi đó giá trị của bản thân không còn được xã hội ghi nhận nên dễ bị shock và trầm cảm.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi về hưu

Trầm cảm có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, không chỉ phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ mà còn gặp nhiều ở người lớn tuổi. Đối với người vừa về hưu, có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng, thậm chí đảo lộn cuộc sống của họ. Chính những điều này là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân như:

  • Thời gian trống quá nhiều:Việc đang phải bận rộn với công việc đặc biệt những người đã dành nhiều tâm huyết cho công việc mà bước vào giai đoạn nghỉ hưu thì đây chính là thay đổi, thậm chí là cú sốc lớn nhất. Khi đó, cơ thể và lối sống chưa kịp làm quen với việc được nghỉ ngơi toàn thời gian. Cảm giác nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ công sở khiến cho người lớn tuổi không thoải mái, cảm giác buồn bực, thậm chí có phần bức bối, dễ nóng giận vì mỗi ngày đều nhàn rỗi. Một số trường hợp về hưu trở lại cố tìm kiếm một công việc để làm vì nhiều lý do: Không cảm thấy thoải mái, cảm thấy cảm thấy vô dụng, cô đơn…
  • Lo lắng về tài chính:Bước vào tuổi hưu đồng nghĩa với thu nhập giảm sút phần nào. Tại sao những người về hưu lại lo lắng về vấn đề tài chính đến thế? Bởi họ bắt đầu suy nghĩ đến những rủi ro về sức khoẻ nhất là với những người trước đó chưa tích luỹ được gì nhiều mà đã phải nghỉ hưu. Điều này cũng tạo cho người lớn tuổi cảm giác bất an, stress, lo lắng thiếu tự tin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lo lắng tài chính ở tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng hormon Cortisol – gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và tuổi thọ.
  • Cảm giác là người thừa trong gia đình:Nhàn rỗi quá sẽ khiến con người ta thêm nhiều suy nghĩ. Thời gian nhàn rỗi kéo dài còn làm cho người trong độ tuổi về hưu nghĩ rằng mình bắt đầu trở nên vô dụng, không làm được việc gì nên dẫn đến cảm giác yếu thế, không có tiếng nói trong gia đình do ở nhà, ít tiếp xúc với thế giới sôi động bên ngoài, cảm giác lạc hậu dần. Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách của người thân thì những suy nghĩ “mình là người thừa, gánh nặng cho con cháu” kéo dài sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.
  • Rất dễ tủi thân:Khi về hưu, thời gian hầu như chỉ ở nhà và ít đi tham gia hoạt động xã hội. Do đó, chỉ cần có mâu thuẫn nhỏ thôi với các thành viên trong gia đình cũng đủ làm người già cảm thấy tủi thân, cô đơn.
  • Do sức khoẻ, tuổi tác: Giai đoạn này người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, sự lão hóa, và cả cô độc. Đây cũng chính là yếu tố gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người cao tuổi.

>> Tham khảo: Stress và trầm cảm 

Làm thế nào để đối phó với trầm cảm tuổi về hưu

Làm thế nào để đối phó với trầm cảm tuổi về hưu 1

Nhiều chuyên gia gợi ý những áp dụng những lời khuyên sau đây có thể giúp những người mới về hưu mới có thể dễ dàng tiếp nhận hơn những thay đổi lớn ở giai đoạn này, cụ thể:

  • Hãy tích cực:Làm những việc để giữ cho cả tâm trí và cơ thể được hoạt động như tham gia một lớp học, tham gia thể thao, làm công việc tình nguyện hoặc thậm chí làm một công việc bán thời gian.
  • Tăng cường mối quan hệ xã hội: Dành thời gian để tham gia các hoạt động với bạn bè. Ghé thăm trung tâm cộng đồng địa phương của bạn và tìm kiếm các hoạt động mà bạn thích để bạn có thể kết bạn mới.
  • Thực hiện ước mơ: Đây chính là thời điểm hoàn hảo để thực hiện ước mơ trước đó vì bây giờ bạn thực sự tự do và có đủ thời gian để thực hiện và tận hưởng nó.
  • Xây dựng lịch trình: Khi bạn đã quen với việc lên kế hoạch cho cả ngày làm việc thì khi nghỉ hưu hãy thiết lập một lịch trình cho chính mình. Đó là lịch trình làm việc nhà, tập thể dục, tham gia các câu lạc bộ thể thao, công việc tình nguyện sẽ khiến cho cuộc sống bớt nhàm chán hơn
  • Đừng lo lắng quá nhiều: bởi đây là giai đoạn mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Ngược lại, hãy luôn tâm niệm rằng, tuổi hưu chính là độ tuổi vàng đáng được mong đợi của cả đời người vì những cống hiến, chăm lo cho xã hội và gia đình đã hoàn thành. Thời gian còn lại của tuổi hưu, hãy dành để thực hiện những mong muốn của bản thân mà trước đây bạn chưa kịp thực hiện.
  • Chuẩn bị tâm lý:Muốn bình tâm và tránh những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực dễ xảy đến trong giai đoạn mới nghỉ hưu, bạn có thể luyện tập các bộ môn thiên về tinh thần như yoga, thiền định hoặc đơn giản là đi dạo chậm. Hoạt động thể chất vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa giảm thiểu thời gian trống trong ngày, giúp cuộc sống về hưu thêm phong phú.
  • Thắt chặt mối dây gắn kết với gia đình:Sự im lặng chính  là lý do chủ yếu ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Về phía người lớn tuổi, nên chủ động chia sẻ rõ ràng với con cháu về những ý định, mong muốn của bản thân. Ngược lại, các thành viên trong nhàcần dành thời gian lắng nghe, trò chuyện nhiều hơn cũng như tham khảo ý kiến người lớn để ông bà, cha mẹ luôn cảm nhận được vai trò, tiếng nói của mình trong gia đình. Mặt khác, thông qua việc này những thành viên trong gia đình sẽ luôn cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương, không bị cô đơn và không phải chống chọi một mình.

Một số chú ý về trầm cảm tuổi về hưu

Phần lớn các trường hợp trầm cảm có xu hướng tiến triển đến giai đoạn mạn tính và khả năng phục hồi không hoàn toàn tương đối cao. Theo những con số thống kê thì có khoảng 15% người cao tuổi trong cộng đồng và trong nhà nuôi dưỡng có triệu chứng trầm cảm.

Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của rối loạn trầm cảm bao gồm giảm năng lượng và sự tập trung, vấn đề về giấc ngủ (đặc biệt là dậy sớm buổi sáng và thức giấc nhiều lần trong đêm), giảm ngon miệng, sụt cân và các than phiền về cơ thể.

So với người trẻ trầm cảm thì người cao tuổi trầm cảm thường chú ý đến các than phiền về cơ thể hơn. Họ đặc biệt dễ bị trầm cảm chủ yếu với những nét sầu uất thể hiện qua trầm cảm, giảm lòng tự tin, cảm giác vô giá trị và khuynh hướng tự buộc tội bản thân (đặc biệt là về tình dục và tội lỗi) kèm theo hoang tưởng paranoid và có suy nghĩ tự tử.

Sự suy giảm nhận thức ở bệnh nhân trầm cảm tuổi về hưu thường được gọi là hội chứng sa sút tâm thần của trầm cảm (giả sa sút tâm thần) và có thể dễ dàng lầm lẫn với sa sút tâm thần thật sự, chúng xuất hiện trong khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm cao tuổi. Ngược lại có 25 – 50% bệnh nhân sa sút tâm thần bị trầm cảm.

Trầm cảm có thể kết hợp với các bệnh lý cơ thể và với những thuốc dùng để điều trị chúng nên cần phải cảnh giác về những dược phẩm có thể gây trầm cảm.

Bệnh trầm cảm tuổi về hưu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, và còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác. Do đó, những người thân trong gia đình cần quan tâm nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người lớn tuổi vừa về hưu để giúp giảm nguy cơ gây bệnh. Khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh trầm cảm cần đưa người bệnh đến các trung tâm tâm lý và thần kinh để khám và điều trị kịp thời.

Bạn có thể quan tâm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?