Bị mệt mỏi, mất ngủ triền miên là bệnh gì? Có đáng lo hay không?

Bị mệt mỏi, mất ngủ triền miên là bệnh gì? Có đáng lo hay không? 1

Bệnh mệt mỏi mất ngủ triền miên gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy nên làm gì để cải thiện chứng mệt mỏi mất ngủ triền miên? Hãy cùng vungtri.com tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.

Mất ngủ triền miên là gì?

Mất ngủ triền miên là tình trạng đi ngủ nhưng không ngủ được; khó ngủ; ngủ không sâu giấc và dễ bị tỉnh giấc bởi những tiếng động nhẹ (hoặc rất nhẹ)… xảy ra ít nhất 3 đêm/tuần; và diễn ra trong thời gian dài không tự hết (nhiều hơn 3 tuần).

Bị mất ngủ triền miên thường xảy ra ở những người trung tuổi và cao tuổi, đặc biệt xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hoặc những người gặp vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.

Mất ngủ triền miên là gì? 1

Do kéo dài không tự khỏi nên mất ngủ triền miên làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, dễ gây ra các tình trạng như: mệt mỏi mà không ngủ được; căng thẳng mệt mỏi mất ngủ; bị mất ngủ người mệt mỏi đau đầu…

Hiện tượng mất ngủ triền miên còn được gọi theo nhiều thuật ngữ khác nhau như: mất ngủ kinh niên, mất ngủ mãn tính.

Các biểu hiện khi bị mất ngủ triền miên

Một số triệu chứng biểu hiện thường thấy ở người bị mất ngủ triền miên như:

  • Cảm giác căng mắt, mắt rất mỏi nhưng không ngủ được.
  • Nằm rất lâu mới có thể ngủ được (khó ngủ).
  • Dễ bị tỉnh giấc bởi tiếng động nhẹ.
  • Thường xuyên giật mình thức dậy lúc nửa đêm (dù không có tiếng động).
  • Dễ cáu gắt.
  • Trí nhớ giảm rõ rệt.
  • Làm việc khó tập trung.
  • Có cảm giác buồn, tủi thân, chán nản.

Mất ngủ triền miên là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh (còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược, kiệt quệ thần kinh) là tình chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não bị rối loạn não phải làm việc, hoạt động quá căng thẳng trong thời gian dài.

Suy nhược thần kinh 1

Người bị suy nhược thần kinh rất dễ mất ngủ triền miên

Suy nhược thần kinh không chỉ gây mất ngủ triền miên mà còn gây ra một loạt các triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi mà không ngủ được.
  • Mất ngủ triền miên.
  • Có cảm giác bất lực mệt mỏi.
  • Rối loạn cảm giác: hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay…
  • Lo âu.
  • Nhịp tim tăng.
  • Khó kiểm soát tâm trạng như: dễ nổi nóng, tức giận hoặc buồn tủi, khóc…
  • Dễ giật mình.
  • Có xu hưởng chỉ muốn ở một mình để tránh bị ồn ào.

Mất ngủ triền miên do trầm cảm

Bệnh trầm cảm (hay còn gọi là rối loạn trầm cảm) là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Trầm cảm xuất hiện do hoạt động của bộ não bị rối loạn tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi và cử chỉ, biểu hiện.

Các triệu chứng bệnh trầm cảm:

  • Nét mặt (khí sắc) trầm, buồn, ủ rũ.
  • Rối loạn giấc ngủ: cụ thể như mất ngủ triền miên, khó ngủ, mệt mỏi mà không ngủ được…
  • Có cảm giác lo âu, sợ hãi, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Người mệt mỏi; cảm giác hồi hộp trống ngực.
  • Suy nghĩ luôn hướng về những điều tiêu cực; cảm thấy bản thân vô dụng.
  • Không có hứng thú với những sở thích trước đây.
  • Ăn không ngon, sụt cân.
  • Bị đau đầu, nhức mỏi vai gáy.
  • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử.

Mất ngủ triền miên do trầm cảm 1

Mệt mỏi, mất ngủ triền miên là một dấu hiệu của trầm cảm

Hiểu thêm về bệnh trầm cảm tại: Tổng quan về bệnh trầm cảm

Do rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật làm mất sự cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm – phó giao cảm (nơi duy trì các chức năng bình thường của cơ thể).

Cụ thể, nó làm ảnh hưởng đến các chức năng tự động của cơ thể như: nhịp tim, huyết áp, giấc ngủ, hệ tiêu hóa…  làm tiền đề xuất hiện nhiều bệnh như: cao huyết áp, các bệnh về tim, mất ngủ, mất ngủ triền miên, trào ngược dạ dày, đau dạ dày…

Rối loạn nội tiết tố

Trường hợp này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh. Bởi ở những thời điểm này các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone – 2 loại hormone chính quyết định tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển giới tính nữ bị suy giảm mạnh trong thời gian ngắn. Từ đó làm phát sinh những triệu chứng:

  • Cáu gắt, dễ nổi giận.
  • Bốc hỏa.
  • Khó điều khiển cảm xúc.
  • Bị mất ngủ triền miên.
  • Lão hóa da với nhiều nốt đốm, tàn nhang.
  • Kinh nguyệt không đều.

Rối loạn nội tiết tố 1

Thiếu hụt nội tiết tố gây mất ngủ triền miên ở phụ nữ trung tuổi

Rối loạn tiền đình

Tiền đình nằm trong hệ thần kinh và có vị trí ở phía sau 2 bên ốc tai. Tiền đình có vai trò giúp duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, cân bằng cơ thể, giúp phối hợp các bộ phận cử động hài hòa theo chỉ huy từ hệ thần kinh như: cử động mắt, chân, tay, miệng, thân…

Rối loạn tiền đình khiến cơ thể bị mất trạng thái cân bằng biểu hiện bằng các triệu chứng lặp lại nhiều lần như:

  • Đứng không vững, cơ thể bị chạng vạng.
  • Rối loạn thị giác như: hoa mắt, chóng mặt ,mất phương hướng.
  • Rối loạn thính giác: ù tai, giảm tính lực (giảm khả năng nghe).
  • Mất ngủ đau đầu mệt mỏi; Rất mệt mỏi mà không ngủ được.
  • Hạ huyết áp.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn cholesterol máu) là hiện tượng trong máu bị tăng một lượng cholesterol và triglycerid bất thường và đồng thời bị  giảm một lượng HDL-Cholesterol  (1)

(1): HDL-Cholesterol  là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, mạch máu, cơ quan về gan để gan đào thải ra khỏi cơ thể.

Rối loạn lipid máu 1

Các triệu chứng rối loạn lipid máu:

  • Vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, thở dốc.
  • Mất ngủ người mệt mỏi.
  • Có cảm giác đau thắt ngực, tức ngực, nặng ngực như bị bóp nghẹt.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa.

Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường chỉ biểu hiện âm thầm không rõ rệt nên người bệnh rất khó phát hiện bệnh.

Bệnh về đường hô hấp

Một số bệnh về đường hô hấp thường gặp gây mất ngủ triền miên như: hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), ngưng thở khi ngủ…

Thông thường, các bệnh về đường hô hấp khiến người bệnh gặp tình trạng khó thở khi ngủ, từ đó làm xuất hiện các chứng tỉnh giấc nửa đêm, mệt mỏi mà không ngủ được, mất ngủ đau đầu mệt mỏi kéo dài…

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày  – thực quản xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày (thực quản).

Trào ngược dạ dày thực quản 1

Ở mức độ bệnh nhẹ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khoảng 1 lần/tuần. Còn với mức độ trung bình đến nặng thì có thể xảy ra nhiều hơn 2 lần/tuần.

Một số biểu hiện thường gặp:

  • Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng).
  • Ợ hơi.
  • Khó nuốt.
  • Cảm nhận được mùi chua của thức ăn trong dạ dày.
  • Cảm giác vướng như có khối u trong cổ họng.
  • Bị tức ngực, đau ngực như có người buộc thắt lại.
  • Trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm gây tình trạng mất ngủ đau đầu mệt mỏi (thậm chí có thể bị mất ngủ triền miên); hen suyễn, ho mãn tính, viêm thanh quản…

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh khác nhau như: bướu cổ, cường giáp, viêm tuyến giáp… gây ra bởi tình trạng tăng hormone tuyến giáp (cụ thể là triiodothyronine và thyroxin).

Bệnh làm gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ như:

  • Ngủ không yên giấc.
  • Mất ngủ đau đầu mệt mỏi.
  • Người mệt mỏi mà không ngủ được.
  • Ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc nửa đêm.
  • Xuất hiện căng thẳng mệt mỏi mất ngủ.
  • Giấc ngủ ngắn hơn so với bình thường.

Do căng thẳng stress kéo dài

Do căng thẳng stress kéo dài 1

Căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài do áp lực công việc, áp lực cuộc sống cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng mệt mỏi mất ngủ hoặc thậm chí mất ngủ triền miên.

Tuy nhiên đây không phải là bệnh lý thực thể nên khi có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc thoải mái thì chứng mất ngủ triền miên có thể tự cải thiện.

Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác cũng gây chứng mất ngủ triền miên như:

  • Viêm khớp mãn tính.
  • Thiếu máu não
  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Men gan cao.

Mất ngủ triền miên có đáng lo ngại hay không?

Thực sự nó RẤT ĐÁNG LO NGẠI. Bởi nếu chứng này không được cải thiện kịp thời thì có thể gây ra những tác hại cho người bệnh như:

  • Sức khỏe suy giảm do các bệnh lý.
  • Là nền tảng cho các căn bệnh khác hình thành và phát triển – một mối nguy hại “ngầm” với sức khỏe của bạn.
  • Làm tăng nguy cơ đột quỵ (tăng khoảng 46%) với những người ngủ ít hơn 6h/ngày.
  • Làm suy giảm trí nhớ.
  • Làm giảm khả năng sinh lý, ham muốn tình dục ở người bệnh.
  • Đối với phụ nữ, mất ngủ triền miên là “kẻ thù” gây ra một loạt tác động xấu đến ngoại hình bên ngoài như: làm thâm vùng mắt, xuất hiện nám, tàn nhang và lão hóa da ở phụ nữ.

Nên làm gì khi bị mất ngủ triền miên?

Để điều trị mất ngủ triền miên hiệu quả thì cần tìm và chữa trị từ căn nguyên gây ra bệnh.

Bởi vậy, cách tốt nhất là người bệnh nên thu xếp thời gian đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh tại các địa chỉ uy tín để được kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng (nếu cần). Từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý gây mất ngủ triền miên (nếu có) cũng như có liệu pháp điều trị phù hợp từ sớm.

Một số liệu pháp điều trị mất ngủ triền miên có thể được đề xuất áp dụng:

Dùng thuốc an thần gây ngủ

Các loại thuốc an thần gây ngủ có khả năng tác động lên não bộ thông qua một chất dẫn truyền thần kinh GABA (acid gamma – aminobutyric) – một hoạt chất làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương, thư giãn cho thần kinh trung ương, giúp tạo ra cơn buồn ngủ, ngủ sâu hơn, làm giảm hiện tượng mất ngủ triền miên.

Dùng thuốc an thần gây ngủ 1

Thuốc Zolpidem (Stilnox)

Một số thành phần thuốc an thần có tác dụng gây ngủ như:

  • Thuốc Zolpidem (Stilnox)
  • Diazepam
  • Bromazepam
  • Clonazepam
  • Zolpidem (Stilnox, Ambien).
  • Eszopiclone (Lunesta).
  • Zaleplon (Sonata).

Điều trị mất ngủ triền miên bằng một số bài thuốc Đông y

Bài thuốc 1:

Chủ trị: Người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ăn không ngon miệng, hay quên, tim đập nhanh và tinh thần uể oải.

Điều trị mất ngủ triền miên bằng một số bài thuốc Đông y 1

Hoàng kỳ

Chuẩn bị:

  • Bá tử nhân, nhân sâm, đương quy, phục linh và phục thần mỗi vị 12g.
  • Nhục quế 6g, ngũ vị tử, viễn chí (bỏ lõi) và xuyên khung: mỗi vị 8g.
  • Chích cam thảo 4g và hoàng kỳ 6g.

Cách sắc thuốc và cách dùng:

  • Cho các vị thuốc vào ấm, đổ 3 bát con nước sạch rồi tiến hành sắc thuốc đến khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa.
  • Tiếp tục sắc cho đến khi còn khoảng 1 bát con nước thuốc thì chắt ra.
  • Sau đó thực hiện lần 2 và lần 3 tương tự như lần 1.
  • Sau 3 lần sắc thu được 3 bát nước thuốc. Trộn đều 3 nước thuốc với nhau. Sau đó chia thành 3 phần chia uống 3 bữa/ngày.
  • Ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc 2:

Chủ trị: Người bị ngủ mơ màng, dễ thức giấc nửa đêm, suy giảm trí nhớ, ăn uống kém, ăn không ngon miệng.

Chuẩn bị:

  • Phục linh, chi mẫu, viễn chí, bạch truật, long nhãn, bá tử nhân: mỗi vị 10g.
  • Đảng sâm, phục thần, táo nhân (sao đen): mỗi vị 12g.
  • Xuyên khung, mộc hương (mài sống), ngũ vị tử: mỗi vị 5g
  • Đại táo, cam thảo: mỗi vị 3g.
  • Sinh khương (gừng tươi): 3 lát.

Cách sắc thuốc và cách dùng: giống như bài thuốc 1.

Bài thuốc 3:

Chủ trị: cho người bị mất ngủ, khi ngủ thường xuyên mơ thấy ác mộng.

Điều trị mất ngủ triền miên bằng một số bài thuốc Đông y 2

Đảng sâm

Chuẩn bị:

  • Toan táo nhân, long xỉ, phục thần, phục linh, xương bồ: mỗi vị 12g.
  • Viễn chí và nhân sâm: mỗi vị 8g.

Cách sắc thuốc và cách dùng: giống như bài thuốc 1.

Một số lời khuyên giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp điều trị từ bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số lối sống và thói quen mới vào buổi tối giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn như:

  • Tập ổn định giấc ngủ hàng ngày bằng cách đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định. Tránh tình trạng ngày đi ngủ sớm, ngày đi ngủ muộn khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ tệ đi.
  • Nên tắt nguồn (hoặc để chế độ máy bay) cho các thiết bị smatphone để hạn chế tối đa các sóng điện từ ảnh hưởng đến não bộ, từ đó hạn chế bị mất ngủ đau đầu mệt mỏi hoặc mất ngủ triền miên.
  • Lựa chọn một chiếc gối có độ cao vừa phải để vùng đầu, cổ được thư giãn trong khi ngủ, giúp ngủ ngon và giấc ngủ kéo dài hơn.
  • Có thể thực hiện một số hoạt động giúp đầu óc thoải mái, thư giãn hơn trước khi ngủ như: nghe nhạc nhẹ, nhạc cổ điển hoặc đọc sách, ngồi Thiền định.

Một số lời khuyên giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn 1

Thiền định giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn

  • Nghĩ đến những điều tích cực, những điều tốt đẹp trước khi bước vào giấc ngủ.
  • Có thể thay đổi không gian phòng ngủ giúp tạo cảm giác thoải mái và thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Dành khoảng 15 – 20 mỗi buổi tối đi bộ hoặc vận động nhẹ giúp lượng thức ăn tiêu bớt, kích thích cơ thể điều hòa tuần hoàn máu để việc đi vào giấc ngủ buổi tối dễ dàng hơn.
  • Hạn chế nghĩ đến công việc, áp lực hoặc những stress căng thẳng trong ngày để tránh bị mệt mỏi mà không ngủ được.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý, cân bằng lượng rau xanh, chất xơ, hoa quả và lượng protein nạp vào cơ thể.
  • Hạn chế tối đa lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng. Thay vào đó nên bổ sung các loại nước rau củ ép, nước trái cây nhiều hơn trong thức uống hàng ngày.
  • Không nên uống nhiều nước lọc vào buổi tối (sau 21h).
  • Không ăn quá no vào buổi tối khiến bụng bị chướng gây khó ngủ hơn.
  • Không dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích, cà phê, trà đặc… vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn phải “thức trắng đêm”.

Ashami- Cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lo âu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm giúp hỗ trợ và điều trị rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và bác sĩ đanh giá cao tác dụng của sản phẩm bảo vệ sức khỏe Ashami.

Ashami- Cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lo âu 1

 

Với cơ chế:

  • Hỗ trợ hoạt huyết.
  • Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi

Vì sao nên sử dụng Ashami?

  1. Sản phẩm được nghiên cứu khoa học bài bản, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của công ty CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TRADIPHAR
  2. Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong việc cải thiện căng thẳng thần kinh, lo âu mệt mỏi. Quan trọng hơn, đã có rất nhiều người dùng Ashami và mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  3. Nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu. Đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng cải thiện tốt cho những người căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi
  4. Sản phẩm không có tác dụng phụ vì sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối.
  5. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Xem thêm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?