Bệnh lý rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (tiếng anh là PTSD) hoặc stress cấp tính là bệnh lý xảy ra khi ai đó mắc phải 1 chấn động đau thương lớn trong cuộc đời. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu về căn bệnh này dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra những nguyên nhân, triệu chứng cũng như liệu pháp điều trị cho căn bệnh này.

Bệnh lý rối loạn căng thẳng sau sang chấn 1

Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?

Rối loạn căng thẳng cấp tính là bệnh lý xảy ra khi một người có phản ứng ‘cực đoan’ quá mức sau khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương, hoặc nghe về một sự kiện đau thương đã xảy ra với một thành viên gia đình hoặc bạn bè. Trong thực tế, mọi người đều cảm thấy một loạt các cảm xúc đau thương khi nghe thấy tin buồn nào đó. Tuy nhiên, những người mắc căn bệnh này dường như cảm thấy các cảm xúc quá cực đoan và cơ thể họ không thể chịu đựng được. Đồng thời sự phản ứng với sự kiện kéo dài sau khi họ biết, từ khoảng 3 ngày đến 1 tháng. Họ có những biểu hiện bên ngoài như:

  • Nhớ lại: chẳng hạn như những kỷ niệm sinh động, những giấc mơ hoặc cảm giác như họ đang trải nghiệm lại sự kiện, khiến sự đau buồn của họ tiếp tục lặp lại.
  • Tâm trạng rất tệ: hầu như không thể cảm thấy một cảm xúc tích cực nào khác
  • Có sự thay đổi suy nghĩ và niềm tin và thế giới hoặc có thể là chính con người họ (Ví dụ như “thế giới này không công bằng”; “mình là một kẻ tồi tệ”;…)
  • Cảm thấy tách biệt với các sự kiện đang diễn ra ở hiện tại
  • Khó thư giãn, ngủ hoặc tập trung
  • Có những vấn đề về cảm xúc như: cảm thấy tuyệt vọng, trầm cảm, mặc cảm tội lỗi
  • Nhiều người mắc PTSD còn có hành vi lạm dụng chất (như nghiện rượu, sử dụng ma túy)

PTSD – rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì?

Một người được chẩn đoán bị PTSD khi phản ứng dữ dội của họ đối với chấn thương tâm lý kéo dài hơn một tháng hoặc hơn thế. PTSD cũng có thể xảy ra ở những người bị chấn thương trong một thời gian dài (ví dụ như cựu chiến binh, cảnh sát, y tá).

Nguyên nhân gây PTSD hoặc rối loạn căng thẳng cấp tính

Không phải tất cả những người trải nghiệm một sự kiện đau thương đều mắc phải căn bệnh này. Hầu hết mọi người đều có thể hồi phục theo thời gian. Không có một nguyên nhân nào gây rối loạn stress cấp tính hoặc PTSD; tuy nhiên, căn bệnh có thể tạo nên do một loạt các yếu tố môi trường và di truyền. Một người trước đó đã trải qua chấn thương, hoặc có rối loạn sức khỏe tâm thần khác, hoặc đang trải qua các sự kiện căng thẳng khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Giải pháp trị bệnh

Điều trị cho những bệnh nhân mắc PTSD rất khó vì những người mắc PTSD cũng thường mắc thêm các bệnh tâm lý khác (như hội chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, vv). Vì thế, ngoài các liệu pháp nhận thức – hành vi, còn cần sử dụng cả thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên nó chỉ mang lại một hiệu quả rất nhỏ.

Nếu bạn đang gặp một trong số các dấu hiệu trên, hoặc đang tìm cách để quay trở về cuộc sống thường nhật hậu sang chấn, thì bạn nên tìm kiếm các liệu pháp điều trị phù hợp với bản thân. Cách tốt nhất là bạn nên tìm tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm thần để được chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị cụ thể và tốt nhất. Họ có thể giới thiệu bạn với một chuyên gia tư vấn tâm lý, nhờ họ đưa ra lời khuyên giúp xử lý chấn thương. Hoặc họ sẽ đưa ra liệu trình trị liệu bằng thuốc và các hoạt động khác phù hợp với bạn.

Thực tế thì, bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn khi nói về trải nghiệm của họ với sự đau thương. Do đó, bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, nhờ họ đi cùng mình tới gặp các bác sĩ để có thể có tâm lý phù hợp nhất. Luôn nhớ rằng các bác sĩ về sức khỏe tâm thần có rất nhiều kinh nghiệm làm việc với những người đã bị chấn thương.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?