Phân biệt dấu hiệu stress và trầm cảm – Đừng đánh đồng hai khái niệm

Stress và trầm cảm là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng để xác định sự khác biệt giữa các dấu hiệu stress và trầm cảm lại khá khó khăn. Bởi chúng có những triệu chứng trùng lặp khá giống nhau khiến ta nhầm lẫn.

Tổng quan về stress và trầm cảm

Stress là gì?

Về cơ bản, stress là những phản ứng của cơ thể đối với những thử thách trong cuộc sống hay trước những áp lực, những yếu tố đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của chúng ta. Stress không phải chỉ được kích hoạt bởi những sự việc tiêu cực như mất việc hay li dị, nó đôi khi cũng có thể được kích hoạt bởi các sự kiện tích cực trong cuộc sống, như lập kế hoạch cho đám cưới hoặc chuẩn bị làm cha.

Stress là một cơ chế bảo vệ tự nhiên và là một phần bình thường của cuộc sống. Hầu hết chúng ta đều trải qua stress ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, stress ngắn hạn có thể hữu ích và có lợi, nhưng stress kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi nó gây ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc tổng thể của bạn.

 1

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác áp đảo của nỗi buồn, sự cô lập và tuyệt vọng. Nó ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của một người.

Ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc, trầm cảm cũng bao gồm sự thay đổi về sở thích hoặc mất đi hứng thú trong các hoạt động. MentalHealth.gov – một trang web của chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa trầm cảm là sự “mất hứng thú trong các tình huống quan trọng của cuộc sống”. Không chỉ vậy, trầm cảm còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, chẳng hạn như gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, thức dậy một hoặc nhiều lần vào ban đêm, vv.

Hội chứng trầm cảm nghiêm trọng và kéo dài hơn stress, nó có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần nghiêm trọng, đặc biệt là suy nghĩ và hành động tự sát nếu không được điều trị.

Trong những thập kỉ gần đây, trầm cảm đã tăng lên như một dịch bệnh. Năm 2015, ước tính có 16,1 triệu người trưởng thành ở Mỹ (18 tuổi trở lên) có ít nhất một giai đoạn trầm cảm hoặc có triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm là gì? 1

Phân biệt dấu hiệu stress và trầm cảm

Stress và trầm cảm đều ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách tương tự nhau nhưng vẫn có những khác biệt. Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa dấu hiệu stress và trầm cảm.

Dấu hiệu cảm xúc
  • Dễ kích động, thất vọng hay ủ rũ
  • Cảm thấy như đang mất kiểm soát
  • Cảm thấy xấu hổ về bản thân, thấy bản thân vô giá trị
  • Chán nản
  • Tránh giao tiếp, gặp mặt người khác
  • Gặp khó khăn trong việc thư giãn và làm dịu tâm trí
  • Thiếu động lực
  • Khó chịu, buồn bã trong một khoảng thời gian dài (cảm giác như là nỗi buồn không đáy)
  • Mất hứng thú với những thứ trước đây từng là sở thích
  • Cảm giác không đầy đủ và tự ghê tởm, hận thù chính bản thân mình
  • Bi quan không ngừng
  • Không cảm nhận được hạnh phúc, cảm thấy không bao giờ có thể hạnh phúc
Dấu hiệu thể chất
  • Thiếu năng lượng
  • Nhức đầu
  • Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn)
  • Đau nhức cơ, căng cơ
  • Tim đập nhanh, đau ngực
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ, vv)
  • Cảm lạnh và nhiễm trùng thường xuyên
  • Nghiến răng
  • Khô miệng, khó nuốt
  • Suy giảm ham muốn và khả năng tình dục
  • Run rẩy, ù tai
  • Bàn tay và chân lạnh hoặc ra mồ hôi
  • Kiệt sức và mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau lưng, đau ngực, đau nhức cơ, đau khớp
  • Vấn đề về mắt hoặc giảm thị lực
  • Đau dạ dày hoặc khó chịu ở vùng bụng
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc táo bón, tiêu chảy
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tay chân lạnh, ra mồ hôi
Dấu hiệu nhận thức
  • Liên tục lo lắng
  • Có những nghĩ hoang tưởng
  • Quên và vô tổ chức
  • Mất khả năng tập trung
  • Nhận thức xấu về bản thân
  • Bi q
  • Có những suy nghĩ tiêu cực hoặc méo mó
  • Khó tập trung
  • Quên và sống vô tổ chức
  • Suy nghĩ chậm chạp, phản ứng chậm
  • Mất/Suy giảm trí nhớ
  • Thiếu quyết đoán
Dấu hiệu hành vi
  • Thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống (không ăn hoặc ăn quá nhiều)
  • Luôn trì hoãn
  • Bắt đầu lạm dụng rượu, ma túy hay thuốc lá
  • Có nhiều hành vi như cắn móng tay, luống cuống, cuống cuồng
  • Khóc
  • Thay đổi khẩu vị
  • Bùng nổ những cơn giận dữ
  • Ngủ nhiều hơn hoặc không ngủ
  • Rút khỏi các hoạt động
  • Tự hại bản thân hoặc nỗ lực tự sát
  • Tăng thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu công việc, gia đình, xã hội và cuộc sống

Đừng ngó lơ các dấu hiệu trầm cảm

Các dấu hiệu của bệnh trầm càm có thể phức tạp và thay đổi rất nhiều giữa những cá nhân khác nhau. Nhưng theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy chán nản, buồn, vô vọng và mất hứng thú với những thứ

Kết luận 6 điểm khác nhau cơ bản giữa stress và trầm cảm

Như ta thấy ở trên, có những dấu hiệu mà cả stress và trầm cảm đều có. Tuy nhiên, có 6 dấu hiệu khác nhau cơ bản để phân biệt giữa trầm cảm và stress:

Giấc ngủ

Stress và trầm cảm đều gây ra rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, dù có ngủ đủ giấc, người bị trầm cảm vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Còn với những người bị căng thẳng, họ có thể phục hồi trở lại sau một giấc ngủ sâu.

Giải quyết công việc

Stress có thể giúp làm việc tốt hơn hoặc làm việc kém hiệu quả hơn, tùy thuộc vào cách giải quyết tình huống của bạn. Nhưng với những người bị trầm cảm, họ rất khó khăn để đưa ra quyết định và không thể tập trung trong công việc, điều này khiến hiệu quả công việc giảm sút, kể cả dù đã nhận được sự giúp đỡ cửa những người xung quanh.

Cảm giác quá sức, tuyệt vọng

Căng thẳng xảy ra khi một người không đủ khả năng hoặc quá sức trong các tình huống xảy ra với cuộc sống của họ. Với người bị trầm cảm, họ thường xuyên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng trong mọi tình huống, thậm chí buồn chán không vì lý do gì cả. Cơn buồn chán, tuyệt vọng có thể đến một cách bất chợt dù chỉ một phút trước đó thôi họ vẫn còn vui vẻ.

Thể chất

Stress và trầm cảm đều có thể dẫn tới những thay đổi liên quan đến thể chất như: kiệt sức, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ thể, vv. Tuy nhiên với những người bị stress, các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm nếu vấn đề của họ được giải quyết; còn những dấu hiệu này thường có xu hướng nặng lên ở những người bị trầm cảm, khiến họ càng thêm bất lực và buồn chán.

Cảm xúc và tâm trạng

Những người bị stress có thể dễ bị kích động và trở nên cáu kỉnh, chán nản nhưng đó là do vấn đề của họ chưa được giải quyết, sau khi giải quyết xong vấn đề họ sẽ bình thường trở lại. Người bị trầm cảm thường giận dữ một cách vô cớ, cảm thấy bản thân mình có tội lỗi và tự ghê tởm chính bản thân mình, điều này làm tăng thêm cảm giác bi quan, bất lực của người bệnh/

Hành vi

Tự tử là dấu hiệu phân biệt rõ nhất giữa người bị stress và trầm cảm. Với người bị stress, dù tình huống xảy ra có quá sức thế nào họ cũng vẫn cố tìm cách giải quyết chứ không có ý định tự tử. Ngược lại, những người bị trầm cảm trong giai đoạn tiến triển rất thường có khuynh hướng tự tử và tìm cách tự tử hay làm hại bản thân.

Hành vi 1

Stress có thể gây ra trầm cảm không?

Mối quan hệ giữa stress và trầm cảm cho đến nay vẫn còn là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên người ta cũng phát hiện ra rằng, stress (bao gồm stress mãn tính, như chăm sóc cha mẹ bị bệnh Alzheimer trong một thời gian dài, hoặc cấp tính, như mất việc làm hoặc cái chết của người thân) có thể dẫn đến trầm cảm ở những người nhạy cảm.

Như ta đã biết ở bài viết Nguyên nhân trầm cảm, khi gặp một mối đe dọa, vùng dưới đồi sẽ giải phóng corticotropin, kích thích giải phóng cortisol ở tuyến thượng thận. Cortisol kích thích phản ứng chiến hay chạy của cơ thể. Sau khi nguy hiểm qua đi, một vòng phản hồi sẽ cho phép cơ thể tắt chế độ này.

Những người bị căng thẳng cấp tính, rất dễ sinh hoạt thiếu lành mạnh, họ có thể hút thuốc, uống nhiều rượu hơn bình thường và không tập thể dục đều đặn. Và nếu không kiểm soát tốt stress, các hành vi này sẽ diễn ra thường xuyên và có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính, làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ở những người căng thẳng dai dẳng và mãn tính, kích thích tố cortisol luôn ở trạng thái tăng quá mức còn serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác thì lại bị suy giảm. Mà suy giảm serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh được cho là đóng một vai trò trong bệnh trầm cảm.

Hơn thế nữa, khi corticotropin và cortisol luôn ở mức cao chúng có thể làm tăng hoạt động của amygdala và làm giảm hoạt động của vùng hippocampus, dẫn đến tăng tính dễ tổn thương. Người ta phát hiện ra rằng, hoạt động của vùng amygdala cao hơn khi một người buồn chán và sự hoạt động cao này vẫn tiếp tục sau khi phục hồi từ bệnh trầm cảm; còn vùng hippocampus nhỏ hơn ở một số người bị trầm cảm và sự tiếp xúc liên tục với cortisol khiến các tế bào thần kinh ở vùng hippocampus bị suy yếu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người bị chấn thương tâm lý, stress một thời gian dài trong thời thơ ấu có thể dẫn đến những thay đổi xấu của coriticotropin và trục HPA suốt đời. (Trục HPA là trục Hypothalamic – Pituitary – Adrenal tức vùng dưới đồi – tuyến yên – thượng thận. Đây là hệ trục điểu chỉnh hoạt động nội tiết tố trong cơ thể)

Tuy nhiên, để stress phát triển thành trầm cảm, cần phải hội tụ nhiều yếu tố khác nhau, như: di truyền học, các vấn đề y tế, cách mà một người ứng phó với stress và môi trường sống của họ, vv.

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, 15% dân số Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan đến stress, trong đó 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Tại Viện Sức Khỏe Tâm thần, 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm chiếm 25% trong tổng số.

Hiện nay, sức khỏe Tâm thần đang là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu. Nó quan trọng trong mọi giai đoạn cuộc sống của chúng ta, từ thời thơ ấu đến thiếu niên và tuổi trưởng thành, bởi nó ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. 

Vì thế nếu gặp bất kì dấu hiệu nào liên quan đến sức khỏe tâm thần nói chung, các dấu hiệu stress và trầm cảm nói riêng hãy tìm kiếm giúp đỡ. Các vấn đề về tâm thần luôn có sẵn các phương pháp điều trị, người bệnh có thể trở nên tốt hơn và hồi phục hoàn toàn.

Sự khác nhau giữa trầm cảm và tự kỷ

Trầm cảm và tự kỷ có một số biểu hiện giống nhau khiến nhiều người vẫn nhầm tưởng trầm cảm và tự kỷ là cùng một hội chứng. Vậy làm thế nào phân biệt được trầm cảm và tự kỷ? Hội chứng trầm cảm là

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?