Cách đối phó với trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến việc chăm con cũng như nuôi dạy con cho tốt. Đối phó với trầm cảm sau sinh ngay hôm nay bằng những biện pháp dưới đây bạn nhé!

Hiểu về trầm cảm sau sinh

Hiểu về trầm cảm sau sinh 1

Khoảng thời gian sau khi bạn sinh con có thể bạn phải trải qua vô số cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy từ niềm vui đến nỗi sợ hãi đến nỗi buồn. Nếu cảm giác buồn bã của bạn trở nên nghiêm trọng và bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng một vài tuần sau khi sinh, mặc dù chúng có thể phát triển đến sáu tháng sau đó. Chúng có thể bao gồm thay đổi tâm trạng, khó khăn trong việc gắn kết với em bé của bạn và khó suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định.

Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán và điều trị PPD là đến gặp bác sĩ. Họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn. Bạn có thể điều trị bệnh bằng biện pháp tâm lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc hoặc kết hợp cả hai tùy theo thể trạng và mức độ nghiêm trọng mà bệnh mang lại.

Bên cạnh đó, có một vài biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh ngay tại nhà và bạn có thể tự mình làm được. Hãy đọc để biết thêm những cách đối phó với trầm cảm sau sinh ngay tại nhà.

Cách đối phó với trầm cảm sau sinh

  1. Tập thể dục khi bạn có thể

Các nhà nghiên cứu ở Úc giải thích rằng tập thể dục có thể có tác dụng chống trầm cảm cho phụ nữ mắc PPD. Sau thời gian ở cữ, bạn có thể cho bé vào xe đẩy để đi dạo, đi bộ vừa giúp hít thở không khí trong lành và giúp con đón nhận được nguồn vitamin D tự nhiên. Trong một nghiên cứu được công bố trên Sức khỏe tâm thần và Hoạt động thể chất, đi bộ được là một cách hữu ích để giảm bớt trầm cảm.

Hãy thử dành 10 phút để đi bộ, tập thể dục mỗi ngày bằng các bài tập ngắn, đơn giản sẽ rất tốt cho bệnh trầm cảm.

  1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh sẽ không chữa khỏi bệnh PPD. Tuy nhiên, tập thói quen ăn thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy thử lên thực đơn cho các bữa ăn trong tuần vào cuối tuần và thậm chí chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cũng cấp được dưỡng chất cần thiết cho con.

  1. Dành thời gian cho bản thân

Có thể bạn đang cảm thấy quá tải bởi công việc. Thay vì đối phó với những căng thẳng này một mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhờ thêm sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình để trông giúp con, làm đỡ việc nhà để có thời gian cho bản thân một chút.

Thời gian đó bạn có thể nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt, làm một số việc cá nhân, xem phim, thiền, tập yoga…

  1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Dành thời gian nghỉ ngơi 1

Bạn có thể nhân lúc bé ngủ, lúc có người trông con giúp bạn ngủ một giấc nếu như ban đêm bạn ngủ được quá ít mà phải dành thời gian để bế con ngủ, dỗ dành con khóc.

Bạn nên cân nhắc thêm việc hút sữa trữ vào bình để người chăm sóc con chủ động việc cho con ăn và bạn được nghỉ ngơi 1 giấc trọn vẹn.

  1. Bổ sung dầu cá

Bây giờ cũng là thời điểm tốt để tăng cường lượng axit béo omega-3, như DHA. Theo một bài báo được xuất bản bởi Tạp chí Rối loạn cảm xúc, phụ nữ có mức độ DHA thấp có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn.

Hải sản là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của DHA. Nếu bạn là người ăn chay có thể lựa chọn dầu hạt lanh để bổ sung hàm lượng DHA cho cơ thể.

  1. Chống lại sự cô lập

Những ngày tháng chăm con một mình, đôi khi khiến bạn cảm thấy bị cô lập. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ mới có mức độ trầm cảm thấp hơn sau khi thường xuyên được nói chuyện với người thân, với những bà mẹ có kinh nghiệm khác, những người đã trải qua PPD trước đó.

Vì vậy, khi có khó khăn gì bạn cần nói chuyện, tâm sự với người thân, với chồng, tìm cách nói ra tất cả tâm tư với ai đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù nhiều phụ nữ trải nghiệm cảm giác vui vẻ khi sinh con trong vài tuần đầu sau khi sinh, PPD được đánh dấu bằng cảm giác buồn bã và kích động sâu hơn và lâu hơn. Những cảm giác này có thể trở nên tồi tệ hơn và trở thành trầm cảm mãn tính mà không cần trợ giúp y tế.

Nên hẹn gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy cảm giác chán nản sau khi sinh, đặc biệt là nếu những biểu hiện không giảm dần sau vài tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng để nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần.

Phương pháp điều trị truyền thống

Tâm lý trị liệu là lựa chọn điều trị cho trầm cảm sau sinh. Điều này liên quan đến việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu và tìm cách đối phó với các tình huống khác nhau để bạn cảm thấy tốt hơn và kiểm soát tốt hơn.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể đề nghị thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này có thể vào sữa mẹ, nhưng thường được coi là an toàn cho phụ nữ cho con bú. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về điều này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể giúp bạn cân nhắc những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn.

Bạn có thể tìm thấy sự thoải mái khi tâm sự với một người bạn thân hoặc thành viên gia đình. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mất phương hướng hoặc bối rối, có những suy nghĩ ám ảnh về em bé của bạn, cảm thấy hoang tưởng hoặc gặp ảo giác. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình phải chú ý thật quan tâm đến người bệnh, đỡ đần họ thêm công việc nhà, công việc chăm con, giúp họ những điều họ muốn và lắng nghe những điều họ chia sẻ để tránh những rủi ro xấu nhất gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn có thể tham khảo

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?