Trầm cảm cấp độ 1 – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh trầm cảm được chia làm nhiều mức độ khác nhau nên triệu chứng và cách điều trị cũng khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh trầm cảm cấp độ 1 để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

>> Đọc thêm: Khái niệm trầm cảm

Trầm cảm được phân loại như thế nào?

Trầm cảm được phân loại như thế nào? 1

Việc phân loại bệnh trầm cảm chính xác dựa trên nhiều yếu tố. Chúng bao gồm các loại triệu chứng bạn gặp phải, mức độ nghiêm trọng của chúng và mức độ thường xuyên xảy ra. Trầm cảm có thể được phân loại là:

  • Trầm cảm cấp độ 1 (trầm cảm nhẹ)
  • Trầm cảm cấp độ 2 (mức độ vừa phải)
  • Trầm cảm cấp độ 3 (trầm cảm nặng, mức độ bệnh nghiêm trọng)

Trầm cảm cấp độ 1 là như thế nào?

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc bệnh trầm cảm cấp độ 1. Đây là mức độ thấp nhất của bệnh trầm cảm. Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy suy sụp, cảm giác buồn bã nói chung, hay khóc, giảm hứng thú trong công việc…

Mặc dù trầm cảm cấp độ 1 không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nhẹ không có nghĩa là không cần can thiệp. Những thay đổi trong tâm trạng nếu không điều trị kịp thời thì có thể trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt..

Nguyên nhân gây trầm cảm cấp độ 1

Trầm cảm mức độ nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nó thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:

Do sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý (hay còn gọi là stress). Căng thẳng, stress kéo dài chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Những cú sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống, áp lực học tập, dealine dự án chính là nguyên nhân gây stress

Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh

Các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… đều có đặc điểm chung là gây kích thích đến hệ thần kinh, tạo nên những sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.

Do bệnh thực thể ở não

Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não… có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương. Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc.

Biểu hiện của trầm cảm cấp độ 1

Biểu hiện của trầm cảm cấp độ 1 1

Trầm cảm cấp độ 1 sẽ không có đầy đủ những triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Các triệu chứng của bệnh có thể diễn ra trong nhiều ngày và đủ đáng chú ý để can thiệp vào các hoạt động thông thường của bạn.

Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ 1 còn có 7 triệu chứng khác liên quan là:

  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi
  • Rối loạn ăn uống: chán ăn, bỏ ăn, thay đổi khẩu vị dẫn đến thay đổi cân nặng
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là do những thay đổi về giấc ngủ, ăn uống khiến người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể
  • Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử, hành vi liều lĩnh, bất cần chẳng hạn như lạm dụng rượu và ma túy, hoặc đánh bạc

Những người mắc bệnh trầm cảm cấp độ 1 có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống. Nhưng nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài trong hầu hết các ngày, trung bình bốn ngày một tuần trong hai năm, rất có thể bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài. Tình trạng này cũng được gọi là dysthymia.

Mặc dù hơi khó chẩn đoán bệnh nhưng việc điều trị trầm cảm ở cấp độ 1 là dễ điều trị nhất. Bệnh trầm cảm cấp độ 1 sẽ không nguy hại và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên chỉ cần một chút chủ quan bệnh cũng có thể phát triển đến giai đoạn nặng hơn, lúc này rất khó điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tự sát.

Thay đổi lối sống với người trầm cảm cấp độ 1

Trầm cảm cấp độ 1 thường được điều trị bằng những thay đổi lối sống đơn giản. Điều này có thể liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi, hoặc cải thiện cân bằng cuộc sống công việc, sinh hoạt. Cụ thể là những phương pháp sau:

  • Hãy chắc chắn ngủ đủ giấc và đảm bảo bạn có một môi trường ngủ hỗ trợ nghỉ ngơi tốt.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể luôn được nạp đầy đủ năng lượng để cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh rượu và ma túy, các chất kích thích, gây nghiện
  • Luyện tập thể dục đều đặn: đặt mục tiêu cho 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày trong tuần để cải thiện sức khỏe
  • Làm những việc mình thích, đi những nơi mình muốn đi.
  • Tìm kiếm những người bạn, người thân có suy nghĩ tích cực để tâm sự, lắng nghe những chia sẻ từ phía họ cũng giúp bạn thoải mái hơn.

Lưu ý rằng, nếu tình trạng trầm cảm của bạn đang trở nên tồi tệ hơn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để có thể xác định một chẩn đoán thích hợp và tìm giải pháp hữu ích.

Mặc dù điều trị y tế có thể không cần thiết, nhưng với những trường hợp trầm cảm nhẹ không thể tự khỏi được thì có thể tiến triển thành các dạng nặng hơn.

Trầm cảm gây ra rất nhiều nguy hại cho người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc. Nếu bệnh trở nên trầm trọng, phức tạp hơn thì có thể là nguyên nhân gây bệnh: Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp.

Hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng thảo dược tự nhiên

Một trong những biện pháp mới dùng để hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiện nay được rất nhiều bệnh nhân cũng như các bác sĩ tâm lý, chuyên gia lựa chọn đó là dung thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược tự nhiên, có nguồn gốc thiên nhiên nên khá an toàn và hiệu quả mang lại bền vững.

Ashami giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm 1

 

Ashami được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị, cải thiện tâm trạng của người mắc chứng trầm cảm.

Sản phẩm có chứa thành phần chính chiết xuất từ hoa Ban Âu, kết hợp với Bạch Quả… giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh, từ đó giúp đẩy lùi trầm cảm một cách hiệu quả.

Phân tích về thành phần trong 1 viên cứng Ashami:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Vì vậy, bất kể là nhẹ hay nặng thì khi bị trầm cảm cũng cần phải tìm ra phương pháp điều trị để ngăn chặn những tiến triển xấu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Một phương pháp điều trị tốt, một người bác sĩ hỗ trợ, cùng với sự quan tâm, chia sẻ của người thân có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn nhiều.

Bạn có thể quan tâm 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?