Tổng hợp các loại rối loạn lo âu thường gặp

Tổng hợp các loại rối loạn lo âu thường gặp 1

Rối loạn lo âu là trạng thái rối loạn tâm thần, người mắc lo lắng quá mức về 1 vấn đề. Đây là bệnh lý tâm thần kinh khá phổ biến . Tuy nhiên, thông thường chúng ta chỉ biết đến 1 loại rối loạn lo âu mà không hề biết rối loạn lo âu gồm rất nhiều dạng như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng loạn,… Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các dạng của rối loạn lo âu nhé.

Những loại rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một loại rối loạn lo âu, được đặc trưng bởi sự lo âu mãn tính, lo lắng quá mức, căng thẳng về một số hoạt động, sự kiện, tình trạng này kéo dài khoảng trên 6 tháng, ngay cả khi có rất ít hoặc không có yếu tố kích động. Ngoài ra, nó thường xảy ra cùng với các rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khác. Cho đến nay, nguyên nhân của GAD vẫn chưa được xác định chính xác mặc dù có nhiều phân tích nó thường xảy ra ở những người lạm dụng rượu, trầm cảm điển hình, hoặc rối loạn hoảng sợ.

Một số dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa cần được kể ra:

  • Bồn chồn, lo lắng như đứng bên bờ vực thẳm
  • Dễ bị mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Dễ cáu gắt
  • Căng cơ
  • Giấc ngủ bị rối loạn

=> Tìm hiểu chi tiết: Thông tin về rối loạn lo âu lan tỏa.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức (viết tắt là OCD). Đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh với suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng, lo âu. Lâu dài có những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống người bệnh và người thân xung quanh.

Đến nay, chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra nguyên nhân chính xác hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng tới căn bệnh này như gia đình đã có người mắc rối loạn này, căng thẳng, stress kéo dài, phụ nữ mang thai, sinh con có nguy cơ mắc cao hơn, sự thay đổi của não bộ, cơ thể thiếu hụt Serotonin trong não…

Một số dấu hiệu nhận biết:

  • Rửa tay quá kĩ
  • Dọn dẹp theo nguyên tắc
  • Luôn kiểm tra mọi thứ
  • Ám ảnh về những con số
  • Khả năng tổ chức rất tốt
  • Ám ảnh về tình dục
  • Dằn vặt về các mối quan hệ
  • Kỳ vọng về sự bảo đảm…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) 1

Rối loạn hoảng loạn

Rối loạn hoảng loạn là một dạng bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn sợ hãi dữ dội và lặp đi lặp lại kèm theo các triệu chứng thực thể bao gồm đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt hoặc đau bụng. Thông thường, các cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột gây ra những phản ứng cho cơ thể, các cảm giác lo lắng sợ hãi thường xuyên xuất hiện dù không có nguyên nhân cụ thể hay dấu hiệu báo trước.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn ( được viết tắt là PTSD). Đây là một loại rối loạn lo âu có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với một sự kiện hoặc thử thách đáng sợ và xảy ra tổn thương thực thể nghiêm trọng. Nó là hậu quả lâu dài của các sự kiện đau thương, nỗi sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng.

Với một người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn thường có những cảm giác này đeo đẳng hoặc tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn bao gồm:

  • Tăng sự nhạy cảm: Dễ bộc lộ cảm xúc, cáu gắt, cơn giận dữ, khó tập trung, giật mình, tim, huyết áp tăng nhanh, căng cơ, khó ngủ…
  • Né tránh: Người bệnh thường né tránh mọi người, tách rời với gia đình, bạn bè và mất hứng thú với các hoạt động mà người đó từng thích.
  • Cơn hồi tưởng: Người mắc PTSD thường hồi tưởng, ảo giác và ác mộng hoặc họ thấy đau khổ tột cùng khi nghĩ về những sang chấn, kỉ niệm đó.
  • Nhận thức và tâm trạng tiêu cực

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) 1

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh lý thuộc về tâm thần, nhóm bệnh rối loạn lo âu. Nó là một phản ứng bình thường khi phải đối mặt với căng thẳng. Tuy nhiên, khi cảm thấy lo âu quá mức hoặc quá lâu thì nó trở thành dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi bị người khác nhìn hoặc bị phê bình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập hay những hoạt động thường ngày khác.

Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

  • Tim đập nhanh, loạn nhịp, chóng mặt, đỏ mặt
  • Căng cơ
  • Khó tiêu hay tiêu chảy
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn, nôn
  • Lo lắng ngay lập tức trước một vấn đề gì đó, hoặc lo lắng hàng tuần trước khi vấn đề
  • Lo lắng sợ hãi khi bị người khác đánh giá

=> Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội có thể khác nhau đối với từng người. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu, biểu hiện trên, bạn có thể đến khám hoặc xin tư vấn từ chuyên gia bác sĩ.

Rối loạn lo âu xã hội 1

Rối loạn lo âu do thuốc

Rối loạn lo âu do thuốc đặc trưng bởi các triệu chứng lo âu hoặc hoảng loạn dữ dội do việc:

  • Lạm dụng sử dụng thuốc quá nhiều mà không theo đơn, theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tiếp xúc với các chất hóa học độc hại
  • Ngưng sử dụng thuốc đột ngột

Rối loạn lo âu chia ly (separation anxiety disorder)

Rối loạn lo âu chia ly (Seperation Anxiety Disorder) là một dạng rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách, rời xa những người đã gắn bó với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Chứng bệnh này thường xảy ra cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất  là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6 – 7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13 – 17 tuổi và người trưởng thành.

Triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly:

  • Đau khổ quá mức lặp đi lặp lại khi biết  mình sẽ rời khỏi gia đình hoặc rời xa những người mình gắn bó, thân thuộc.
  • Lo lắng quá mức và dai dẳng có thể khiến ảnh hưởng đến người mà mình gắn bó như bệnh tật, tai nạn, thảm họa, hoặc chết chóc.
  • Không muốn ra ngoài, rời xa gia đình, thay đổi chỗ ở
  • Sợ hãi thái quá và dai dẳng, miễn cưỡng ở một mình hoặc không có người gắn bó quan trọng.
  • Thường xuyên gặp ác mộng chia ly trong khi ngủ.
  • Thường đau bụng, đau đầu, buồn nôn khi biết trước việc chia ly với người mình gắn bó.
  • Sợ hãi, lo lắng, tránh né.

Rối loạn lo âu chia ly gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác. Nó có thể dẫn tới sự thay đổi một cách quá mức của hội chứng tự kỷ; hoang tưởng hoặc ảo giác liên quan đến việc chia ly trong rối loạn loạn thần.

Xem thêm:Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không?

Tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu tự nhiên

Để khắc phục rối loạn lo âu, bạn cần thời gian để cải thiện. Bên cạnh phương pháp trên, để giúp nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn lo âu nhanh hơn, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học khuyên bạn nên phối hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ashami.

Tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu tự nhiên 1

Đây là sản phẩm được sản xuất trong quy trình công nghệ cao và được Bộ y tế cấp phép lưu hành được chứng minh là an toàn và không có tác dụng phụ, không tương tác với thuốc khác và có thể sử dụng lâu dài. Thành phần của viên nén của Ashami gồm có:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)
  • Chiết xuất Bạch Quả

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?