Suy nghĩ tự sát, ngược đãi bản thân – nỗi ám ảnh của bệnh trầm cảm

Những người mắc bệnh trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là suy nghĩ tự sát, ngược đãi bản thân. Nếu không ngăn chặn kịp thời, người bệnh sẽ kết liễu cuộc đời tươi đẹp của mình. Chính điều này đã trở thành nỗi ám ảnh cho chính họ và mọi người xung quanh. Vậy, cần làm gì để cứu người bị trầm cảm ra khỏi con đường sâu hun hút này. Hãy theo dõi bài viết sau để có được thông tin cụ thể nhé!

>> Đọc thêm: Bệnh trầm cảm hoang tưởng

Một số nguy cơ dẫn đến suy nghĩ tự sát, ngược đãi bạn thân của người trầm cảm

Một số nguy cơ dẫn đến suy nghĩ tự sát, ngược đãi bạn thân của người trầm cảm 1

Một số nguy cơ dẫn đến suy nghĩ tự sát, ngược đãi bạn thân của người trầm cảm

Thực tế, không phải ai  có các yếu tố dẫn đến nguy cơ tự sát và ngược đãi bản thân cũng đi đến một cái kết đau lòng cả. Những người mắc phải bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện các yếu tố dẫn đến tự sát, cụ thể là:

  • Bỗng nhiên, xuất hiện các suy nghĩ tự sát
  • Người bệnh là người phạm tội và bị tống giam
  • Tiền sử gia đình đã từng có người tự sát
  • Xảy ra cú sốc về tâm lý như gặp phải những biến cố lớn
  • Đã từng tự sát và hành hạ bản thân nhưng không thành trong quá khứ
  • Tiền sử gia đình đã từng mắc các bệnh về tâm lý và lạm dụng các chất kích thích
  • Đã hoặc đang sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, ma túy, thuốc lá…
  • Tại vị trí đang ở có nhiều vũ khí hay các dụng cụ có khả năng gây sát thương cao như: súng, dao, dây thừng
  • Những người cảm giác bản thân bị cô lập và mâu thuẫn với nhiều mối quan hệ

Theo con số thống kê của Mỹ, mỗi năm nơi đây có 30.000 người từ bỏ sinh mạng vì bị trầm cảm.

Dấu hiệu  cảnh báo nguy cơ tự sát của người bệnh

Dấu hiệu  cảnh báo nguy cơ tự sát của người bệnh 1

Dấu hiệu  cảnh báo nguy cơ tự sát của người bệnh

Trong một nghiên cứu, tổ chức National Suicide Prevention Lifeline (được dịch là tổ chức Ngăn ngừa Tự sát Quốc gia), đã đưa ra các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự vẫn và hành hạ bản thân, các dấu hiệu này bao gồm: 

  • Người bệnh có hiện tượng ngủ quá ít, hoặc ngủ quá nhiều
  • Người bệnh từng nói về cái chế và ý nghĩ tự sát của mình
  • Thường xuyên thay đổi tâm trạng, tính cách thay đổi thất thường
  • Luôn cảm thấy là gánh nặng cho mọi người
  • Luôn trong trạng thái lo lắng và có những hành động liều lĩnh
  • Luôn có thói quen thu mình và cô lập bản thân
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích và gây nghiện
  • Biểu lộ cảm xúc tuyệt vọng, bất lực và không có lý do để tiếp tục sống

Cách ngăn ngừa suy nghĩ tự sát, hành hạ bản thân của người trầm cảm

Việc phát hiện kịp thời suy nghĩ tiêu cực như tự sát và hành hạ bản thân của người bệnh sẽ không để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy, cần làm gì để ngăn chặn được các vấn đề này, những cách ngăn ngừa sau đây sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người bệnh

Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người bệnh 1

Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người bệnh

Nếu người thân của bạn đang có ý nghĩ tự sát sẽ luôn có dấu hiệu thu mình lại và không muốn tiếp xúc với ai. Cách tốt nhất  là bạn nên dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ để thấu hiểu được nỗi ám ảnh và nỗi đau tâm lý của họ.

Bạn có thể gợi ý và cùng làm những điều mà họ muốn như viết nhật ký, đi dạo hay đi du lịch. Lúc này, tâm trạng của người bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều và bạn cũng sẽ hiểu bản thân họ hơn. 

Đặc biệt, bạn cũng nên theo dõi và quan sát bên cạnh người trầm cảm có vật gây sát thương không. Nếu trên cơ thể người bệnh có dấu hiệu bị xây xước, hãy tìm cách thu xếp và không để họ rời khỏi tầm mắt.

Giải quyết các vấn đề gây ra căng thẳng, mâu thuẫn

Khi bạn đã biết được những nỗi đau và tâm lý của người bị trầm cảm như về công việc, tình cảm, bạn bè, tài chính. Bạn hãy cùng họ giải quyết các mâu thuẫn này và đưa ra kết quả tốt nhất.

Thực tế, có rất nhiều người thường xuất hiện trầm cảm sau khi chia tay, trải qua một biến cố đau lòng…Để khắc phục điều này, bạn hãy gợi ý và trò chuyện, đưa ra cho họ lời khuyên về lối sống tối giản. Đồng thời, bỏ qua những đau thương và mất mát để bước về phía trước.

Trong trường hợp xấu nhất, bạn hãy cách ly người bị trầm cảm với những đối tượng gây ra mâu thuẫn và căng thẳng. Điều này sẽ bảo vệ người thân của bạn khỏi những nguy hiểm xung quanh.

Nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý

Cho dù bạn luôn dành cho người bệnh một tình cảm lớn nhưng cũng không thể tránh khỏi những lúc bất lực. Thậm chí trong lúc người bệnh tự gây tổn thương cho chính mình họ cũng sẽ làm tổn thương đến bạn. 

Do đó, cách tốt nhất bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Tại đây, bạn sẽ nhận được những lời khuyên và pháp đồ điều trị tốt nhất. Tất nhiên, dưới sự giúp đỡ của những người có chuyên môn sẽ giải quyết được các vấn đề tốt hơn.

Suy nghĩ tự sát, ngược đãi bản thân chính là một trong những biểu hiện của người bị trầm cảm. Hy vọng, với bài viết này, bạn phát hiện kịp thời và đưa tay cứu những người bị trầm cảm ra khỏi đoạn đường này nhé!

Bạn có thể tham khảo:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?