Cách chữa trị bệnh trầm cảm – Lời khuyên cho bệnh nhân trầm cảm

Điều trị trầm cảm thường bao gồm nhiều phương pháp (tự chăm sóc, liệu pháp tâm lý, thuốc men). Phác đồ điều trị sẽ dựa trên loại trầm cảm mà bạn đang mắc phải. Bài viết dưới đây giới thiệu cách chữa trị bệnh trầm cảm, tuy nhiên nó không được dùng để chẩn đoán bệnh hay có thể thay thế các phương pháp điều trị từ bác sĩ, chuyên gia tâm thần.

=> Hiểu rõ về trầm cảm

Cách chữa trị bệnh trầm cảm – Trầm cảm được điều trị dựa trên mức độ mắc

Trầm cảm nhẹ

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị trầm cảm nhẹ, họ có thể đề nghị bạn chờ đợi một thời gian ngắn (khoảng 2 tuần) xem các triệu chứng có tốt hơn không. Trong thời gian đó, một số công việc tự chăm sóc tại nhà sẽ được bác sĩ đề xuất, bao gồm:

  • Tập thể dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thể dục thể thao giúp cải thiện tâm trạng rất tốt, và đây là một trong những phương pháp điều trị chính ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng là việc cần làm, điều này giúp tăng cường việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não và có ích cho sự phát triển của các tế bào thần kinh. Hãy ăn những thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây. Hạn chế hoặc không sử dụng rượu hay chất kích thích, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.
  • Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ góp phần quan trọng trong việc tạo nên tâm trạng của bạn ngày hôm sau. Vì thế hãy cố gắng ngủ nghỉ hợp lý. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ sẽ hướng dẫn bạn một số kỹ thuật thư giãn giúp ngủ dễ dàng hơn.
  • Tìm sự giúp đỡ. Nói chuyện với người thân về tình trạng mà bạn đang gặp phải để họ hiểu và cảm thông hơn.

Bài viết chi tiết về cách chữa trầm cảm nhẹ tại nhà: Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

Trầm cảm nhẹ 1

Trầm cảm nhẹ đến trung bình

Nếu bạn bị trầm cảm mức độ vừa và tình trạng không cải thiện sau khi đã áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà như ở trên, bạn cần phải kết hợp thêm trị liệu nói chuyện. Có nhiều liệu pháp nói chuyện khác nhau cho bệnh trầm cảm, như: Liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive behavior therapy – CBT), liệu pháp liên hệ liên cá nhân (Interpersonal therapy – IPT).

Bác sĩ sẽ hẹn bạn đến để điều trị bằng cách nói chuyện.

Trầm cảm trung bình đến nặng

Nếu bạn bị trầm cảm từ trung bình đến nặng, phác đồ điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm là thuốc viên đường uống, dùng điều trị các triệu chứng trầm cảm. Có gần 30 loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, chúng cần phải được bác sĩ kê đơn.
  • Liệu pháp kết hợp. Ngoài việc uống thuốc chống trầm cảm, bạn sẽ cần điều trị kết hợp cùng với liệu pháp trò chuyện. Phương pháp điều trị kết hợp này thường mang lại hiệu quả cao hơn so với việc chỉ áp dụng một trong hai.
  • Nhập viện. Nếu mức độ trầm cảm của bạn là cực kì nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải nhập viện để được chăm sóc bởi một đội ngũ tâm thần chuyên nghiêp. Họ gồm các nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, y tá chuyên khoa và chuyên gia trị liệu, họ cung cấp các liệu pháp điều trị chuyên sâu nói riêng cũng như sẽ kê toa các loại thuốc chống trầm cảm cho bạn.

Trầm cảm trung bình đến nặng 1

Các phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm

Trị liệu nói chuyện

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Liệu pháp CBT là liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến nhất. Nó giúp bệnh nhân trầm cảm hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi của mình. CBT giúp người bệnh nhận ra rằng các sự kiện trọng quá khứ có thể đã định hình nên những cảm xúc và suy nghĩ của bạn ở thời điểm hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực đó bằng các suy nghĩ tích cực hơn.

Có nhiều cách tiếp cận CBT, trong đó thường được các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng gồm::

  • Liệu pháp Hành Vi Cảm Xúc hợp lý (Rational Emotive Behavior Therapy – REBT)
  • Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy)
  • Liệu pháp đa kiểu mẫu (Multimodal Therapy)
  • Liệu pháp Hành vi Biện Chứng (Dialectical Behavior Therapy)
  • Các thành tố của CBT (The Components of Cognitive Behavior Therapy)

CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn (thường là 6-8 lần nói chuyện trong từ 10-12 tuần). Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể sẽ tham gia vào CBT nhóm.

Trị liệu nói chuyện 1

Liệu pháp CBT là liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến nhất (Ảnh minh họa)

Liệu pháp liên cá nhân (IPT). Đây cũng là một phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến trong chữa trị bệnh trầm cảm. Liệu pháp này tập trung vào các mơi quan hệ của người bệnh với những người xung quanh. Liệu pháp này tập trung vào bốn thách thức cá nhân chính:

  • Buồn phiền
  • Tranh chấp giữa các cá nhân
  • Thay đổi vai trò
  • Mất kỹ năng cá nhân

Bác sĩ sẽ hướng dẫn để bạn có cách thức mới nhìn vào các mối quan hệ cá nhân và nhận thức được những hành động của bản thân mình ảnh hưởng tới người xung quanh như thế nào.

Giáo dục tâm lý. Giáo dục tâm lý cho những người bị trầm cảm là một việc làm cực kì cần thiết. Nó giúp cung cấp cho người bệnh một cơ sở tri thức cho phép họ hiểu trầm cảm là gì, các triệu chứng của nó và làm cách nào để kiểm soát tình trạng rối loạn của mình. Việc này giúp hỗ trợ điều trị dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc giáo dục cho những người trong gia đình hoặc người chăm sóc cũng rất quan trọng.

Các thông tin quan trọng cần giáo dục cho người bị trầm cảm đó là:

  • Trầm cảm là một rối loạn phổ biến và có sẵn các phương pháp điều trị
  • Trầm cảm là một bệnh, không phải là dấu hiệu của sự suy yếu hay khiếm khuyết
  • Trầm cảm có thể được điều trị
  • Trầm cảm có thể bị tái phát
  • Người thân và gia đình của người bệnh có thể được giáo dục để nhận biết và hành động khi người bệnh có dấu hiệu tái phát trầm cảm.
Trị liệu nói chuyện 2

Giáo dục tâm lý cho những người bị trầm cảm là một việc làm cực kì cần thiết (Ảnh minh họa)

Liệu pháp nhóm. Nhiều bệnh nhân cảm thấy tâm trạng của họ được cải thiện hơn khi nói chuyện với những người cũng bị trầm cảm giống họ. Nếu bạn quan tâm, hãy hỏi bác sĩ điều trị danh sách các nhóm hỗ trợ gần nhà ở hoặc tham gia các nhóm uy tín trên mạng xã hội để được chia sẻ với các thành viên.

Thuốc chống trầm cảm

Có gần 30 loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Tuy nhiên thuốc chỉ được chỉ định từ bác sĩ khi cảm thấy thực sự cần thiết bởi nó gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Đối với trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, thuốc chống trầm cảm thường không được khuyến cáo như là một phương pháp điều trị đầu tiên.

Mỗi loại thuốc trầm cảm khác nhau lại hoạt động theo các cách khác nhau, bạn có thể cần phải thử nhiều loại thuốc để tìm ra thuốc phù hợp nhất với mình. Khi bạn bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa mỗi tuần hoặc 2 lần trong ít nhất 4 tuần để đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc.

Một số điều cần nhớ khi dùng thuốc chống trầm cảm là:

  • Uống thuốc hàng ngày, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không được dừng thuốc mà không liên hệ với chuyên viên y tế đã kê đơn.
  • Không ngừng thuốc khi bạn cảm thấy đỡ hơn, điều này có thể khiến các triệu chứng trầm cảm tái phát nghiêm trọng hơn
  • Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm sẽ giảm đi khi cơ thể đã điều chỉnh. Nếu không giảm hoặc phát hiện bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.
  • Nếu bạn đã từng có những đợt trầm cảm trong quá khứ, bạn có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm trong vòng 5 năm trở lên.
Thuốc chống trầm cảm 1

Thuốc chống trầm cảm gây rất nhiều tác dụng phụ và không được khuyến cáo như là một phương pháp điều trị đầu tiên (Ảnh minh họa)

Các phương pháp điều trị khác

Chánh niệm

Trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm có nguồn gốc từ chương trình Giảm stress dựa vào Chánh niệm (Mindfulness-Based Stress Reduction) của Jon Kabat-Zinn. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp hành vi nhận thức.

Chánh niệm có rấ nhiều loại (nó có thể là yoga, là thiền, thái cực quyền hay các bài thể dục ngắn hàng ngày). Bạn có thể tìm hiểu các kỹ thuật khác nhau rồi tìm ra kỹ thuật phù hợp nhất với mình. Chánh niệm có thể kết hợp vào lịch làm việc hằng ngày, vì thế dù có bận bạn vẫn có thể thực hành chánh niệm.

Chánh niệm được khuyến khích bởi NICE (National Institute for Health and Care Excellence – Anh quốc) như là một cách để ngăn ngừa trầm cảm ở những người đã có ba hoặc nhiều cơn trầm cảm trong quá khứ.

Cỏ Ban Âu

Cỏ Ban Âu hay còn gọi là Cỏ thánh John (St John’s wort) là một phương pháp điều trị trầm cảm bằng thảo dược. Cỏ Ban Âu là hiện là loại thảo dược được coi là điều trị trầm cảm mạnh mẽ nhất và đã được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng nhất. Trên thực tế, tại Đức, cây Ban Âu còn được sử dụng nhiều hơn cả Prozac (thuốc điều trị trầm cảm ưu tiên hàng đầu).

Cây Ban Âu có tác dụng tương tự các loại thuốc chống trầm cảm, và tỏ ra có hiệu quả ở bệnh nhân trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, tác dụng kém trên trầm cảm nặng. Hiệu quả sử dụng thường đến sau vài ngày và mạnh mẽ nhất sau 2 tuần.

Ưu điểm của cây Ban Âu là có tác dụng ngang bằng các thuốc tân dược nhưng ít gây tác dụng phụ và không gây lệ thuộc thuốc. Nhược điểm của cỏ Ban Âu là khi kết hợp với các thuốc tân dược có thể gặp hội chứng serotonin (hội chứng mà nồng độ serotonin trong não tăng quá cao), tuy nhiên hội chứng này rất hiếm gặp. Vì thế trước khi kết hợp cỏ Ban Âu với thuốc tân dược cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Cây Ban Âu có thể tương tác làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như: thuốc tánh thai, thuốc trị ung thư, thuốc điều trị HIV, vv.

Các phương pháp điều trị khác 1

Cỏ Ban Âu là hiện là loại thảo dược được coi là điều trị trầm cảm mạnh mẽ nhất và đã được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng nhất.

Kích thích não

Kích thích não được sử dụng khi điều trị trầm cảm nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Dòng điện được sử dụng để kích thích các khu vực nhất định của não với mục đích cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

Có hiều loại kích thích não khác nhau như: Kích thích trực tiếp xuyên sọ (tDCS), kích thích từ xuyên sọ lặp đi lặp lại (rTMS), liệu pháp electroconvulsive (ECT).

Lithium

Nếu bạn đã sử dụng các loại thuốc chồng trầm cảm khác nhau mà vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng lithium. Lithium là thuốc ổn định tâm thần, có tác dụng phòng và điều trị rối loạn tâm thần ở cả 2 pha hưng cảm và trầm cảm.

Tuy nhiên thuốc có phạm vi an toàn hẹp và độc tính cao. Tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc là run, khát nước, đi tiểu nhiều, hoa mắt, chóng mặt, chậm chạp, ảo giác, ù tai, hay giật mình, vv. Ngoài ra, nó cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn lên hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết.

Tìm hiểu thêm:

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?