Trầm cảm ở trẻ em – Vấn đề cha mẹ cần quan tâm

Không chỉ thường gặp ở người lớn mà trầm cảm còn xảy ra rất nhiều với đối tượng trẻ em nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn so với người lớn. Tuy vậy, trầm cảm ở trẻ em cũng gây ra những hệ lụy đáng kể cho bản thân và gia đình. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh trầm cảm ở trẻ em.

>> Đọc thêm: Trầm cảm là bệnh gì?

Trẻ em rất hồn nhiên và tăng động nên những biểu hiện của bệnh thường bị che lấp và rất khó phát hiện. Theo các con số thống kê thì ngay từ nhỏ trẻ đã có thể bị mắc phải căn bệnh này. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ước tính có ít nhất 3,3% trẻ em từ 13 đến 18 tuổi đã bị trầm cảm nặng. Học viện Tâm thần học vị thành niên Mỹ ước tính con số này là 5%. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 24.1

Trầm cảm ở trẻ em – Vấn đề cha mẹ cần quan tâm 1

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

Tùy vào độ tuổi trẻ mắc bệnh trầm cảm cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số những biểu hiện thường gặp có thể kể đến như:

  • Rối loạn giấc ngủ, trẻ hay khóc, giật mình: Giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng để trẻ phát triển và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nên khi ngủ không ngon giấc trẻ sẽ có những biểu hiện như dễ giật mình, khóc về đêm. Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài hơn 2 tuần thì các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi về bệnh lý trầm cảm ở trẻ.
  • Chậm phát triển về nhận thức:Trẻ mắc bệnh trầm cảm sẽ có những biểu hiện chậm phát triển về hành vi và nhận thức. Thường thì trẻ 1 tuổi bắt đầu biết đứng, biết đi những bước đi đầu tiên và khoảng gần 2 tuổi trẻ sẽ biết. Tuy nhiên nếu 3 đến 4 tuổi trẻ vẫn không có những biểu hiện và hành vi nào hết thì khả năng trẻ mắc bệnh trầm cảm là rất cao.
  • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ(đối với trẻ trên 1 – 2 tuổi), ăn uống (đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên). Chế độ ăn uống khoa học sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tốt sau này. Tuy nhiên những trẻ bị trầm cảm thì thói quen này ít nhiều bị đảo lộn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Kém tập trung và trí nhớ kém:Từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ dễ dàng có thể tiếp cận và nhớ những thông tin rất nhanh, trẻ bắt đầu tò mò, học hỏi, bắt chước sáng tạo. Tuy nhiên nếu trẻ không có những biểu hiện trên hoặc có nhưng rất mất tập trung, hay quên không quan tâm thiết tha đến vấn đề nào cả thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý trầm cảm.
  • Có những dấu hiệu bất thường về tâm lý:Cũng như người lớn, trẻ cũng biết vui, buồn, giận, hờn, nô. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý trầm cảm trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn bã… lâu dần trẻ sẽ dễ có những bất thường về tâm lý như cáu gắt, quấy khóc… hoặc ở một số trẻ còn có những biểu hiện nhút nhát, sợ sệt hoặc ngần ngại. Những thay đổi tâm trạng là điều bất thường này sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tính cách của trẻ về sau.
  • Trẻ có xu hướng ít tiếp xúc và nói chuyện với người khác:Trẻ tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, không chịu nô đùa vui chơi cùng những đứa trẻ cùng trang lứa, luôn giấu kín cảm xúc, không muốn tiếp xúc hay chia sẻ nói chuyện với bất kỳ ai. Những điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em 1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ. Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi thì bệnh lý trầm cảm chủ yếu là do di truyền. Từ 6 đến 12 tuổi bệnh lý trầm cảm ở trẻ là do những áp lực học tập, những sự buồn bã về những hoạt động vui chơi không được thỏa mãn. Những nguyên nhân chính có thể kể đến bao gồm:

  • Do yếu tố di truyền:Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền. 46% các cặp sinh đôi cùng trúng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì khả năng trẻ bị cao hơn gấp 3 lần so vơi trẻ khác.
  • Do yếu tố môi trường:Trẻ thường bắt chước rất nhanh. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Nếu trẻ được sống và sinh hoạt cùng với người bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ bắt chước theo việc ít nói, ít giao tiếp xã hội, bỏ ăn… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.
  • Do những chấn thương về tâm lý:Những chấn động về tâm lý như: mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ khiến trẻ sống khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được tâm sự, chia sẻ thì trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
  • Do hạnh phúc gia đình:Khi hạnh phúc gia đình sụt giảm thì trẻ sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Với những trẻ sống trong gia đình bị phá sản, bố mẹ hay to tiếng cãi nhau, bố mẹ ly dị sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Trẻ sẽ có cảm giác hụt hẫng khi thiếu vắng tình cảm của bố hoặc mẹ sẽ bắt đầu suy nghĩ tiêu cực rằng bố mẹ không cần mình, luôn cảm thấy lỗi là do bản thân mình gây ra, những giằng xé trong suy nghĩ của trẻ lâu dẫn sẽ khiến trẻ khép mình, tự ti và trầm cảm.
  • Do bạo lực học đường:Khi đi học trẻ bị bắt nạt, đe dọa nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.
  • Do áp lực học tập: Kết hợp vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ thư thái và phát triển hơn. Thế nhưng rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là những áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ nhưng mục tiêu quá cao, thời gian học tập quá nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tự tin vào bản thân mình nữa mà luôn thấy mình kém cỏi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.
  • Do bố mẹ áp đặt: Rất nhiều bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn áp đặt đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Chính vì thế trẻ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.
  • Do thay đổi môi trường sống: Việc thay đổi môi trường sống sẽ tạo cho trẻ nhiều rào cản. Trẻ sẽ phải chịu rất nhiều những áp lực khi chuyển nhà, chuyển trường như vấn đề học tập, giao tiếp với bạn bè mới hay khả năng thích nghi một môi trường sống hoàn toàn lạ lẫm khiến cho những vấn đề hàng ngày của trẻ cũng trở nên khó khăn.

Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ

Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ 1

Trầm cảm ở trẻ em thường rất khó phát hiện bởi trẻ chưa biết nói ra những biểu hiện của mình hoặc cũng có thể do cha mẹ vô tâm chỉ đến khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng thì mới biết và để ý đến bệnh lý. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh sẽ là giải pháp hiệu quả để tránh những hệ lụy của bệnh trầm cảm gây ra, cụ thể là:

  • Nhận biết biểu hiện của trẻ:Cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ bằng cách quan tâm, chia sẻ với trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống
  • Luôn lắng nghe trẻ:Lắng nghe những tâm sự của trẻ để kịp thời đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho trẻ để tránh những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc ảnh hưởng đến hành vi sau đó.
  • Đảm bảo đầy đủ cho trẻ về vật chất và tinh thần:Những đứa trẻ được đón nhận sự yêu thương, quan tâm của gia đình sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn.
  • Cho trẻ thể hiện bản thân:Điều này giúp trẻ tự tin hơn, tự tin giúp trẻ cảm thấy mình có năng lực, có ích. Đối với những suy nghĩ sai lệch cần nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu chứ không gay gắt làm trẻ xấu hổ.
  • Dạy con những gì cần làm khi bị bắt nạt hoặc bạo lực ở bên ngoài:Điều này giúp trẻ có cách xử lý đúng, tránh hoang mang sợ hãi khi gặp vấn đề, bớt đi những che giấu vấn đề bản thân của trẻ.
  • Hạn chế thay đổi môi trường: Cha mẹ cần hạn chế tối thiểu nhất việc thay đổi môi trường để trẻ không phải tập thích nghi lại từ đầu.
  • Chăm sóc trẻ đặc biệt: khi có sự mất mát, đau buồn giúp trẻ giảm những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác hụt hẫng khi mất đi những thứ quan trọng.

Trầm cảm ở trẻ em cũng rất phức tạp và không kém phần nguy hiểm so với bệnh trầm cảm ở người lơn. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh lý và từ đó có những giải pháp phòng tránh bệnh giúp con phát triển toàn diện hơn.

Những bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?