Chứng trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm nặng là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh trầm cảm, khi bước vào giai đoạn này, bệnh sẽ rất khó điều trị và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, thậm chí đe dọa tính mạng của họ.

Chứng trầm cảm nặng là gì? 1

Trầm cảm nặng – Sát thủ yên lặng trong cuộc sống hiện đại

Đây là chứng bệnh đáng sợ đối với bất kì ai mắc phải nó. Theo National Mental Health Strategy, người mắc chứng trầm cảm nặng trở nên rất buồn nản và mất đi các hứng thú trong cuộc sống. Mức tập trung tư tưởng và sức lực của người bệnh sút kém đi và khẩu vị cùng nếp ngủ nghê của họ bị thay đổi. Người bệnh cũng thường mang mặc cảm tội lỗi. Những tâm trạng tuyệt vọng và thất vọng của họ có thể dẫn tới các ý nghĩ tự vận. Chứng trầm cảm nặng có thể bộc phát mà không có một nguyên do nào rõ rệt, và có thể diễn ra ở những người vẫn lo liệu chu toàn trong cuộc sống, giỏi giang trong công việc, có một gia đình hạnh phúc và mối quan hệ bạn bè xã hội vui vẻ. Chứng bệnh này cũng có thể do một biến cố đau khổ nào đó khơi gợi ra mà người bệnh không thể nào hóa giải chuyện đó được.

Bài viết chi tiết về nguyên nhân của bệnh trầm cảm: Trầm cảm và nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp

Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng

Để chẩn đoán một người bị bệnh trầm cảm, người đó cần phải có ít nhất một trong 2 triệu chứng bệnh trầm cảm cốt lõi, xuất hiện phần lớn thời gian trong ngày, hầu hết các ngày trong khoảng 2 tuần:

  • Tâm trạng buồn bã, có thể kèm theo các triệu chứng tiêu cực, hay khóc trước mọi việc
  • Mất động lực, giảm hứng thú trong mọi việc kể cả những việc trước đây mình từng thích

Các triệu chứng liên quan khác của bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Dễ bị kích động
  • Cảm thấy tội lỗi, thất vọng về bản thân, luôn đổ tội cho mình, cảm thấy mình không xứng đáng
  • Mệt mỏi
  • Mất tập trung, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề đơn giản thường ngày
  • Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử

Phụ thuộc vào số triệu chứng người bệnh mắc phải để bác sĩ đánh giá mức độ trầm cảm:

  • Trầm cảm nhẹ: Gồm 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng liên quan (Bài viết chi tiết về trầm cảm nhẹ: Trầm cảm nhẹ không thể coi thường)
  • Trầm cảm vừa: Gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan
  • Trầm cảm nặng: Gồm 2 triệu chứng và bệnh nhân có hầu hết hoặc tất cả các triệu chứng liên quan. Lúc này người bệnh rất ít có khả năng hoạt động bình thường, mức độ bất lực có thể quan sát được. Nguy hiểm hơn có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, ngơ ngẩn.

Người trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát cao

Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh. Bên cạnh đó, mặc dù nam giới tuy ít bị trầm cảm hơn nhưng nếu rơi vào trầm cảm thì xu hướng tự sát lại cao hơn. Ý định tự sát của người mắc trầm cảm nhiều hơn gấp 10-20 lần hành vi tự sát. Những đối tượng có nguy cơ cao tự sát bao gồm người đã từng tự sát hoặc có người cùng huyết thống từng tự sát, nghiện rượu, trầm cảm, hoặc những người sống cô lập với xã hội. Việc tự sát có thể thực hiện đột ngột hoặc có chuẩn bị từ trước.

Điều trị trầm cảm nặng như thế nào?

Điều trị trầm cảm nặng không đơn giản và phải tiến hành theo quy trình, cần thời gian và kết hợp đồng thời nhiều phương pháp chữa trầm cảm như dùng thuốc trị trầm cảm, phương thức chữa trị dựa trên suy nghĩ – hành vi, vận động, chế độ ăn uống và có thể phải nhập viện.

3 giai đoạn trong quá trình điều trị trầm cảm nặng:

  • Giai đoạn tấn công: Giai đoạn này kéo dài khoảng 4-8 tuần. Đây là giai đoạn điều trị khó khăn nhất bởi người bệnh thường dễ bỏ thuốc, tiến triển điều trị bệnh không rõ ràng. Nếu bạn là người mắc trầm cảm, hãy cố gắng kiên trì và nhờ sự giúp đỡ của bạn thân nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
  • Giai đoạn có tác dụng: Tình trạng bệnh có cải thiện sau giai đoạn tấn công. Sau khoảng 16-20 tuần sử dung thuốc và các liệu pháp kết hợp các triệu chứng sẽ ổn định. Thường đúng ở những bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và tránh các tác nhân khiến bệnh nặng thêm như áp lực tâm lý, cú sốc tâm lý…
  • Giai đoạn duy trì: Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có thể bị gián đoạn do người bệnh rất hay bỏ thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị khi thấy các triệu chứng bệnh đã ổn định bình thường. Vì thế, tỷ lệ người bị trầm cảm tái phát sau điều trị khá cao. Phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, giai đoạn này có thể kéo dài khoảng  tháng, vài năm thậm chí cả đời để tránh tái phát.

Chi phí khám chữa bệnh trầm cảm

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, quá trình điều trị trầm cảm cần thời gian và phụ thuộc tình trạng từng người bệnh do đó rất khó có một  mức chi phí cụ thể đối việc điều trị trầm cảm nặng.

Diễn biến tiên lượng

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và bất cứ lúc nào,thường gặp nhất trong khoảng 25-30 tuổi. Các triệu chứng mới đầu của bệnh trầm cảm bao gồm lo âu, hốt hoảng, ám ảnh sợ, các triệu chứng trầm cảm nhẹ, xuất hiện trong khoảng vài ngày đến vài tuần.

Diễn biến của cơn tái phát trầm cảm rất khác nhau ở từng người bệnh, có người trầm cảm theo từng đợt và thời gian giữa các đợt có khi lên đến hàng năm, có bệnh nhân về sau cơn càng dài và thời gian giữa các cơn càng rút lại ngắn hơn trước.

Cơn trầm cảm có thể phục hồi hoàn toàn, phục hồi một phần hoặc không hồi phục

Các yếu tố sang chấn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong viêc thúc đẩy khởi phát các cơn đầu tiên hơn là cơn sau.

Các yếu tố tiên lượng xấu thường là triệu chứng loạn thần, có các rối loạn tâm thần đi kèm có lạm dụng chất, thời gian cơn dài, hoàn cảnh gia đình không được tốt, khởi phát ở người trẻ, cơn càng về sau càng dài, phải nhập viện.

Bạn nên đọc thêm: Phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ

Vượt qua trầm cảm với sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược

Trầm cảm lo lắng mang đến những tiêu cực cả về hành vi và suy nghĩ trong cuộc sống của người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể để cải thiện sức khoẻ. Sử dụng phương pháp điều trị bằng Tây y là phương pháp hiện địa được khá nhiều người lựa chọn, tuy nhiên chúng có thể làm giảm triệu chứng nhưng không mang lại sự đầy đủ về dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, sức khoẻ thậm chí vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Vượt qua trầm cảm với sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược 1

Chính vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng chọn lựa những sản phẩm bắt nguồn từ thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân và triệu chứng, tăng cường chức năng hệ thần kinh và tăng cường sức khoẻ. Hiểu được điều đó, công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm được bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ mang tên Ashami.

Đây là sản phẩm vượt trội dành riêng cho bệnh nhân mắc trầm cảm và rối loạn lo âu. Sản phẩm với nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép với thành phần chính trong 1 viên nén chứa:

Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
Magie oxyd………………………………………….50mg
Vitamin B6………………………………………….0,5mg
Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Với bài viết này, ngoài được giải đáp suy nghĩ quá nhiều là bệnh gì, bạn còn hiểu rõ hơn về một số bệnh liên quan cũng như những giải pháp hữu ích. Hy vọng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?