Những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm là gì?

Những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm là gì? 1

Theo thống kê, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm mỗi người là 15 – 25%. Chính vì thế, dưới đây là tổng hợp những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm, bạn có thể tham khảo và đối chiếu với bản thân xem mình có các dấu hiệu dưới đây không để có biện pháp tháo gỡ sớm nhé.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Trầm cảm là tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc, học tập, gia đình và các mối quan hệ trong xã hội. Đây là một dạng rối loạn tâm thần có thể điều trị được.

Tìm hiểu kĩ hơn về chứng bệnh trầm cảm tại bài viết: Bệnh rối loạn trầm cảm là gì?

Những dấu hiệu cơ bản của chứng trầm cảm

Khí sắc buồn

Khi sắc buồn, u ám là biểu hiện rõ nét của chứng trầm cảm. Khi người bệnh có khí sắc buồn trầm, nét mặc u ám, ủ rũ buồn chán và tâm trạng bi quan, u uất, người bệnh trầm cảm thường không  tỏ rõ cảm xúc chỉ có 1 nét mặt trầm buồn. Ngoài ta người bệnh thường không muốn hòa nhập, luôn tách biệt mình với mọi người, lảng tránh các nơi chỗ tập thể, lúc nào cũng lủi thủi một mình.

Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

Những người mắc chứng trầm kẻo thường cơ thể của họ luôn trong tâm trạng căng thẳng, chính điều này khiến cho họ luôn trong trạng thái mệt mỏi lo âu, stress… Không chỉ vậy, chứng trầm cảm còn khiến người bệnh luôn mệt mỏi và giấc ngủ bị rối loạn làm cho tình trạng lo âu càng trở lên trầm trọng hơn. Một số trường hợp bệnh nhân trầm cảm mệt mỏi được thể hiện bằng dấu hiệu nói lắp, không muốn hoạt động, đi lại chậm chạp, tinh thần không tỉnh táo, minh mẫn, nhớ nhớ quên quên…

Những triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu, não bộ và đường ruột có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì thế, khi bị trầm cảm sẽ khiến chức năng đường ruột bị ảnh hưởng dẫn tới một loại triệu chứng đường ruột xảy ra như: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…

Một khi chức năng được ruột bị ảnh hưởng không tốt có thể tác động đến não bộ gây ra rối loạn lo âu trầm cảm. Đó như một vòng luẩn quẩn liên hệ với nhau. Các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này rất thường đi kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

Chính vì vậy, dựa trên những mối liên hệ, tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng probiotics (lợi khuẩn đường ruột) đặc biệt.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ 1

Theo nghiên cứu năm 2008 chỉ ra: Khoảng 3/4 người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người bị trầm thường mệt mỏi, lo lắng, stress kéo theo tình trạng khó ngủ rất khó ngủ, việc bắt đầu đi vào giấc ngủ gặp khó khăn và thường bị tỉnh dậy giữa giấc ngủ. Ngoài ra việc mất ngủ lại khiến tâm trạng người bệnh mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.

Mất khả năng tập trung và ghi nhớ

Nếu như trước đây, người bệnh chưa mắc trầm cảm có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, không thể nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay quên những câu việc thường ngày và khó có thể đưa ra được những quyết định và lựa chọn dứt khoát. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ khiến ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, sinh hoạt trong cuộc sống của người bệnh. Từ đó nó cũng là tiền đề cho rất nhiều hành động khó kiểm soát.

Mất kiểm soát

Khi người bệnh mắc trầm cảm, thường khó giữ được cảm xúc và mất kiểm soát gây ra những hành vi: Nổi nóng, cáu gắt, dễ giận, và có xu hướng bạo lực. Họ có những cảm xúc nóng giận vô cớ, mất kiểm soát mà không rõ nguyên nhân. Những hành vi này gây ảnh hưởng đến rất nhiều các mối quan hệ: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, công việc….

Xuất hiện các cơn đau

Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của người bệnh mà nó còn có thể kéo theo một loạt tình trạng bệnh: Đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa….Người bệnh trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và tự nghĩ ra những cơn đau và thường khuếch đại chúng lên. Chính vì từ tâm lý mà ra nên không có bất cứ loại thuốc giảm đau nào có thể điều trị được cơn đau do trâm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất.

Tự ti và tuyệt vọng

Người bệnh trầm cảm thường xuyên sống trong trạng thái tự phê bình, tự ti và nhiều khi nó hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân.  Khi người bệnh trầm cảm luôn đấu tranh tư tưởng tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng. Những câu hỏi luon dày do người bệnh: Mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng đeo bán tâm trí người bệnh sẽ khiến tình trạng bệnh phát triển xấu đi.

Giảm hứng thú với những sở thích và tình dục

Người bệnh trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích và chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.
Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, chính vì thế mất hứng thú với tình dục được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.

Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát

Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát 1

Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất thường có ở người mắc bệnh trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát: Chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…Tự gây tổn thương cho mình: cào, tự cắt vào da thịt…Hay đã từng tự tử trước đây.

Khi người bệnh có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

>>> Thuốc điều trị trầm cảm

Các bạn có thể tham khảo bảng các câu hỏi tự đánh giá trầm cảm

Bài test trầm cảm

Dự phòng căn bệnh trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách tạo môi trường sống thật thoải mái, lành mạnh và được quan tâm chia sẻ từ phía bạn bèm, gia đình, đồng nghiệp để kiểm soát căn bệnh trầm cảm:

  • Trầm cảm là căn bệnh bất cứ ai cũng có thể mắc phải và nó cũng không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối
  • Nếu bạn cảm thấy không được thoải mái, hãy nói chuyện chia sẻ và tâm sự với mọi người là phương pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị căn bệnh trầm cảm
  • Khi bạn nghĩ mình có dấu hiệu bị trầm cảm, hãy tích cực chia sẻ giao tiếp với mọi người. Tiếp tục làm việc, học tập và thể dục thể thao thường xuyên.
  • Tránh xa những đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích, gây nghiện
  • Nếu tình trạng bệnh đế mức xấu không thể kiểm soát, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được cán bộ y tế hướng dẫn và tư vấn

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm bằng thảo dược

Cuộc sống hiện đại khiến con người phải đối mặt với nhiều thử thách và lo âu nên càng dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Chính vì vậy, Ashami là sản phẩm được chiết xuất từ thảo giúp đem lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ hoạt huyết, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi được được đánh giá cao về tác dụng cũng như độ an toàn rất nhiều người tin dùng và có phản hồi tốt.

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm bằng thảo dược 1

Bởi sản phẩm bao gồm một số thành phần nổi trội:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm được sản xuất trong quy trình công nghệ cao và được Bộ y tế cấp phép lưu hành được chứng minh là an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?