Các dạng trầm cảm chính bạn nên biết

Trầm cảm là bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh nhất là những người thường stress, sốc mạnh về tinh thần. Bệnh trầm cảm không chỉ khó kiểm soát mà còn là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim và chứng mất trí. Hiểu về các dạng trầm cảm sẽ giúp bạn dễ phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, có phương pháp điều trị và vượt qua.

 1

Trầm cảm là bệnh gì?

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, nó là đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh trầm cảm xuất phát từ sự hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong. Một số nguyên nhân có liên quan đến trầm cảm:

  • Nguyên nhân từ nội sinh: Do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống , xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng
  • Nguyên nhân từ căng thẳng: Áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,…
  • Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ
  • Trầm cảm có thể không rõ nguyên nhân
Trầm cảm là bệnh gì? 1

Các nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm

Hội chứng trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới tính nào. Nó không chừa một ai. Nhưng nguyên nhân trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến một cách rõ ràng, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân trầm cảm và không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nó.

Xem chi tiết

Một số dạng trầm cảm chính

Rối loạn trầm cảm chính

Rối loạn trầm cảm chính là một loại trầm cảm cổ điển. Rối loạn trầm cảm chính là trạng thái người bệnh không còn cảm thấy hứng thú với các hoạt động, ngay cả những hoạt động mình thích trước kia.

Dấu hiệu của rối loạn trầm cảm chính là:

  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Tăng giảm cân bất thường
  • Mất năng lượng
  • Cảm thấy bản thân không có giá trị, mất sự tự tin
  • Người bệnh có xu hướng tự làm hại bản thân, tự tử

Để điều trị dạng rối loạn trầm cảm chính, bác sĩ thường sử dụng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý. Với những trường hợp trầm cảm nặng, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháp chống tĩnh điện.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên. Đây là một loại bệnh trầm cảm mãn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy vô vọng, năng suất giảm, lòng tự trọng thấp và có cảm giác hụt hẫng. Người bệnh khó tìm thấy cảm giác lạc quan thậm chí vào những dịp hạnh phúc nhất.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng không nghiêm trọng như trầm cảm nặng, nhưng tâm trạng chán nản hiện tại của bạn có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng.

Dấu hiệu phổ biến của rối loạn trầm cảm dai dẳng là:

  • Mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày
  • Buồn, trống rỗng hoặc tụt cảm giác
  • Tuyệt vọng
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Lòng tự trọng thấp, tự chê trách hoặc cảm thấy không có khả năng
  • Khó tập trung và đưa ra các quyết định
  • Khó chịu hoặc nóng giận quá mức
  • Kém năng động, hiệu quả và năng suất thấp
  • Tránh các hoạt động xã hội
  • Cảm giác tội lỗi và những lo lắng về quá khứ
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn trầm cảm dai dẳng 1

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh rối loạn lưỡng cực thường chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách xen kẽ có chu kỳ. Người bệnh có tình trạng kết hợp vừa có những triệu chứng hưng cảm, vừa có những triệu chứng trầm cảm, tùy vào mỗi người mà các cơn hưng cảm và trầm cảm sẽ có số lượng và tần suất khác nhau.

Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực:

  • Suy nghĩ phi thực tế,
  • Không có nhiều nhu cầu ngủ
  • Hoạt động ở tốc độ cao hơn,
  • Theo đuổi những niềm vui như tình dục, chi tiêu phung phí và mạo hiểm.
  • Việc trở nên hưng cảm có thể mang lại cảm giác tuyệt vời nhưng nó không kéo dài và nó có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại và thường đi kèm với một giai đoạn trầm cảm khác.

Để điều trị rối loạn lưỡng cực, bác sĩ sử dụng các loại thuốc điều trị chứng rối loạn lưỡng cực thường khác với các loại thuốc trị trầm cảm khác, nhưng rất hiệu quả trong việc ổn định tâm trạng của người bệnh.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)

Rối loạn cảm xúc theo mùa (còn gọi là rối loạn cảm xúc SAD) là một loại trầm cảm theo mùa, xảy ra đồng thời tại một thời điểm hàng năm. Loại trầm cảm này thường xuất hiện vào mùa thu và tiếp tục trong những tháng mùa đông, hiện tượng này ít xảy ra hơn vào mùa xuân hoặc đầu hè. Nguyên lý của rối loạn cảm xúc theo mùa xảy ra khi nhịp điệu tự nhiên của cơ thể thay đổi, sự nhạy cảm của mắt với ánh sáng hoặc khi các chất serotonin và melatonin trong cơ thể hoạt động.Triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mỗi mùa là khác nhau.

Một số dấu hiệu của rối loạn cảm xúc theo mùa thu đông được đưa ra:

  • Mệt mỏi, ủ rũ
  • Mất đi sự quan tâm, hứng thú với các hoạt động hàng ngày kể cả những hoạt động trước kia người bệnh hứng thú.
  • Không thích tham gia những hoạt động tập thể
  • Tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrates cao;
  • Tăng cân nhanh chóng.

Để điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa, các chuyên gia đưa ra phương pháp điều trị hàng đầu là liệu pháp ánh sáng khi ngồi gần một nguồn ánh sáng đặc biệt mạnh hoặc các phương pháp điều trị trầm cảm thông thường như liệu pháp tâm lý và thuốc.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) 1

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng sản phụ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trầm cảm sau sinh có thể ở mức nhẹ, nặng và bệnh tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể
  • Lo lắng, đau cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Hoảng hốt
  • Căng thẳng
  • Cảm giác bị ám ảnh
  • Mất tập trung
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mất hứng thú tình dục trong thời gian dài và thường sẽ khỏi nếu mẹ bị hết trầm cảm.

Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh thường là nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, chuyên gia và sử dụng thuốc đặc trị.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng của PMDD thường bắt đầu ngay sau khi rụng trứng và kết thúc sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft) có thể làm giảm các triệu chứng của chứng bệnh này.

Một số dấu hiệu của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể bao gồm:

  • Đau đầu, đau lưng, mỏi mệt nặng
  • Bốc hỏa
  • Có thể xuất hiện ngất xỉu, chóng mặt
  • Mất ngủ, nhanh quên, khó tập trung
  • Dễ bầm tím
  • Tim đập nhanh, hay gặp vấn đề về hô hấp
  • Thị lực thay đổi
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Tâm trạng nhạy cảm, dễ khóc
  • Co thắt cơ, tê hoặc ngứa ran ở tứ chi
  • Hoang tưởng và các vấn đề với hình ảnh bản thân
  • Gặp khó khăn khi phải phối hợp nhiều hành động cùng một lúc
  • Đầy bụng, cảm giác thèm ăn tăng lên và đi kèm rối loạn tiêu hóa
  • Thay đổi tâm trạng, bao gồm cáu kỉnh, hồi hộp, trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp các dấu hiệu:

  • Đau vú, giảm sản xuất nước tiểu, sưng tay, chân và mắt cá chân hoặc tăng cân tạm thời.
  • Có dấu hiệu về da: Mụn trứng cá, viêm và ngứa…

Điều trị chứng trầm cảm

Điều trị chứng trầm cảm 1

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm thường được bác sĩ lựa chọn, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Thuốc chống trầm cảm thường được phân loại theo cách thức chúng ảnh hưởng đến tự nhiên theo cơ chế tác dụng liên quan chất dẫn truyền thần kinh Dopamin, Serotonin trong não để thay đổi cảm xúc.

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) sẽ được sử dụng với những trường hợp phụ nữ bị PMDD.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn có thành phần ibuprofen, naproxen
  • aspirin sẽ giúp giảm đau ngực, chuột rút hoặc những tình trạng khó chịu khác.

Lưu ý, khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều người  bệnh e ngại tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên nếu không sử dụng thuốc có thể khiến bệnh trầm cảm nặng thêm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh.

Xem thêm:Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm

Tâm lý

Tư vấn tâm lý là phương pháp kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp, tháo gỡ những vấn đề liên quan đến cảm xúc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần và hành vi của người bệnh.

Phương pháp sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu cũng như một phương pháp điều trị thay vì dùng thuốc thì là tư vấn. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả bởi chỉ cần thông qua tư vấn tâm lý người bệnh không cần phải đối phó với các tác dụng phụ của việc uống thuốc. Tuy nhiên nếu kết hợp thuốc trầm cảm với liệu pháp tâm lý trị liệu có thể rất hiệu quả.

Tác dụng của điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu mang lại:

  • Giảm căng thẳng và ổn định tâm lý
  • Giúp người bệnh có cái nhìn mới, mẻ và lạc quan hơn với mọi vấn đề trong cuộc sống
  • Chấp nhận sự thật
  • Tăng khả năng tương tác, giao tiếp với người khác
  • Phát hiện sớm tình trạng trầm cảm đang trở nên tồi tệ

Một số liệu pháp hỗ trợ trầm cảm

Ngoài 2 phương pháp trên, còn có liệu pháp hỗ trợ đó là sử dụng các kỹ thuật giúp  cải thiện triệu chứng trầm cảm bao gồm:

  • Châm cứu
  • Yoga
  • Thiền
  • Hướng dẫn hình ảnh
  • Massage trị liệu

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên 1

Việc sử dụng một số thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm hiện nay được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi đây là những thảo dược sử dụng không cần toa như hoa ban Âu (St. John’s Wart, Hyperium perforatum). Công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm  Ashami được bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ…

Ashami là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu… Hỗ trợ hoạt huyết, cải thiện thần kinh

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?