Bệnh trầm cảm thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất?

Như chúng ta đã biết, bệnh trầm cảm ngày nay không còn quá xa lạ đối với mọi người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi đối tượng, trình độ học vấn và độ tuổi khác nhau. Vậy độ tuổi nào sẽ dễ bị bệnh trầm cảm nhiều nhất? Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo: Trầm cảm là gì?

Độ tuổi phổ biến nhất là 18-45 tuổi

Độ tuổi phổ biến nhất là 18-45 tuổi 1

Theo nghiên cứu thế giới, bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, trong đó phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ phụ nữ trầm cảm/ nam giới trầm cảm là 2:1. Bệnh trầm cảm thường có tỷ lệ cao ở những người sau sinh nở, ly thân, ly hôn và thất nghiệp….

Link bài viết tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm từ 18 – 45 tuổi 

  •  Ở độ tuổi 18-45 là độ tuổi mà tâm lý, tính cách con người bộc lộ sâu sắc nhất, cái tôi cũng thể hiện rất cao. Ở độ tuổi 18-45 dễ dẫn đến bệnh trầm cảm cũng là điều dễ thấy, bởi độ tuổi này con người thường gặp nhiều biến cố nhất trong cuộc đời, căng thẳng xảy ra nhiều, áp lực từ gia đình, con cái, phá sản, chia tay người bạn đời, sử dụng nhiều chất kích thích nhất như thuốc an thần, ma túy.
  • Bệnh trầm cảm thường gặp ở độ tuổi 18-45 do ly thân, ly hôn do những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng. Ở một số khu vực, đặc biệt là Châu Á, do văn hóa của con người đề cao cá nhân, người phụ nữ trong gia đình luôn nhẫn nhịn, chịu đựng nên khi có biến cố về chồng con thì họ thường suy nghĩ rất nhiều, vì muốn giữ thể diện nên phụ nữ thường để trong lòng, không dám mạnh dạn nói ra suy nghĩ. Một phần nhẫn nhịn vì gia đình, lo cho con cái có mái ấm gia đình nên phụ nữ khi gặp biến cố như trồng ngoại tình thì thường chịu đựng, tự mình giải quyết vấn đề, giải quyết không được dẫn đến trầm cảm.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ 18-45 tuổi là độ tuổi thường bị trầm cảm sau sinh đẻ, chia tay người yêu. Phụ nữ sau sinh nếu không được người chồng của mình chăm sóc cẩn thận, yêu thương thì người phụ nữ đó sẽ có cảm giác cô đơn, hay suy nghĩ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Đặc biệt, đàn ông độ tuổi 18-45 cũng thường mắc bệnh trầm cảm do độ tuổi này, đàn ông thường phải cố gắng để lo cho sự nghiệp của mình và làm những việc quan trọng trong đời như mua xe, lấy vợ, mua nhà, xây nhà, lo cho bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, con cái,… Độ tuổi này, đàn ông khi đang xây dựng sự nghiệp, công việc chưa ổn định, đôi khi còn thất nghiệp; còn phụ nữ độ tuổi này thì lại muốn lấy chồng sớm sợ lỡ thì. Chính vì đang trên đà xây dựng sự nghiệp, đàn ông đã phải đối mặt với việc lấy vợ, lo cho gia đình nên đàn ông độ tuổi này gặp nhiều căng thẳng, suy nghĩ. Nếu người đàn ông nào suy nghĩ có trách nhiệm lo cho gia đình thì đây đúng là khoảng thời gian khủng hoảng của họ, lúc này người đàn ông vừa phải suy nghĩ làm thế nào để xây dựng được sự nghiệp, làm thế nào để có thời gian lo và chăm sóc cho vợ, cho con và gia đình,…Chính những vấn đề này khiến cho đàn ông độ tuổi 18-45 mắc bệnh trầm cảm nhiều nhất. Nếu lúc này không có một giải pháp hoặc để thời gian áp lực kéo dài thì đàn ông sẽ dễ sa đà vào những tệ nạn để quên đi những trách nhiệm lớn lao trên.

Các biểu hiện của người bị bệnh trầm cảm từ 18 – 45 tuổi 

Người bị bệnh trầm cảm độ tuổi 18-45 thường có những biểu hiện ra ngoài rõ rệt dưới đây:

  • Hay nghĩ đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát
  • Không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy khó hiểu, giọng nói trầm buồn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Rối loạn chức năng sinh dục: giảm ham muốn tình dục, mất chức năng cương cứng ở nam giới hoặc lãnh cảm ở phụ nữ sau sinh nở
  • Dễ bị tổn thương, yêu cầu tiêu chuẩn ở người khác cao
  • Khó thay đổi những thói quen cũ mặc dù không phù hợp
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên, mất cảm giác ngon miệng
  • Có cảm giác đau nhức nhiều ở vùng thùy não
  • Tức ngực, hơi thở thất thường, điều này dẫn đến bệnh nhân hay tìm cho mình những nơi an toàn hoặc thích ở một mình.

Giải pháp phòng ngừa, xử lý

Giải pháp phòng ngừa, xử lý 1

Cách phát hiện sớm bệnh trầm cảm:

  • Bản thân thường có dấu hiệu: buồn chán, mệt mỏi, sống không có mục tiêu và ý nghĩa.
  • Bị căng thẳng, stress kéo dài…
  • Ít giao tiếp hoặc ngại khi giao tiếp với người khác.
  • Thường cảm thấy bản thân không có giá trị hoặc giá trị thấp, mặc cảm, tự ti,…

Ngoài những cách nhận biết trên bạn có thể nhận biết xem mình có hoặc đang gặp vấn đề trên không bằng cách tham gia cách test các câu hỏi kiểm tra trầm cảm của VUNGTRI.COM tại đây: Link Test

Các giải pháp phòng ngừa, xử lý

* Giải pháp giúp bạn tự chữa trầm cảm cho chính bản thân mình

  • Tập thể dục hoặc làm những việc bạn yêu thích
  • Hãy ra ngoài để giao du nhiều hơn
  • Ngồi thiền, thư giãn sâu
  • Tập thở thư giãn
  • Đọc sách báo nhiều hơn
  • Tự điều chỉnh cảm xúc
  • Nhờ giúp đỡ của người khác

* Giải pháp khi thấy người thân của bạn bị trầm cảm:

  • Người nhà nên thường xuyên ngồi nói chuyện, tâm sự với người bệnh
  • Kể những câu chuyện vui vẻ và ý nghĩa cho họ nghe.
  • Giúp họ hòa nhập với cuộc sống hơn: như giao lưu kết bạn, tham gia các câu lạc bộ, hoặc tích cực tham gia các hoạt đồng cộng đồng… để họ thấy sống thực sự ý nghĩa, trân trọng giá trị cuộc sống hơn.

Giải pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng thảo dược

Trầm cảm có thể không bị xã hội xa lánh như các bệnh tâm thần khác (tâm thần phân liệt, động kinh, vv) nhưng lại mang nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác. Nó gây ra khá nhiều những hệ lụy như tự làm hại bản thân như tự tử. Chính vì vậy,  cần điều trị bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt.

Sử dụng  Ashami- Thảo dược từ tự nhiên điều trị trầm cảm 1

Người bệnh có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh cũng là giải pháp hữu hiệu được nhiều chuyên bác sĩ đưa ra lời khuyên bởi Ashami:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm được sản xuất trong quy trình công nghệ cao và được Bộ y tế cấp phép lưu hành được chứng minh là an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Bên cạnh những cách trên,nếu bạn thấy mình chưa đủ tự khắc phục được thì nên nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để khắc phục hiện tượng này càng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ gây ra những hệ quả khôn lường khác.

>> Hỏi – Đáp: Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?