Bạn đã bao giờ cố gắng tự tử chưa?

Bạn đã bao giờ cố gắng tự tử chưa? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều câu trả lời là có. Đại đa số, lúc bạn muốn tự tử là bạn chỉ muốn ngưng lại nỗi đau đơn này, mà không suy nghĩ là bạn không muốn chết, chỉ muốn thoát khỏi nỗi đau. Khi bạn có xu hướng muốn tìm đến cái chết, có nghĩa là bạn  đang tận cùng của nỗi đau đến nỗi không nhìn thấy con đường nào khác.

Bạn đã bao giờ cố gắng tự tử chưa? 1

Một số nguyên nhân có thể khiến bạn muốn tự tử

Những tác động bên ngoài như trục trặc trong mối quan hệ xung quanh, những chuyện đau buồn…là những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng tự tử. Tử tự là lối thoát cuối cùng khi bế tắc, áp lực trong cuộc sống diễn ra.

Những trải nghiệm đau buồn

Khi những chuyện đau buồn diễn ra như chiến tranh, lạm dụng thể chất hoặc tình dục… bạn cảm thấy đau khổ, tiếc nuối, tội lỗi và có suy nghĩ muốn tự tử để kết thúc, để quên đi tất cả.

Những trạng thái đó có thể phát triển thành dạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), được biểu hiện bởi những hồi tưởng hoặc trí nhớ dai dẳng quanh trải nghiệm đau buồn. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây ra những cảm xúc lo lắng nặng nề, có thể làm bạn cảm thấy vô cùng khó khăn để kiểm soát một cuộc sống bình thường, từ đó dẫn đến ý nghĩ tự tử trong bạn.

Bắt nạt

Bắt nạt ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và suy nghĩ của bạn dù bạn bị bắt nạt ở mức độ nào đi chăng nữa. Khi đó, bạn cảm thấy chán nản, vô dụng và không hy vọng tình hình mọi chuyện sẽ được thay đổi.

Nhiều trường hợp, bắt nạt không được thể hiện và được báo cáo sớm cho tới khi mọi chuyện ngoài tầm kiểm soát và trở lên trầm trọng. Cuối cùng, tự tử như là cách duy nhất để nạn nhân thoát khỏi nỗi đau mà họ đang gặp phải.

Công nghệ hiện đại, phát triển tạo ra một hiện tượng gọi là “bắt nạt trên mạng xã hội”, nơi các nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến. Các phần bình luận của các trang website hay youtube, các blog khác nhau mà mục đích là để hủy hoại danh dự và làm cho nạn nhân cảm thấy xấu hổ. Nếu bạn không có giải pháp để đối phó với điều này, ý nghĩ tự tử có thể xuất hiện.

Nghiện ma túy hoặc lạm dụng rượu và chất kích thích

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, lạm dụng chất kích thích, bia, rượu, ma túy có thể làm cho bạn trở nên chán nản. Chất kích thích, ma túy hay rượu có thể giúp bạn giảm đau nhanh, tuy nhiên nó không giúp bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tại của bạn. Cụ thể, ma túy và rượu làm thay đổi chức năng não và dẫn truyền thần kinh, dẫn đến trầm cảm sâu sắc. Bạn có thể cảm thấy bất lực để vượt qua việc sử dụng các chất gây nghiện. Các triệu chứng của cai nghiện ma túy, rượu và các chất kích thích có thể gây đau đớn và khó chịu. Tại những thời điểm này, ý định tự tử cũng được xem như cách cuối cùng để thoát khỏi cơn nghiện ngập.

Các vấn đề trong mối quan hệ

Những mối quan hệ xảy ra quanh bạn hằng ngày như lạm dụng, không được tôn trọng, đặc  biệt quan hệ trong yêu đương. Khi các vấn đề xảy ra xoay quanh các mối quan hệ này, những cảm xúc mãnh liệt hơn dễ xuất hiện trong bạn như trầm cảm, lo lắng, cảm giác hoảng loạn, cô đơn… Từ đó, bạn dễ cảm thấy tổn thương, đau đớn và dễ bị nhấn chìm bởi suy nghĩ muốn tự tử để chạy trốn. Từ việc cảm thấy sợ cô đơn hoặc cô lập, bạn có thể sẵn sàng tham gia các băng nhóm hoặc tìm quên trong rượu và ma túy.

Khi bạn không thể đối phó với nỗi đau tinh thần của chính mình, bạn có thể cảm thấy vô vọng và muốn tự tử. Nhưng điều quan trọng bạn phải hiểu rằng đau đớn là một phần tất yếu của cuộc sống. Mọi người có thể đối phó với những nỗi đau đến một mức độ nhất định, nhưng nỗi đau tinh thần dữ dội có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.

=> Hiểu những nguyên nhân gây ra ý nghĩ muốn tự tử sẽ giúp bạn nhận ra và kiểm soát nó. Nếu ý nghĩ muốn tự tử cứ dai dẳng đeo bám bạn, bạn hãy tham khảo tư vấn bác sĩ để giúp bạn đối phó với nỗi đau và xóa tan ý định tự tử trong bạn. Bạn nên nhớ rằng, dù có chán nản, mệt mỏi, vế tắc đến đâu đi chăng nữa thì sự sống của bạn vẫn thật đáng quý và đáng trân trọng.

Dấu hiệu nhận biết của hành vi tự tử

  • Luôn nói về cái chết
  • Tìm kiếm những phương pháp tự tử: Súng dao, bất cứ cái gì giúp giải thoát tổn thương
  • Ám ảnh với cái chết
  • Chán ghét, ghê tởm với bản thân
  • Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ: Chuẩn bị mọi thứ sẵn cho những thành viên trong gia đình, viết thư, di chúc…
  • Chào tạm biệt: Gọi điện hay đến thăm bạn bè hay thân nhân một cách bất ngờ và khác thường. Nói lời chào tạm biệt như thể họ sẽ không gặp lại mình nữa.
  • Cách ly với những người khác: Muốn ở một mình, cô lập với bạn bè, người thân
  • Bình tĩnh bất ngờ: Đột nhiên bình tính, vui vẻ sau khi bị trầm uất nặng nề.

Xem thêm: Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh có dấu hiệu tự sát

Phương pháp ngăn cản người có ý định tự tử

Dấu hiệu nhận biết ai đó muốn tự tử

Hãy quan sát, theo dõi tế nhị những người có ý định tự tử bằng cách:

Khai thác tiền sử tâm lý, rối loạn tâm thần, các biểu hiện tâm lý tâm thần tiềm ẩn, ý tưởng tự sát, kế hoạch tự sát, hành vi tự sát. Người thân, bạn bè và gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận biết sớm các hành vi khác lạ dù là nhỏ nhất.

Giữ an toàn

Hãy hạn chế người có ý định tự tử tiếp cận với những đồ vật gây nguy hiểm, các địa điểm nguy hiểm là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa hành động tự tử. Điều này không hề dễ dàng nhưng yêu cầu người có nguy cơ tự sát có kế hoạch để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các phương tiện gây chết người có thể tạo ra sự khác biệt.

Hãy chia sẻ suy nghĩ với người thân

Để nói những suy nghĩ về cảm xúc tiêu cực như tự tử, tự làm đau mình hay những khó khăn thì hãy chia sẻ suy nghĩ này với bạn bè, người thân. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nói ra, chính vì thế, bạn hãy chủ động sẻ chia, hỏi han nếu người đó có dấu hiệu muốn tự tử, tốt nhất là hỏi thẳng người đó. Chỉ bằng sự quan tâm, bạn mới có thể giúp họ. Bạn hãy chủ động, mở đường cho người có ý định tự tử cơ hội để bày tỏ cảm xúc có thể làm giảm đi sự cô độc và những cảm xúc tiêu cực đang ứ đọng và có thể ngăn ngừa họ tự kết liễu bản thân mình.

Một số cách để mở lời, thể hiện sự quan tâm:

  • Dạo này mình thấy bạn hơi khác, mình rất lo cho bạn
  • Bạn có thật sự ổn không?
  • Mình thấy cậu không ổn, mình không biết cậu đang gặp vấn đề gì?
  • Cậu có cảm giác này từ khi nào?
  • Bạn có vấn đề gì khiến bạn suy nghĩ như vậy?
  • Mình có thể làm gì bây giờ để giúp bạn?
  • Bạn có cần mình giúp gì không?
  • Mình luôn ở bên bạn, bạn không cô đơn đâu
  • Hãy tin mình, mình sẽ giúp bạn thay đổi

Cách nói chuyện với người có ý định tự tử

Nên:

  • Thái độ ân cần, nhẹ nhàng, cử chỉ quan tâm để cho họ thấy, bạn luôn ở bên, họ không cô độc, không chỉ có một mình
  • Nên lắng nghe họ chia sẻ nỗi niềm, xả hết những uất ức, cho dù cuộc nói chuyện có tiêu cực đến đâu thì việc nó xảy ra (cuộc nói chuyện) cũng là một dấu hiệu tích cực.
  • Nên thông cảm, kiên nhẫn, bình tĩnh, chấp nhận. Hãy đưa ra hy vọng, khẳng định với người đó rằng luôn có những lối ra và suy nghĩ tự tử chỉ là tạm thời, người đó luôn quan trọng đối với bạn.
  • Hãy cho họ biết, bạn quan tâm tới họ thật sự, bạn nghiêm túc lắng nghe để họ có thể mở lòng nói về những suy nghĩ, tâm tư, nỗi đau đó cho bạn nghe, để bạn có thể góp ý, chia sẻ từ đáy lòng.

Không nên:

  • Tránh tranh cãi với người muốn tự tử, tránh nói những câu áp đặt: phải nghĩ cho gia đình, người thân, nghĩ tích cực lên…..
  • Tránh giảng giải đạo lý về giá trị cuộc sống, nói họ đang muốn tự tử là sai lầm
  • Đừng nói với họ bạn sẽ giữ kín, bạn hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý, bác sĩ để giúp người muốn tự tử được an toàn.
  • Đừng tự trách bản thân nếu bạn không giúp được họ. Bởi hạnh phúc hay khổ đau của họ không phải là trách nhiệm của bạn.

Hành động nhanh chóng

  • Giúp họ kết nối với gia đình, người thân đáng tin cậy hoặc bác sĩ tâm lý có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ các khó khăn tâm lý của họ và chấp nhận các biện pháp điều trị như tạo ra môi trường an toàn, kiểm soát các phương tiện dùng để tự sát.
  • Nếu có tình huống xấu xảy ra, hãy thông báo với gia đình, người thân, hoặc đưa người đó đến phòng cấp cứu. Lấy đi dao, súng hay thuốc nhưng không được để người đó một mình, dù dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Nếu có người bạn nào của bạn muốn tự tử, tốt nhất để giúp đỡ là lắng nghe và thấu cảm. Để cho họ biết rằng họ không chỉ có một mình và bạn quan tâm đến họ. Tuy nhiên, không nên coi việc làm cho họ cảm thấy tốt hơn là trách nhiệm của bạn. Bạn có thể giúp họ nhưng không thể nào cảm thấy ổn thay họ được. Họ phải tự thỏa thuận với chính bản thân mình để hồi phục.

Giúp đỡ người có ý định tự tử

  • Giúp họ có lối sống tích cực hơn như cùng họ tập thể dục, ra ngoài hít thở không khí, giúp tiết chế ra chất endorphin, chất thần kinh giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn, giải tỏa stress.
  • Giúp bác sĩ theo dõi họ bởi một số loài thuốc điều trị có tác dụng phụ nếu thuốc sử dụng khiến họ không khá hơn mà còn tệ hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc phải mất một thời gian lâu để thuốc có tác dụng, và khoảng thời gian ấy tùy thuộc vào sinh lý của từng người.
  • Giúp họ quên đi những tổn thương, đau buồn.
  • Tiếp tục ở bên và hỗ trợ họ.

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh trầm cảm với thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ đang là phương pháp được rất nhiều người sử dụng và có phản hồi tốt.

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh trầm cảm với thảo dược tự nhiên 1

Ashami có chứa thành phần chính chiết xuất từ hoa Ban Âu, kết hợp với Bạch Quả… giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh, từ đó giúp đẩy lùi trầm cảm một cách hiệu quả.

Phân tích về thành phần trong 1 viên cứng Ashami:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh trầm cảm với thảo dược tự nhiên 1

Trầm cảm, tự kỷ và khuynh hướng tự sát

Bạn có biết trầm cảm được dự đoán là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra suy nghĩ muốn tự tử hoặc những lần cố thử ở trẻ tự kỷ? Và rằng việc chẩn đoán người mắc bệnh tự kỷ bị trầm cảm vẫn luôn là một thách thức đối với các bác sĩ tâm thần.

Xem chi tiết

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?