Làm thế nào để một người vượt qua trầm cảm và lo lắng?

Làm thế nào để một người vượt qua trầm cảm và lo lắng? 1

Trầm cảm, mệt mỏi và lo lắng thường đi kèm với nhau và để có thể vượt qua trầm cảm, lo lắng bạn cần kiên trì trong thời gian dài. Có rất nhiều phương pháp để giúp bạn vượt qua trầm cảm, lo lắng nhưng chúng đều cần kết hợp nhiều yếu tố và thời gian để phát huy tác dụng. Và có một số gợi ý nhỏ để giúp bạn vượt qua trầm cảm, lo lắng hoặc ít nhất giúp bạn cảm thấy tâm trạng khá hơn, khiến căn bệnh không phát triển thêm nữa bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây nhé.

Trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh trầm cảm để lâu gây ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Theo thống kê, trong suốt một đời người tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ là 1/4 và ở nam giới là 1/10. Tỉ lệ chung là 15%. Trầm cảm cũng có thể khởi phát ở trẻ em và người lớn tuổi.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh trầm cảm bạn có thể tìm đọc bài viết: Tổng quan về bệnh trầm cảm

Những ai dễ mắc bệnh trầm cảm?

Theo thống kê, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường dễ xảy ra ở phụ nữ.

Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:

  • Khí sắc trầm buồn
  • Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân
  • Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi
  • Biểu hiện sinh lý
  • Cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận v
  • Thay đổi hình thức bên ngoài
  • Có ý định và hành vi tự sát

Các cách vượt qua trầm cảm và lo lắng

Các cách vượt qua trầm cảm và lo lắng 1

Thay đổi sinh hoạt, lối sống

Vận động thể dục thể thao

  • Thể dục thể thao thường xuyên giúp giải phóng endorphins- đây là một chất tạo cảm giác hưng phấn trong não bộ giúp cải thiện tinh thần, giảm sự căng thẳng, giúp giảm nguy cơ lo lắng hoặc hình thành triệu chứng sợ hãi suốt cả ngày. Ngoài ra nó cũng giảm một số chất hóa học của hệ thống miễn dịch dẫn đến phiền muộn, và tăng thân nhiệt thúc đẩy sự thư giãn.
  • Thể dục thể thao giúp người bệnh có thân hình thon gọn, khoẻ mạnh giúp tự tin trước vóc dáng và rũ bỏ sự tự ti mặc cảm về hình thể
  • Thể dục thể thao đều đặn thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh khác
  • Theo nghiên cứu, thể dục thể thao loại bỏ lo âu, trầm cảm hiệu quả không kém phương pháp điều trị bằng thuốc mà lại không lo gây tác dụng phụ. Theo thử nghiệm chỉ cần tập luyện đi bộ 10 phút ngoài trời có thể làm dịu phiền muộn và lo lắng như 45 phút tập thể dục tại chỗ.
  • Thể dục có thể hạ thấp ngưỡng lo lắng của bạn, hay mức độ căng thẳng hoặc lo âu mà bạn phải trải qua mỗi ngày. Nếu triệu chứng lo âu hàng ngày của bạn cao, thể dục có thể giảm số lần hoặc mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng bạn phải trải qua.

Hạn chế đồ uống có cồn

  • Những đồ uống có cồn có thể tăng nguy cơ trầm cảm lo lắng mặc dù đồ uống có cồn có thể giúp tạm thời quên đi căng thẳng lo âu nhưng về lâu dài nó sẽ khiến chứng bệnh trầm cảm lo lắng tâng lên. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ, nếu là phụ nữ, bạn không nên sử dụng đồ uống có cồn quá một cốc mỗi ngày. Nếu là đàn ông, bạn không nên uống quá hai cốc mỗi ngày.
  • Đồ uống có cồn có thể giúp dịu cơn đau, giảm cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng tạm thời, nhưng khi chất cồn được chuyển hóa và ra khỏi cơ thể thì sự lo âu và trầm cảm sẽ quay trở lại.
Dùng cà phê khử caffeine
  • Nghiên cứu đã chứng minh nồng độ caffeine cao trong cà phê có thể làm triệu chứng lo lắng, trầm cảm thêm trầm trọng. Vì caffeine là chất kích thích khiến cơ thể và hệ thần kinh của bạn căng lên và tỉnh táo, tăng nguy cơ phát sinh lo âu và trầm cảm hoặc làm triệu chứng này tồi tệ hơn trong ngày.
  • Chính vì thế, bằng cách hạn chế hấp thụ caffeine, bạn có thể cân nhắc chuyển sang cà phê khử caffeine hoặc uống trà.

Hạn chế sử dụng nicotine

Giống như caffeine, nicotine là chất kích thích và có thể tạo ra những ảnh hưởng lên cơ thể tương tự như các chất kích thích khác, chúng gây cảm giác lo lắng và chứng trầm cảm. Nicotine có trong thuốc lá và cả những sản phẩm không phải là thuốc lá như kẹo nicotine. Việc từ bỏ thuốc cũng giảm nhiều triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Lập kế hoạch cho một ngày

Thay đổi sinh hoạt, lối sống 1

Ngay khi thấy khó tập trung cho 1 ngày, bạn không biết 1 ngày sẽ diễn ra như thế này, 1 ngày sẽ đi đến đâu. Bạn có thể tự lập kế hoạch cho 1 ngày, càng nhiều việc càng tốt, tránh để tâm trạng điều khiển những việc bạn làm và hoàn thành. Bởi chứng trầm cảm và lo lắng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng , năng lượng và động lực làm việc của bạn.

Lập kế hoạch hằng ngày, hàng tuần, công việc sẽ được lấp đầy, bạn có thể bám sát kế hoạch để tiếp tục thực hiện và tận hưởng cuộc sống.

Thay đổi quan điểm sống

Sống trọn vẹn cho hiện tại
  • Nếu bạn bị chứng lo âu,  trầm cảm thì đó có thể vì bạn lo lắng và không chắc chắn đảm bảo về tương lai. Có thể bạn đã chìm đắm trong quá khứ quá lâu, thường suy nghĩ về những sai lầm. Chính vì vậy để thoát khỏi quá khứ, bạn hãy tập cách trân trọng khoảnh khắc hiện tại. Điều này không hề dễ dàng nhưng sẽ giúp bạn tách bạch cảm xúc ra khỏi suy nghĩ.
  • Hãy ngừng đắm chìm trong quá khứ hoặc bị ám ảnh bởi tương lai là biết được liệu những kiểu suy nghĩ đó có nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của bạn không. Khi chúng phát sinh, nhận biết chúng, phân loại và để chúng trôi đi.
  • Bạn hãy cố gắng tập trung vào những gì đang xảy ra quanh bạn, hãy nói lên cảm nghĩ của bạn khi tham gia bất kể hoạt động nào. Cách này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi quá khứ và tập trung vào hiện tại. Cứ tiếp tục và bạn sẽ đạt được trạng thái tĩnh tâm.

Tập thiền

  • Thiền giúp bạn tĩnh tâm và kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tăng khả năng suy nghĩ về các tình huống theo cách tích cực và gắn kết bạn với mọi người tốt hơn. Tốt nhất bạn hãy tham gia câu lạc bộ, trung tâm để có thể tăng tương tác với mọi người, hạn chế được chứng trầm cảm và lo lắng, căng thẳng
  • Để có thể tĩnh tâm và thiền định, hãy dành vài phút mỗi ngày nhắm mắt, thư giãn các cơ và tập trung sự chú ý vào hơi thở. Nếu một suy nghĩ nảy sinh, hãy nhận biết chúng và để chúng trôi đi. Càng làm nhiều, bạn càng có cơ hội biến phương pháp này thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Thay đổi quan điểm sống 1

Loại bỏ tự ca thán, trách mình
  • Những ca thán và tự trách mình: Mình thất bại, mình không làm được gì cả, mình vô dụng….là những suy nghĩ tự đánh bại bản thân và khiến chứng trầm cảm, lo lắng ngày càng lan rộng. Thái độ này có thể cũng gắn với một trong những lo ngại hoặc suy nghĩ dẫn đến tình trạng lo âu và tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết với suy nghĩ lo lắng ngày càng nhiều hơn. Những suy nghĩ như vậy khiến bạn không nhận ra lựa chọn trong cuộc đời mình, bạn cảm thấy bất lực hay bế tắc, hoặc kéo dài sự lo âu, trầm cảm.
  • Bạn hãy học cách tự đối mặt với chính mình, chấm dứt việc đấu tranh tư tưởng nội tâm, giảm tác động lên quan điểm sống và tâm trạng của mình. Để có thể loại bỏ được điều này, bạn hãy nắm bắt những suy nghĩ tiêu cực khi chúng vừa xuất hiện và chuẩn bị sẵn những suy nghĩ tích cực hoặc câu thần chú để tập trung sức mạnh của bạn.
  • Nếu bạn có một suy nghĩ bất chợt nảy ra trong đầu gây ra triệu chứng lo lắng, sợ hãi bạn hãy tỏ thái độ phê bình nội tâm đó bằng khẳng định ngược lại như: “Mình biết khả năng xảy ra điều đó là rất thấp, mình chẳng việc gì phải lo lắng cả” hoặc “Mọi thứ rồi sẽ tốt thôi, lúc này mình ổn và cảm giác đó rồi sẽ qua”.
Đối phó với những kỷ niệm đau đớn.

Có rất nhiều người bị trầm cảm lo lắng bởi sống với những kỉ niệm đau buồn trong qúa khứ, không thể thoát khỏi chúng với những dằn vặt… Những quá khứ này rất khó để có thể xoá bỏ nhưng bạn có thể làm giảm bớt sự hiện hữu của chúng trong cuộc sống hằng ngày bằng cách:

  • Tìm những nhóm chia sẻ chuyện buồn tại nơi bạn ở để có thể hỗ trợ bạn vượt qua lúc buồn đau
  • Lúc buồn hãy khóc thật to, hoặc hét lên để giải toả
  • Gặp chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia sức khoẻ tâm thần
  • Viết ra những điều đã xảy ra và cảm nghĩ của bạn

Tất cả những cách trên sẽ giúp bạn đối phó được những đau buồn, những kỉ niệm mất mát và tiếp tục sống tốt hơn cuộc sống phía trước

Thoát khỏi các suy nghĩ

Khi bạn có vấn đề về trầm cảm và lo âu hoặc đang cố gắng vượt qua nỗi đau trong quá khứ, hãy mô tả điều gì đã xảy ra và cảm nghĩ của bạn như thế nào. Bạn có thể làm điều đó bằng cách viết nhật ký hoặc nói chuyện với người bạn tin tưởng. Nói hết ra tốt hơn là kìm nén. Bạn cũng nên nghĩ về hoàn cảnh diễn ra sự kiện đau buồn đó. Nhớ cả những yếu tố xung quanh của ngày diễn ra sự kiện đó, như thời tiết hay người có mặt ở đó, có thể giúp bạn loại bỏ một số mối liên hệ tiêu cực.

Nếu bạn đang phải giải quyết những ký ức đau buồn, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia để xử lý những cảm xúc đau đớn do tổn thương đó gây ra.

Tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia

Tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia 1

Tìm chuyên gia trị liệu phù hợp với bạn

Bạn hãy tìm hiểu và gặp vài bác sĩ trước khi quyết định chọn một bác sĩ để điều trị. Lần gặp đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả triệu chứng, thời gian xảy ra các triệu chứng đó, và kể về quá khứ của bạn. Có thể bạn muốn suy nghĩ về một số câu hỏi trước lần gặp đầu để sắp xếp ý kiến và làm rõ thông tin nếu cần.

Gặp chuyên gia tâm thần học

Chuyên gia tâm thần học thường kết hợp liệu pháp nói chuyện và sử dụng thuốc nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số loại thuốc chống trầm cảm cũng được kê để chữa chứng lo lắng, bao gồm các loại:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI),
  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine có chọn lọc (SNRI),
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Có một số loại thuốc khác nhau nhưng cùng chủng loại,chính vì vậy bạn nên trao đổi với chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần để chọn loại phù hợp nhất với bạn.

Đọc thêm thông tin:

Nói chuyện với chuyên gia tâm lý

  • Nói chuyện, tâm sự với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn giải toả được những băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên nếu bạn dưới 18 tuổi, trước tiên bạn hãy nói cho bố mẹ biết tình trạng của bạn, nếu họ không thực sự hiểu vấn đề này, hãy nhờ họ tìm bác sĩ phù hợp cho bạn.
  • Có nhiều phương pháp điều trị: Dùng thuốc hay liệu trình tự nhiên nên bạn hãy nói rõ phương pháp điều trị mình muốn khi gặp chuyên gia trị liệu để quyết định liệu đó có là phương pháp thích hợp hay không bởi mỗi bác sĩ có phương pháp điều trị riêng của họ.

Hãy nỗ lực điều trị

Nỗ lực điều trị, cởi mở và thành thật với chuyên gia, bác sĩ là điều không thể thiếu nếu muốn việc điều trị có hiệu quả tốt nhất. Liệu pháp nhận thức hành vi, một hình thức liệu pháp nói chuyện được biết là phương pháp điều trị trầm cảm và lo lắng hiệu quả nhất nhưng đòi hỏi sự toàn tâm và hợp tác nhiều hơn so với liệu pháp tương tác giữa các cá nhân. Thay vì chỉ nói ra vấn đề, liệu pháp nhận thức hành vi yêu cầu bạn tham gia tích cực để liệu pháp hoạt động và bệnh của bạn sẽ đỡ hơn

Giải pháp hỗ trợ điều trị vượt qua trầm cảm và lo lắng

Giải pháp hỗ trợ điều trị vượt qua trầm cảm và lo lắng 1

Trầm cảm lo lắng mang đến những tiêu cực cả về hành vi và suy nghĩ trong cuộc sống của người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể để cải thiện sức khoẻ. Sử dụng phương pháp điều trị bằng Tây y là phương pháp hiện địa được khá nhiều người lựa chọn, tuy nhiên chúng có thể làm giảm triệu chứng nhưng không mang lại sự đầy đủ về dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, sức khoẻ thậm chí vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng chọn lựa những sản phẩm bắt nguồn từ thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân và triệu chứng, tăng cường chức năng hệ thần kinh và tăng cường sức khoẻ. Hiểu được điều đó, công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm được bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ mang tên Ashami.

ây là sản phẩm vượt trội dành riêng cho bệnh nhân mắc trầm cảm và rối loạn lo âu. Sản phẩm với nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép với thành phần chính trong 1 viên nén chứa:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?