3 dấu hiệu từ người mà bạn không thể tin tưởng

Niềm tin là một phần quan trọng của bất kỳ mối quan hệ nào. Tuy nhiên, tin tưởng ai đó đang ngày càng trở nên khó khăn trong cuộc sống hiện đại khi mà sự lừa dối có vẻ đang… chiếm ưu thế. Trong cuốn sách, “Khoa học về mối quan hệ”, các chuyên gia đã viết rằng niềm tin, đòi hỏi hy vọng và nguyện vọng của một người, được đặt cạnh nỗi sợ hãi và lo lắng của họ. Hoàn toàn là bình thường nếu bạn đặt những câu hỏi về niềm tin trước khi bạn trao nó cho ai đó khi bạn biết những nguy cơ bạn bị phản bội bởi chính người mà mình tin tưởng. May mắn là, có một vài dấu hiệu đơn giản sau đây có thể giúp bạn nhận ra bạn không thể tin tưởng một người.

3 dấu hiệu từ người mà bạn không thể tin tưởng 1

Người ấy liên tục nói xấu hoặc bàn tán về người khác

Lúc đầu, những câu chuyện phiếm về người khác có vẻ như bình thường giữa những người đồng nghiệp hay giữa những người bạn, nhưng về lâu dài bạn nên để ý đến dấu hiệu này. Nếu họ lúc nào cũng chỉ muốn bàn tán về người khác, xen vào đó là một vài lời nói xấu thì bạn nên xem xét mối quan hệ này ngay lập tức. Đơn giản là, bất cứ ai đang nói chuyện phiếm về một người khác với bạn đều có thể nói xấu về bạn với người khác khi bạn không ở gần.

Trường hợp bạn bè của bạn đánh giá về những chuyện không phải chuyện của họ, bạn không cần phải ở quá sâu trong mối quan hệ này. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nghe chuyện phiếm về người khác, bạn có thể gợi ý một cách tinh tế rằng mình không muốn nói chuyện này khi người đó không nghe thấy.

Thực tế, công bằng mà nói, những câu chuyện phiếm này là một cách để thắt chặt các mối quan hệ, tìm kiếm người có cùng “tần số não”. Do đó, bạn nên tinh ý để nhận ra những người bạn có thể nói chuyện cùng và những người bạn không thể.

Người ấy khó gần

Bạn có đang làm cùng với một người khó gần không? Anh ta có giữ mình khi bạn cố gắng nói chuyện? Hay bạn có người bạn nào có vẻ khá bí mật và luôn muốn tránh một cuộc nói chuyện nghiêm túc?

Có rất nhiều nguyên nhân để một người xây nên bức tường xung quanh mình. Bí mật là một cách để người đó bảo vệ chính mình để khỏi bị phán xét, trả thù hay các hậu quả khác.

Nếu bạn cảm người đó giữ quá nhiều bí mật cho mình và không chịu chia sẻ với bạn, trước tiên thử cố gắng tìm hiểu bí mật đó và để họ mở lòng với bạn. Sự tin tưởng không thể chỉ có một chiều, nếu bạn tin tưởng anh ta, điều tốt nhất là anh ta cũng phải tin tưởng bạn theo chiều ngược lại. Nếu không, bạn nên xem xét lại sự tin tưởng của mình.

Họ luôn đồng ý với bạn

Những người này luôn thúc đẩy bởi việc nói “Ừ” hay “Đúng rồi đấy” vì họ nghĩ rằng điều bạn cần từ họ chỉ là sự đồng ý. Đừng nhầm lẫn điều này với việc được ủng hộ. Trong lòng họ có những suy nghĩ, lý tưởng và mục tiêu khác bạn đấy.

Nếu bạn không thể xác thực được cảm xúc của họ, làm thế nào bạn biết sự ủng hộ đó có thành thật hay không?  Tệ hơn nữa, những người luôn đồng ý với bạn có thể cuối cùng sẽ oán giận bạn bởi vì họ không bao giờ có thể thể hiện bản thân trước bạn.

Một nghiên cứu cho thấy sự đồng ý này xuất phát từ việc một người muốn làm hài lòng người khác chỉ vì họ sợ những rắc rối hay căng thẳng xảy ra nếu như họ nói không.

Điều cần thiết là bạn phải tìm hiểu được họ đang nghĩ gì. Nếu cần thiết, thử thay đổi ý kiến của bạn một chút trong cuộc trò chuyện. Nếu như họ vẫn đồng ý, bạn sẽ biết là họ đang không thành thực trước mặt bạn.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?