Trầm cảm, tự kỷ và Khuynh hướng tự sát

Bạn có biết trầm cảm được dự đoán là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra suy nghĩ muốn tự tử hoặc những lần cố thử ở trẻ tự kỷ? Và rằng việc chẩn đoán người mắc bệnh tự kỷ bị trầm cảm vẫn luôn là một thách thức đối với các bác sĩ tâm thần. Cùng tìm hiểu những mối liên hệ giữa trầm cảm và tự kỷ và tại sao phân biệt trầm cảm và tự kỷ lại khó khăn đến vậy qua bài viết sau.

Chủ đề liên quan:

Trầm cảm, tự kỷ và Khuynh hướng tự sát 1

Khi cảm xúc và tâm trạng không đồng nhất

Trước đây, rối loạn tâm trạng – bao gồm trầm cảm – thường phổ biến hơn ở những trường hợp rối loạn phát triển. Tuy nhiên, thách thức đã quay trở lại với chẩn đoán bệnh trầm cảm ở những người bị chứng tự kỷ theo mô tả ban đầu của Leo Kanner về “Tự Kỷ Ấu Nhi” vào năm 1943.

Kanner đã mô tả một sự xáo trộn “liên hệ cảm xúc” ở những người bị chứng tự kỷ. Các bác sĩ lâm sàng sử dụng thuật ngữ “cảm xúc” để mô tả trạng thái cảm giác của một người nào đó trước người khác. Nói cách khác, người đó có thể trông chán nản hay lo lắng? Nhưng điều này có thể khác với “tâm trạng” của họ. Tâm trạng đề cập đến điều một người thực sự cảm nhận trong lòng.

Cảm xúc và tâm trạng không phải lúc nào cũng đồng nhất. Ví dụ, biểu hiện của ai đó có thể thờ ơ và ít biểu lộ phản ứng. Tuy nhiên, người đó có thể nói rằng họ vẫn cảm thấy ổn. Các bác sĩ lâm sàng đề cập đến điều này như là một “Sự không thích hợp về cảm xúc và tâm trạng”.

Khi cảm xúc và tâm trạng không đồng nhất 1

Chẩn đoán người bị tự kỉ mắc bệnh trầm cảm – Còn gặp nhiều khó khăn

Nhiều cá nhân bị Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (RLPTK) ít thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Điều này không có nghĩa là họ đang thấy chán nản! Nói cách khác, cảm xúc của họ không nhất định phải giống với điều họ cảm nhận.

Tuy nhiên chính vấn đề này làm cho mọi thứ càng khó khăn hơn để nhận ra trầm cảm ở một người bị chứng tự kỷ. Ngoài ra, nhiều người bị RLPTK bị hạn chế ngôn ngữ hoặc không nói được thành lời. Vì vậy, họ không thể cho chúng ta biết cảm xúc thực sự của họ.

Như bạn có thể tưởng tượng, mọi thứ càng trở nên thử thách việc chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm ở những người bị RLPTK. Chúng tôi có thể hỏi về các triệu chứng khác đôi khi gây ra bệnh trầm cảm. Những điều này bao gồm những thay đổi trong sự thèm ăn hoặc giấc ngủ – tăng hoặc giảm. Có thể có sự sụt giảm năng lượng hoặc mất khả năng tận hưởng những hoạt động thú vị. Điều này có thể đi kèm với sự suy giảm tổng thể về sở thích và động lực.

Chúng tôi có thể đo lường những thay đổi về cân nặng và số giờ ngủ. Tuy nhiên, rất khó để tự tin chẩn đoán bệnh trầm cảm ở những người không thể truyền đạt cảm xúc của họ bằng lời nói hay ngoại hình.

Một thách thức khác trong chẩn đoán trầm cảm ở người mắc chứng tự kỷ là sự chồng chéo trong các triệu chứng. Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm một cảm xúc thờ ơ hoặc chán nản (biểu hiện trên khuôn mặt), giảm sự thèm ăn, rối loạn giấc ngủ, năng lượng thấp, động lực giảm, tự cô lập khỏi xã hội và giảm mong muốn giao tiếp với người khác. Rõ ràng, nhiều triệu chứng tương tự có thể xuất phát từ chứng tự kỷ thay vì trầm cảm.

Người bị tự kỉ ít biểu lộ cảm xúc, nếu có chưa chắc đã là những điều họ thực sự nghĩ do khiếm khuyết tương tác xã hội. Do đó, khi chẩn đoán trầm cảm ở người bị tự kỷ cần theo dõi thêm các triệu chứng khác như: thay đổi trong sự thèm ăn, tăng-giảm giấc ngủ. Sự chồng chéo trong các triệu chứng trầm cảm và tự kỷ gây cũng gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán.

Tự kỷ, Trầm cảm và Khuynh hướng tự sát

Tự kỷ, Trầm cảm và Khuynh hướng tự sát 1

Khi thảo luận về chẩn đoán và điều trị trầm cảm, điều quan trọng là phải giải quyết nguy cơ có khuynh hướng tự tử ở người bệnh. Trong trường y khoa, các bác sĩ tâm thần học cách ước lượng nguy cơ tự tử ở mọi bệnh nhân được cân nhắc mắc bệnh trầm cảm. Điều này cũng áp dụng cho việc đánh giá các cá nhân bị tự kỷ.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Research in Autism Spectrum Disorders , Angela Gorman và các đồng nghiệp đã xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến suy nghĩ về tự tử và cố thử tự tử ở trẻ em bị RLPTK.

Thông qua phỏng vấn các vị phụ huynh, các nhà nghiên cứu hỏi về 791 trẻ tự kỷ, 186 trẻ phát triển thông thường và 35 trẻ được chẩn đoán không mắc chứng tự kỷ.

Tỷ lệ trẻ em được cha mẹ đánh giá là “đôi khi” cho đến “rất thường xuyên” dự tính hoặc cố gắng tự sát lớn hơn 28 lần ở những trẻ tự kỷ so với trẻ phát triển thông thường. Tỷ lệ này ít hơn 3 lần giữa những trẻ tự kỉ so với những trẻ không bị tự kỉ nhưng mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm được dự đoán là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra những suy nghĩ muốn tự tử hoặc những lần cố thử trong số trẻ tự kỷ. May mắn thay khuynh hướng tự sát là không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Những phát hiện trên nhấn mạnh tầm quan trọng của các bác sĩ lâm sàng trong việc ước lượng nguy cơ tự tử bất cứ khi nào đánh giá thanh thiếu niên hoặc người lớn bị RLPTK. Về những thách thức trong việc đưa ra một chẩn đoán chính xác về trầm cảm và nguy cơ tự tử ở những người bị RLPTK. Các bác sĩ cần phải sử dụng tất cả các thông tin có sẵn cho mục đích này. Điều này nên bao gồm tương tác trực tiếp với và quan sát bệnh nhân. Chúng ta cần nói chuyện với các thành viên trong gia đình, giáo viên, huấn luyện viên công việc, nhân viên nhóm gia đình và những người liên quan.

Điều quan trọng là giải quyết nguy cơ có khuynh hướng tự tử ở người mắc bệnh tự kỷ hoặc trầm cảm. Nguy hiểm hơn nếu một người tự kỉ bị trầm cảm, vì trầm cảm được dự đoán là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra những suy nghĩ muốn tự tử hoặc những lần cố thử tự tử trong số trẻ tự kỷ. Do đó việc ước lượng nguy cơ tự tử bất cứ khi nào đánh giá người bị tự kỷ hoặc mắc trầm cảm rất quan trọng. Điều này có thể thực hiện thông qua tương tác, quan sát bệnh nhân, nói chuyện với người thân, bạn bè, người quen của người bệnh.

Sự cấp thiết cho nghiên cứu sâu hơn và hướng dẫn lâm sàng

Chúng tôi cần gấp các nghiên cứu thêm để phát triển các công cụ và kỹ thuật tốt hơn để chẩn đoán rối loạn tâm trạng và lo âu ở những người bị RLPTK. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người gặp khó khăn đáng kể về giao tiếp. Việc sử dụng các thiết bị liên lạc bổ sung và thay thế có thể hữu ích trong các trường hợp này.

Hơn nữa, chúng tôi rất cần nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển của các loại thuốc có hiệu quả và phương pháp điều trị hành vi cho bệnh trầm cảm với RLPTK. Cho đến nay, chúng tôi không có một thử nghiệm lâm sàng có hệ thống được công bố duy nhất về một loại thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm ở những người mắc chứng tự kỷ. Rất có thể, thách thức trong chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm ở những người bị RLPTK đã thêm vào phần thiếu sót của chương trình điều trị này. Chúng ta phải gấp đôi nỗ lực của mình trong lĩnh vực chăm sóc quan trọng này.

Theo: autismspeaks.org

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?