Các giai đoạn của trầm cảm

Nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh trầm cảm có nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều người có triệu chứng trầm cảm nhưng không biết mình đã mắc trầm cảm. Bệnh không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy dưới đây là thông tin về các giai đoạn của bệnh trầm cảm mà bạn có thể tham khảo.

Các giai đoạn của trầm cảm 1

Tìm hiểu về trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, nó phổ biến trong cuộc sống. Theo thống kê có đến khoảng 80% dân số trên thế giới đã từng bị trầm cảm vào lúc nào đó trong cuộc đời. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trong cuộc đời khoảng 20-25%. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.

Người bệnh trầm cảm thường có tâm trạng buồn bã có thể kèm theo dấu hiệu khóc, mệt mỏi. Không có động lực và giảm hứng thú trong công việc cũng như học tập. Trạng thái trầm cảm thường ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trầm cảm là bệnh cần được quan tâm và điều trị. Nếu bệnh ở giai đonạ nhẹ: Trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này. Bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị. Ở mỗi giai đoạn trầm cảm thường có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, việc nhận biết được những giai đoạn của bệnh trầm cảm sẽ mang lại cho bạn một cách nhìn khái quát hơn về căn bệnh này cũng như có phương án điều trị bệnh kịp thời.

Các giai đoạn của bệnh trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm nhẹ

Giai đoạn trầm cảm nhẹ thường ít được để ý và nhận ra, bạn có thể cảm thấy những triệu chứng về mặt thực thể như các cơn đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…Những dấu hiệu này khiến bạn nghĩ mình đang mắc phải bệnh gì đó ở thân thể và thăm khám bác sĩ nhưng không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nhưng thực ra đây là biểu hiện của chứng trầm cảm.

Các triệu chứng

Một số triệu chứng của bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ có thể xảy ra nhiều ngày và làm ảnh hưởng đến hoạt động cuộc sống bình thường của bạn. Dưới đây là mốt số triệu chứng của bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ mà bạn có thể gặp phải:

  • Khí sắc trầm, hay khó chịu, tức giận
  • Mất quan tâm hứng thú
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Thiếu động lực
  • Khó tập trung vào công việc
  • Không muốn giao lưu , giao tiếp với người khác
  • Buồn ngủ hoặc mất ngủ
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Thay đổi cân nặng

Xác định

  • Có ít nhất 2 trong số những triệu chứng trên là bạn có thể chẩn đoán được bệnh. Ngoài ra thời gian để xác định chẩn đoán bệnh là các triệu chứng tối thiểu 2 tuần, người bệnh có thể không có các triệu chứng cơ thể hoặc có các triệu chứng nhưng mức độ nhẹ. Nếu những triệu chứng đã liệt kê như trên mà kéo dài trong vòng 2 năm, biểu hiện 4 ngày/ tuần có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm dai dẳng.
  • Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm  ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.
  • Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần  hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào

Giai đoạn trầm cảm nhẹ ban đầu có thể chưa cần dùng thuốc điều trị, ngừơi bệnh cần được quan tâm và sẻ chia tâm tư, tình cảm. Ngoài ra cần điều chỉnh lối sống, biện pháp đối thoại và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như thảo dược, men vi sinh chống trầm cảm. Nếu khống được can thiệp thì giai đoạn trầm cảm nhẹ có thể sẽ tiến triển nặng hơn, sang các dạng nặng và mức độ ảnh hưởng có thể sẽ trầm trọng hơn.

>> Tham khảo: Trầm cảm cấp độ 1

Giai đoạn trầm cảm vừa

Giai đoạn trầm cảm mức độ vừa có triệu chứng tương tự như trầm cảm mức độ nhẹ nhưng mức độ nặng hơn trầm cảm nhẹ một chút

Các triệu chứng

  • Người bệnh khi ở giai đoạn này có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu đặc trưng cho giai đoạn trầm cảm nhẹ,
  • Ngoài ra có thêm ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác.

Thời gian xuất hiện triệu chứng tối thiểu là khoảng 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình; có thể không có hoặc có 2-3 triệu chứng cơ thể ở mức độ trầm trọng vừa phải.

Giai đoạn trầm cảm vừa phải có thể gây ra một số ảnh hưởng :

  • Dễ bị tổn thương lòng tự trọng
  • Giảm khả năng làm việc
  • Cảm thấy bản thân vô giá trị
  • Nhạy cảm
  • Lo lắng thái quá

Giai đoạn trầm cảm vừa khác giai đoạn trầm cảm nhẹ là một số triệu chứng của trầm cảm vừa gây ảnh hưởng đên công việc, sinh hoạt và những mối quan hệ trong xã hội

Sự khác biệt lớn nhất so với trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng để gây ra các vấn đề trong công việc, khả năng chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Do đó mà trầm cảm vừa cũng dễ chẩn đoán hơn.

>> Xem tham khảo:Trầm cảm cấp độ 2

Giai đoạn trầm cảm nặng

Giai đoạn trầm cảm nặng 1

Ở giai đoạn trầm cảm nặng, được chia thành 2 thể: Trầm cảm nặng có kèm các triệu chứng loạn thần và trầm cảm nặng không kèm triệu chứng loạn thần.

Trầm cảm nặng không có triệu chứng rối loạn thần

Ở giai đoạn trầm cảm nặng khi có các triệu chứng loạn thần, tức bệnh nhân đã có các triệu chứng nghiêm trọng và đáng chú ý, thậm chí người thân của bệnh nhân cũng có thể phát hiện ra. Người bệnh ở giai đoạn này thường có biểu hiện:

  • Tâm thần chậm chạp, dễ bị kích động
  • U sầu buồn bã kéo dài
  • Mất tự tin
  • Cảm thấy mình vô dụng
  • Tự thấy mình tội lỗi, xấu hổ
  • Có hành vi làm tổn thương chính bản thân và những người xung quanh
  • Nghiêm trọng hơn cả, người bệnh luôn nghĩ đến cái chết và có những hành vi muốn tự tử

Trầm cảm nặng có triệu chứng rối loạn thần

Người bệnh trầm cảm nặng có kèm theo triệu chứng rối loạn tâm thần tức là bệnh nhân luôn  có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Một số hoang tưởng thường xuất hiện: Ảo giác nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra…Hoặc bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu. Những ảo thanh hoặc ảo khướu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục hoặc thịt thối rữa.

Khi người bệnh trầm cảm đã bước tới giai đoạn nặng và kèm theo trạng thái rối loạn tâm thần đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi có những biểu hiện loạn thần hoặc hành vi tự làm tổn thương, ý nghĩ tự sát người bệnh cần được thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Bác sỹ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc điện để giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Một số dạng trầm cảm khác

Ngoài ra còn có một số dạng trầm cảm khác nữa, có thể gọi là trầm cảm ẩn. Đó là các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, nhưng có những triệu chứng cụt và rất khó chẩn đoán như căng thẳng, lo buồn, chán nản và thêm các triệu chứng đau hoặc mệt mỏi dai dẳng có nguyên nhân thực tổn.

Cách xử lý khi có biểu hiện trầm cảm

Khi người bệnh có những biểu hiện trầm cảm, có thể mới ở mức độ nhẹ, điuề đầu tiên bạn cần chia sẻ tình trạng của mình với người thân hoặc bác sỹ, chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ. Nên nhớ đây đơn giản là một tình trạng bệnh lý mà bạn không thể tự hết hay có thể tự vượt qua bằng ý chí.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp: Hỗ trợ hoạt huyết và cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi.

Cách xử lý khi có biểu hiện trầm cảm 1

 

Ashami được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được sản xuất trong quy trình công nghệ cao và được Bộ y tế cấp phép lưu hành được chứng minh là an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Thành phần của viên nén của Ashami gồm có:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)
  • Chiết xuất Bạch Quả

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Khi được chuẩn đoán đúng bạn sẽ được tiếp cận với các biện pháp điều trị giúp bản thân thoát khỏi chứng trầm cảm và trở lại với cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?