Các phương pháp điều trị tâm lý cho người trầm cảm

Trị liệu tâm lý cho người bị trầm cảm đang ngày càng phổ biến hơn nhờ hiệu quả không kém gì việc sử dụng thuốc và không gây tác dụng phụ đối với người bệnh. Mỗi một người lại có phương pháp điều trị phù hợp riêng. Có người thích làm việc 1-1 với chuyên gia tâm lý, người khác lại cảm thấy làm việc nhóm hiệu quả chữa bệnh tốt với họ hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu điều trị tâm lý cho người trầm cảm, bài viết sau có thể là tài liệu tham khảo mà bạn đang cần.

Các phương pháp điều trị tâm lý cho người trầm cảm 1

Liệu pháp tâm lý là gì?

Liệu pháp tâm lý (còn được gọi là liệu pháp trò chuyện) là các liệu pháp mà ở đó bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng nhằm tác động tâm lý một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích phòng và chữa bệnh.

Các phương pháp này có thể giúp người bị trầm cảm thay đổi hướng suy nghĩ và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp họ xử lý lý tốt hơn những căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Liệu pháp cũng giúp người bị trầm cảm phục hồi bằng cách thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Vì sao tâm lý có thể phòng và chữa được bệnh?

Trạng thái tâm lý của con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường với các kích thích. Cơ thể và tâm thần lại là một thể thống nhất và luôn tác động qua lại lẫn nhau. Điều này có nghĩa là nếu một người gặp tác động tâm lý (stress, lo âu, sợ hãi, buồn…) người đó có thể bị những biến loạn về mặt cơ thể nhất định và ngược lại nếu người đó có thay đổi về cơ thể sẽ gây ra những rối loạn tâm lý nhất định.

Dựa trên những điều này, liệu pháp tâm lý cho người bị trầm cảm hoạt động bằng cách sử dụng những tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài lên tâm lý của người bệnh.

Trong đó, lời nói là phương tiện chủ yếu trong trị liệu tâm lý. Các bác sĩ/ chuyên gia tâm thần sẽ sử dụng ảnh hưởng lời nói của họ để tác động đến trạng thái tâm lý và các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Để cuộc điều trị đạt hiệu quả, có những cơ sở, bệnh viện quan tâm đến từng phần cấu trúc nơi điều trị như kiến trúc bệnh viện, ngoại cảnh, buồng bệnh, cách đón tiếp bệnh nhân từ khi bước vào bệnh viện, thái độ ân cần chu đáo của bác sĩ/ chuyên gia tâm thần, điều dưỡng, hộ lý,… Tất cả những thứ có thể tác động tích cực đến người bệnh và gia đình họ đều sẽ được lưu ý.

Hiệu quả của liệu pháp tâm lý chữa trầm cảm

Liệu pháp tâm lý rõ ràng có một số lợi thế so với thuốc, nó không có tác dụng phụ hay nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thuốc. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ hiệu quả của liệu pháp tâm lý đối với nhiều loại rối loạn tâm lý khác nhau. Những nghiên cứu siêu phân tích (Meta-analysis) cho thấy liệu pháp tâm lý có hiệu quả cao nhất đối với trầm cảm. Có đến 70% số trường hợp đạt kết quả tốt.

Các phương pháp điều trị tâm lý cho người trầm cảm

Liệu pháp nhận thức hành vi – CBT (Cognitive behaviour therapy)

CBT là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh trầm cảm, và được cho là có hiệu quả với nhiều độ tuổi, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi.

Phương pháp này giúp tìm hiểu nguyên nhân của những cảm giác hiện tại. CBT tập trung vào nhận thức – những điều bạn nghĩ và hành vi – cách bạn hành động. Những suy nghĩ và hành động này sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn. Sau khi tìm ra nguyên nhân trầm cảm, bạn sẽ được tiến hành chữa trị để cải thiện trạng thái tinh thần.

  • CBT giúp người bệnh tập trung thay đổi lối suy nghĩ và hành xử, bao gồm cả việc học cách suy nghĩ hợp lý về những thứ khiến bạn không vui.
  • CBT có thể giúp người bị trầm cảm suy nghĩ tích cực hơn. Những suy nghĩ tiêu cực về nhiều khía cạnh trong cuộc sống có thể làm các triệu chứng trầm cảm nặng hơn. CBT hỗ trợ bạn thay đổi các suy nghĩ tiêu cực theo hướng tiếp cận thực tế, tích cực và giải quyết được vấn đề.

Nếu bạn muốn điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý này bạn nên gặp các chuyên gia tâm thần/ bác sĩ để xác định thói quen suy nghĩ hoặc tình huống nào khiến bạn cảm thấy trầm cảm nặng hơn.

Liệu pháp hành vi cụ thể (Behaviour therapy)

Liệu pháp hành vi cụ thể là phương pháp tập trung chặt chẽ vào hành vi của bạn. Không giống như CBT, IBT không cố gắng thay đổi niềm tin và thái độ của bạn. Mục tiêu của phương pháp này là khích lệ bạn ra ngoài và làm điều mình thích. Đây là kiểu đảo ngược các hình thức trốn tránh, rút lui khỏi mọi hoạt động – điều mà trầm cảm gây ra với người bị mắc bệnh và làm tình trạng của họ tệ đi.

Thông qua liệu pháp hành vi cụ thể, bạn  được khuyến khích tham gia các hoạt động đem lại niềm vui và sự thỏa mãn. Bạn sẽ được quay lại các hoạt động từng yêu thích trong quá khứ hoặc thử những điều luôn muốn trải nghiệm. Ra ngoài và tạo niềm vui cho bản thân là cách IBT giúp người bệnh chống lại trầm cảm.

Liệu pháp tiếp xúc cá nhân – IPT (Interpersonal Psychotherapy)

Phương pháp này tập trung vào các mối quan hệ trong cuộc sống. Thường áp dụng trong các trường hợp người bệnh cảm thấy khó khăn khi tương tác hoặc kết nối với mọi người.

IPT tập trung cải thiện các kỹ năng cần có để đối phó với vấn đề trong quan hệ cá nhân. Dưới sự hỗ trợ của bác sĩ/chuyên gia tâm thần bạn sẽ khám phá mối quan hệ hiện tại và vấn đề của bản thân. Những vấn đề này có thể chính là yếu tố tác động nghiêm trọng đến chứng trầm cảm hoặc chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Sau khi nhận ra đặc điểm tính chất các mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan hệ khiến tình trạng trầm cảm tệ đi, bạn sẽ được dạy nên làm thế nào để cải thiện mối quan hệ đó. Chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn học cách đối phó hiệu quả với nỗi buồn và đưa ra cách thức giúp bạn hòa hợp với những người khác

Trị liệu Nhận thức Dựa trên Chánh niệm – MBCT (Mindfulness-based cognitive therapy)

Đây là liệu pháp làm giảm nguy cơ tái phát trầm cảm ở người bệnh. MBCT thường được thực hiện theo nhóm và liên quan đến một loại thiền gọi là ‘thiền chánh niệm’.

Phương pháp này dạy bạn tập trung vào thời điểm hiện tại – chỉ cần nhận thấy bất cứ điều gì bạn đang trải qua, cho dù đó là dễ chịu hay khó chịu – mà không cố gắng thay đổi nó. Lúc đầu, cách tiếp cận này được sử dụng để tập trung vào cảm giác vật lý (như thở), nhưng sau đó chuyển sang cảm xúc và suy nghĩ.

MBCT có thể giúp bạn dừng suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ, và tránh những suy nghĩ và cảm xúc khó chịu. Điều này giúp ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm trở lại vì nó khuyến khích bạn sớm chú ý đến cảm giác buồn và suy nghĩ tiêu cực, trước khi chúng quấn chặt lấy bạn. Kết quả là, bạn có thể xử lý các dấu hiệu cảnh báo sớm hơn và hiệu quả hơn.

Trên đây là một số điều trị tâm lý cho người trầm cảm mà bạn có thể cân nhắc. Trầm cảm là có thể chữa được, và ngày các biện pháp điều trị trầm cảm đang càng cho thấy hiệu quả của nó. Miễn là bạn hiểu được mình đang bị rối loạn tâm lý, có một bác sĩ tốt và được mọi người giúp đỡ, trầm cảm đến mấy, bạn cũng có thể phục hồi được.

Tham khảo thêm một số phương pháp điều trị trầm cảm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?