13 dấu hiệu trầm cảm sau sinh gia đình cần cảnh giác

Người bị trầm cảm sau sinh rất khó khăn để bộc lộ cảm xúc của bản thân kể cả với người thân thiết. Họ thường lựa chọn tránh nói chuyện với gia đình và bạn bè về cảm xúc của mình vì sợ mọi người lo lắng hoặc bị đánh giá là không biết cách tự giải quyết vấn đề của mình hoặc không cảm thấy hạnh phúc. Thêm vào đó trầm cảm sau khi sinh không bộc phát trong thời gian ngắn mà thường phát triển dần dần. Tất cả những điều này khiến cho trầm cảm sau sinh trở nên khó nhìn rõ và khó phát hiện sớm nếu không trang bị đủ kiến thức về căn bệnh sau sinh nguy hiểm và phổ biến này.

Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu trầm cảm sau sinh? Người chồng/ gia đình cần chú ý gì để biết vợ/ người nhà của mình xuất hiện các triệu chứng trầm cảm?

Hiểu hơn về trầm cảm sau sinh: Thông tin tổng quan về trầm cảm sau sinh

Tự nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở bản thân

Bạn có thể có một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:

1. Trầm uất: Bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hay muốn khóc phần lớn thời gian trong ngày. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày như buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy tệ hơn nhiều.

2. Cáu gắt: Bạn cảm thấy mình dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con bạn hay những người khác.

3. Mệt mỏi: Chăm sóc con, chăm sóc bản thân, chăm sóc bản thân rất hao tổn sức lực. Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng.

4. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Mất ngủ thường gặp ở người mới sinh con. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng bạn không thể ngủ được, bạn nằm đó thao thức và lo lắng đủ thứ. Dù con đang ngủ bạn vẫn tỉnh táo giữa đếm. Giấc ngủ của bạn không sâu bạn thức dậy rất sớm trước khi con bạn tỉnh giấc. Hoặc bạn có thể ngủ rất nhiều.

5. Bồn chồn: Ngồi một chỗ nhưng bạn vẫn thấy bồn chồn không yên, bạn cũng có thể cảm thấy một cử động nhỏ cũng khiến mình mất nhiều sức lực.

6. Thay đổi khẩu vị: Bạn không muốn ăn uống hoặc mất khẩu vị, quên ăn. Một số người ăn để xả stress nhưng lại lo lắng nhiều việc mình có thể tăng cân.

7. Không thích thú bất kỳ thứ gì: Bạn cảm thấy không thích thú hay tận hưởng bất kỳ điều gì. Bạn có thể không cảm thấy vui sướng khi ở chung với con của mình.

8. Mất hứng thú với tình dục: Trầm cảm sau sinh có thể lấy đi bất kỳ sự ham muốn nào, có thể là vì quá đau hay bạn quá mệt mỏi. Người bạn đời có thể không hiểu điều này nếu bạn không chia sẻ cảm xúc thực của mình và cảm thấy bị bỏ rơi.

9. Suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy tội lỗi: Trầm cảm có thể tác động đến cách suy nghĩ của bạn theo chiều hướng tiêu cực, chẳng hạn:

  • Bạn có thể muốn tổn thương bản thân mình hoặc con hoặc cả hai.
  • Bạn có thể có những suy nghĩ như “mình không phải là người mẹ tốt” hay “con mình không thương mình”
  • Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề đều do lỗi của bạn
  • Bạn có thể mất tự tin
  • Bạn có thể cảm thấy mình không chống đỡ nổi nữa

10. Lo âu quá mức – Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường gặp: Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, nỗi lo sợ này có thể trở nên quá mức chịu đựng. Bạn có thể lo lắng:

  • Con mình quá yếu
  • Cân nặng của con không đủ
  • Con khóc quá nhiều và bạn không thể làm con nín khóc
  • Con quá im ắng và có thể ngừng thở
  • Bạn có thể tổn thương con
  • Bạn gặp vấn đề về sức khỏe
  • Bạn lo chứng trầm cảm sau khi sinh của mình sẽ không bao giờ khá lên được
  • Bạn lo lắng sợ hãi khi ở một mình với con và cần sự trấn an liên tục từ chồng, người thân trong gia đình.
  • Khi cảm thấy lo âu, bạn có thể có một vài triệu chứng sau: Tim đập mạnh, mạch đập nhanh, không thở được, đổ mồ hôi, sợ rằng mình sẽ ngất xỉu hoặc bị trụy tim.
  • Bạn tránh những nơi đông đúc hoặc các tình huống tương tự, vì bạn lo rằng mình sẽ có triệu chứng hoảng sợ.

11. Tránh né những người khác: Bạn lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi phải đi gặp những nhóm hỗ trợ giúp trầm cảm sau khi sinh.

12. Tuyệt vọng: Mọi chuyện bế tắc với bạn và sẽ chẳng bao giờ khá hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa, thâm chí bạn có suy nghĩ về gia đình sẽ tốt hơn khi bạn không còn.

13. Suy nghĩ tự tử: Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hoặc người khác thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Cách nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở vợ, người thân

Làm sao biết được vợ hay người thân của mình có dấu hiệu trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh có thể phát triển dần dần trong vòng 1 năm sau khi sinh con và có thể khó nhận ra. Một số bà mẹ chọn cách lảng tránh hoặc cảm thấy khó chia sẻ về cảm xúc của mình vì họ lo lắng rằng có thể bị đánh giá và không thể tự giải quyết được hoặc không cảm thấy hạnh phúc. Những mẫu suy nghĩ này đặc biệt phổ biến ở Việt Nam khi nước chúng ta vẫn chưa có sự nhận thức đúng mực về mức độ nguy hiểm của các bệnh tâm thần.

Lúc này vai trò của gia đình rất quan trọng, người chồng, người thân cần chú ý để nhận biết người mới làm mẹ có xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm sau sinh không, bao gồm:

  • Thường xuyên khóc không rõ lý do rõ ràng.
  • Gặp khó khăn trong mối quan hệ với con của họ, giống như chăm sóc con như là nghĩa vụ và chẳng muốn chơi với con.
  • Rút lui khỏi việc liên lạc với những người khác.
  • Thường nói chuyện tiêu cực và chia sẻ là họ cảm thấy tuyệt vọng.
  • Thờ ơ với bản thân, chẳng hạn như không tắm rửa hay thay quần áo.
  • Mất cảm giác về thời gian, chẳng hạn như không ý thức được 10 phút hay 1 giờ đã trôi qua.
  • Mất khả năng đùa vui, không hứng thú với điều gì.
  • Liên tục lo lắng điều gì đó sẽ xảy ra với con của họ, mặc dù đã được trấn an.

Chồng, gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ như thế nào?

  • Nếu nghĩ rằng ai đó bạn quen bị trầm cảm sau khi sinh, hãy động viên họ chia sẻ cảm xúc với bạn, người khác hoặc với các chuyên gia sức khỏe.
  • Đừng bộc lộ việc mình sốc hay thất vọng khi vợ/ bạn/ người thân của bạn nói rằng cô ấy bị trầm cảm sau khi sinh. Bởi trầm cảm sau sinh là bệnh lý phổ biến và có thể điều trị nếu được giúp đỡ một cách hiệu quả.
  • Tìm hiểu hiểu bệnh trầm cảm sau khi sinh là gì. Tìm hiểu qua sách, trang mạng uy tín, từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết thêm thông tin và những gì vợ/ bạn/ người thân của bạn đang trải qua.
  • Dành thời gian cho người bị trầm cảm rất hữu ích. Cô ấy sẽ cảm thấy khá hơn khi được lắng nghe, được động viên, trấn an và hỗ trợ.
  • Hãy coi việc vợ/ người thân/ bạn của bạn nói rằng cô ấy không muốn sống nữa hoặc muốn tự hại bản thân là nghiêm túc. Đảm bảo rằng cô ấy tìm kiếm giúp đỡ ngay lập tức và hỗ trợ cô ấy thời điểm quan trọng này.
  • Động viên vợ/ người thân/ bạn của bạn tìm sự giúp đỡ chuyên môn và nhận điều trị cô ấy cần. Nếu như chính bạn có lo lắng, băn khoăn gì về các cách chữa trị hãy thảo luận với chuyên gia.
  • Giúp đỡ hết sức có thể với những việc thực tế, bao gồm cho con ăn, thay tã, đi mua sắm, nấu ăn hay làm việc nhà.

Đối với người bạn đời, nếu đây là đứa con đầu lòng bạn có thể cảm thấy mình bị bỏ rơi, lãng quên bởi nhu cầu của cả con và vợ. Bạn cũng có thể thấy căng thẳng mệt mỏi khi phải chăm sóc vợ con. Cố gắng đừng thấy oán hận, hơn lúc nào hết vợ bạn đang rất cần bạn lúc này. Tránh để bản thân quá tải bằng cách tìm những sự giúp đỡ cho riêng mình từ người thân trong gia đình, bạn bè.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chủ yếu tập trung vào trầm cảm sau khi sinh ở mẹ. Mặc dù trầm cảm sau sinh xảy ra chủ yếu ở bà mẹ nhưng một vài trường hợp rối loạn này cũng ảnh hưởng tới người cha hoặc bạn đời, điều này càng có khả năng hơn nếu mẹ bị trầm cảm sau sinh. Nếu bạn là bố và nghĩ rằng mình cũng có thể mắc trầm cảm, đừng ngại ngần hãy nói chuyện với chuyên gia. Bạn và người thân xứng đáng được giúp đỡ lúc này. Tuyệt đối không để triệu chứng bệnh kéo dài làm tình trạng trầm cảm chuyển biến tệ hơn. Bạn nên nhớ rằng trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đối với người bị bệnh mà còn cả con bạn, cả gia đình bạn.

Chồng, gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ như thế nào? 1

Cách đối phó với chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến việc chăm con cũng như nuôi dạy con cho tốt. Vì vậy, người thân trong gia đình phải chú ý thật quan tâm đến người bệnh, đỡ đần họ thêm công việc nhà, công việc chăm con, giúp họ những điều họ muốn và lắng nghe những điều họ chia sẻ để tránh những rủi ro xấu nhất gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?