Tại sao bị trầm cảm sau thi và cách khắc phục

Áp lực học tập mùa thi chính là nguyên nhân rất dễ khiến học sinh mắc bệnh trầm cảm. Nhiều đứa trẻ đã chọn giải pháp chấm dứt cuộc sống do quá áp lực về vấn đề học tập, thi cử vì không nhận được sẻ chia từ những người thân xung quanh đặc biệt là cha mẹ.

Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên do mắc trầm cảm, mời các bạn xem trước: Trầm cảm là gì?

Trầm cảm sau thi – “Sát thủ giấu mặt” chốn học đường

Trầm cảm sau thi – “Sát thủ giấu mặt” chốn học đường 1

Tình trạng học sinh, sinh viên bị trầm cảm, thậm chí là chọn giải pháp tự tử hiện nay không còn là điều hiếm gặp. Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 12 do áp lực của việc học tập, thi cử chiếm khoảng 7%. Những năm gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên trầm cảm, đặc biệt trong mùa thi đã trở thành vấn đề đáng báo động.

Theo kết quả thống kê trường học từ 2011 – 2015 do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT công bố, cứ 5 em học sinh lại có một em từng có ý định tử tự. Đây là con số khiến toàn xã hội phải quan tâm. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 ở người trẻ tuổi chỉ sau tai nạn giao thông.

Biểu hiện của trầm cảm do học tập là mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, không tập trung vào học tập, cáu gắt không rõ nguyên nhân, gây gổ với người xung quanh và nghiêm trọng nhất là có ý định tự tử. Từ đó, sức khỏe của các em giảm sút, học hành trì trệ, nhiều em chọn giải pháp kết thúc cuộc sống.

Nguyên nhân gây trầm cảm sau thi

Tình trạng trẻ trầm cảm sau thi ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân. Áp lực về mặt điểm số, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ, thầy cô giáo, sự thiếu quan tâm, thông cảm và chia sẻ của các bậc phụ huynh, luôn so sánh, tạo áp lực cho con cái là những điều khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, stress, lâu dần dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử.

Ngoài ra còn do trẻ tập trung quá nhiều thời gian vào học tập không dành thời gian để nghỉ ngơi khiến cho não bộ căng thăng, áp lực quá lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau thi.

Thiếu ngủ và nghỉ ngơi không đầy đủ kết hợp với căng thẳng sẽ khiến cho các em bị mệt mỏi. Khi đó nếu không có sẻ chia, động viên khích lệ từ người thân sẽ rất dễ khiến cho trẻ cảm thấy chán nản rồi đến những suy nghĩ tiêu cực và lâu dần dẫn đến bệnh trầm cảm.

>>> Trầm cảm có chữa khỏi được không?

Các biện pháp giúp trẻ thoát khỏi trầm cảm sau thi

Để tránh tình trạng này, các bậc cha mẹ nên quan tâm, theo sát con cái, tránh sự so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Đồng thời, không lấy điểm số để tạo áp lực cho con. Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện khác thường như thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ thì hãy nói chuyện với trẻ hoặc đưa trẻ đi khám để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Trầm cảm mùa thi cử có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về thể chất cũng như tinh thần của thanh, thiếu niên, thậm chí còn để lại những di chứng suốt cuộc đời trẻ. Phát hiện sớm, can thiệp đúng lúc, đúng phương pháp là cách bố mẹ bảo vệ con mình trước “lưỡi dao tử thần”.

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để chống trầm cảm:

Các biện pháp giúp trẻ thoát khỏi trầm cảm sau thi 1

Lựa chọn phương pháp học tập khoa học

Đừng cố biến mình thành một cỗ máy nhồi nhét kiến thức, bởi khoa học đã chứng minh cách học này không hiệu quả và dễ khiến học sinh bị loãng kiến thức, rối loạn tâm lý. Hãy lựa chọn cho mình những phương pháp khoa học hơn như khái quát kiến thức bằng các phương pháp học trọng tâm, tóm tắt hoặc viết bản đồ tư duy.

Tích luỹ kiến thức là cả một quá trình lâu dài từ trong những buổi học cho đến những buổi ôn tập và thời gian tự tìm hiểu chuyên sâu. Thời gian ôn thi chỉ là lúc ta thâu tóm lại những kiến thức đó mà thôi. Vì vậy, nếu bạn đã chuẩn bị tốt thì không cần phải lo lắng quá.

Tăng lựa chọn giảm áp lực

Phương pháp này áp dụng với những học sinh thi đại học, thi vào các trường cấp 3. Việc đậu vào trường nào, ngành nào ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em. Thay vào đó, các em nên tìm hiểu thêm về ngành mình yêu thích năm trong những trường nào để mở rộng sự lựa chọn của mình. Điều này giúp các em không phải phân tán tư tưởng gây hoang mang, dao động vào suy nghĩ quá nhiều vấn đề cùng một lúc.

Loại bỏ áp lực từ gia đình

Không ít bậc phụ huynh kỳ vọng và đặt quá nhiều niềm tin lên vai con. Họ muốn con cái họ phải là người giỏi nhất, phải thi đỗ với điểm số cao nhất nên họ đã ép buộc con học sớm tối, không có thời gian nghỉ ngơi và khi con không đạt được những kỳ vọng như mong muốn, họ buồn phiền, trách móc con cái. Chính những điều này khiến cho con càng căng thẳng, lo sợ và áp lực.

Thay vì tạo áp lực cho con cái hãy dành thời gian để lắng nghe con, động viên, khích lệ con kịp thời trước những thời điểm bước ngoặt của cuộc đời.

Các bậc cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con để hiểu được những lo lắng trong mùa thi cần giải tỏa nhằm chia sẻ cùng con. Cha mẹ hãy sát cánh với con trong mùa ôn thi bằng những việc làm cụ thể, cần thiết như nhắc nhở con dậy sớm học bài, ngủ nghỉ đúng giờ, không nên học ôn quá khuya ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi.

Nếu con có đạt kết quả thấp trong kỳ thi cũng đừng quá trách móc con hoặc so sánh con với bạn này bạn kia khiến cho con thêm căng thẳng và tự trách mình, nghĩ mình bất tài vô dụng.

Tập thiền

Dành 5 phút thiền mỗi khi bạn bắt đầu việc học không chỉ giúp chống trầm cảm mà còn giúp bạn tập trung tốt hơn. Điều đó sẽ giúp bạn phát triển tập trung hơn và giúp xây dựng khả năng duy trì bộ nhớ.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Ngủ và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ khiến cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc nó sẽ giúp cho tâm trí và cơ thể của bạn nghỉ ngơi thoát khỏi trầm cảm.

Nói chuyện với người thân, bạn bè

Đừng khóa mình và xây dựng mối quan hệ trung thành với sách vở mà bạn bỏ quên đi những mối quan hệ xung quanh. Việc nói chuyện, bày tỏ những suy nghĩ của mình với người thân, bạn bè sẽ giúp cho bạn giải toả được stress trong quá trình học tập. Nếu đang gặp vướng mắc gì biết đâu họ có thể đưa ra những lời khuyên giúp bạn giải quyết vướng mắc đó dễ dàng hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục sẽ giúp phân tán máu trên khắp cơ thể và giúp bạn lấy lại sự tập trung. Bất kỳ bài tập nhẹ nào cũng sẽ tăng mức năng lượng của bạn và bạn sẽ cảm thấy tươi mới. Vì vậy bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục vừa giúp cho cơ thể khoẻ mạnh vừa tránh được bệnh trầm cảm.

Nghe nhạc thư giãn

Một cách để giải tỏa căng thẳng và lo lắng là nghe nhạc. Âm nhạc được chứng minh là một trong những điều tốt nhất để chống trầm cảm. Bạn có thể nghe nhạc nhẹ trong khi học, trong thời gian nghỉ giải lao.

Tự thưởng cho bản thân

Bất cứ khi nào bạn đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành tốt điều gì đó thì hãy tự thưởng cho mình. Đơn giản chỉ là một cuốn sách, một cây bút, một chiếc áo hay bất cứ điều gì bạn thích sẽ khiến tâm trạng của bạn trở lên tốt hơn và bạn sẽ đặt được nhiều mục tiêu để phấn đấu hơn.

Đừng căng thẳng

Cuối cùng, hãy ngừng căng thẳng. Đó là một kỳ thi và bạn có nhiều kỳ thi trong đời. Bạn không cần phải quá lo lắng, căng thẳng và bắt đầu tập trung vào một cái gì đó quan trọng hơn.

Xem thêm: Cách chữa trầm cảm bằng liệu pháp tự nhiên

Trầm cảm sau thi đang là vấn đề báo động vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi, quan tâm sát sao đến con em mình để có thể nhận thấy những biểu hiện của bệnh sớm nhất để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?