Liệu rằng mạng xã hội có phải là yếu tố khiến tình trạng trầm cảm ngày 1 nhiều hơn?

Sự phát triển quả mạng xã hội trong những năm gần đây gây nên rất nhiều quan ngại, đồng thời cho thấy người dùng phương tiện truyền thông xã hội có nhiều khả năng bị trầm cảm. Đây chỉ là một trong số lượng lớn các nghiên cứu về mối liên kết giữa truyền thông xã hội và trầm cảm . Nhưng chính xác tại sao các nền tảng như Facebook và Instagram lại khiến mọi người cảm thấy áp lực và dần dần phát triển thành chứng trầm cảm? 

Trầm cảm thường mắc ở những giai đoạn nào?

Liệu rằng mạng xã hội có phải là yếu tố khiến tình trạng trầm cảm ngày 1 nhiều hơn? 1

Các phương tiện truyền thông và chứng trầm cảm 

Phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận cũng như  hành xử. Phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến trầm cảm ở những người dễ mắc bệnh hoặc làm cho các triệu chứng trầm cảm hiện trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, vấn đề có thể không nằm ở phương tiện truyền thông xã hội, mà là cách chúng ta sử dụng.

Truyền thông xã hội có thể đè bẹp lòng tự trọng

Chúng ta biết rằng phương tiện truyền thông xã hội và trầm cảm theo một cách nào đó được liên kết, nhưng tại sao lại như vậy? Mạng xã hội có thể vẽ nên những cái nhìn sai lệch của bạn đối với người khác. 

Để giải thích điều này, bạn có thể thấy hầu hết mọi người thích mô tả một hình ảnh lý tưởng hóa về cuộc sống, đặc điểm cá nhân và sự xuất hiện của họ trên các trang web như Facebook và Instagram. Nếu bạn nhầm lẫn hình ảnh lý tưởng hóa này với thực tế, bạn có thể bị ấn tượng sai lầm rằng mọi người đều tốt hơn bạn, điều đó có thể đè bẹp lòng tự trọng của bạn và dẫn đến trầm cảm. 

Điều này đặc biệt đúng đối với thanh thiếu niên và thanh niên thường xuyên so sánh bản thân với người khác. Nếu lòng tự trọng của bạn bị đè bẹp xuống, ảo tưởng rằng mọi người đều tốt hơn bạn sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Gây ra sự cô lập xã hội và những cảm xúc tiêu cực khác

Một lý do khác cho thấy tác động tiêu cực của phương tiện truyền thông xã hội đối với sức khỏe tâm thần là sự cô lập xã hội. Những người trầm cảm có khả năng cao sẽ tự cô lập về mặt xã hội và chỉ chọn cách tương tác gián tiếp thông qua các nền tảng truyền thông xã hội. Những giao tiếp thường ngày có xu hướng hời hợt hơn. 

Cuối cùng, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực trong bạn như ghen tị, chán ghét, cô đơn và cũng  chẳng thể giúp gì khác ngoài việc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm của bạn.

Mất ngủ cũng góp phần phần hình thành chứng trầm cảm 

Một người trưởng thành bình thường nên ngủ ít nhất sáu giờ một đêm. Điều này, tuy nhiên, gần như không thể vì bây giờ nhiều người  đang giành hàng giờ đồng hồ hàng đêm để trò chuyện trực tuyến.Hơn hết, một số còn thức dậy vào giữa đêm để kiểm tra tin tức và các bài đăng trên mạng xã hội. Thiếu ngủ có thể gây trầm cảm theo nhiều cách.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng trầm cảm khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng trầm cảm khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội 1

Nếu bạn cảm thấy như phương tiện truyền thông xã hội đang có tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn, thì bạn có thể đang bị trầm cảm và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Lòng tự trọng bị tác động và đang dần bị đánh mất
  • Thường xuyên đề cập đến những chuyện tiêu cực,
  • Tâm trạng bị ảnh hưởng và bạn cảm thấy không mấy vui vẻ. 
  • Dễ cáu gắt
  • Thiếu hứng thú với các hoạt động xung quanh 

Nếu bạn đã có những triệu chứng này trong hơn hai tuần và hoặc chúng xuất hiện hầu hết mọi lúc, thì bạn có khả năng bị trầm cảm. Nếu một người có khuynh hướng không kiểm soát được tâm lý và đang xuất hiện các triệu chứng trầm cảm cũng như đang gặp phải các rối loạn tâm thần khác, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội chỉ có thể làm xấu đi sức khỏe tinh thần mà thôi. 

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Tại sao chúng ta cần phải nghiêm túc đối với vấn đề sử dụng mạng xã hội?

Cả trầm cảm và việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đang gia tăng. Vì bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng mạng xã hội theo những chiều hướng tiêu cực có thể gây nên trầm cảm. Hoặc đơn giản, những ai đang trải qua trầm cảm cũng đang lợi dụng mạng xã hội để che dấu đi những cảm xúc thật và trốn tránh cuộc sống. 

Nhất là thanh thiếu niên ngày nay, việc hạn chế giao tiếp và sử dụng mạng xã hội có thể gây nên những nhầm lẫn và tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần. Hơn hết, đây là lứa tuổi khá nhạy cảm, nếu gặp phải những đánh giá sai lệch về bản thân rất có thể gây nên những cảm xúc tự ti hoặc chống đối. 

Việc sử dụng mạng xã hội không có gì là sai trái. Nhưng quan trọng là cách mà chúng ta sử dụng. Bạn không nên quá quan trọng hóa mọi thứ xuất hiện trên mạng xã hội. Không nên đặt cảm xúc cũng như tâm trạng của mình bị chi phối bởi hành động cũng như lời nói của người khác. Hơn hết, hãy học cách điều tiết cảm xúc cũng như thời gian. Nhờ đó có thể cân bằng mọi thứ và giúp bạn tránh xa những tác động tiêu cực dẫn đến trầm cảm. 

Bài viết được quan tâm nhiều 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?