Rối loạn trầm cảm trong dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua. Chúng đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi. Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.

Rối loạn trầm cảm trong dịch Covid-19 1

Mỗi ngày qua, chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi tử vong, số người khỏi bệnh… Nhưng còn một thứ vô hình – đó là những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, là những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần.

Rối loạn trầm cảm

Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động. Thuật ngữ trầm cảm thường được dùng để chỉ bất kỳ rối loạn trầm cảm nào, một số được phân loại bởi các triệu chứng cụ thể:

  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu (thường được gọi là trầm cảm lớn)
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)
  • Rối loạn trầm cảm biệt định và không biệt định

Nguyên nhân của rối loạn trầm cảm

Nguyên nhân chính xác gây các rối loạn trầm cảm là không rõ ràng, nhưng có sự đóng góp bởi yếu tố di truyền và môi trường. Tính di truyền chiếm khoảng một nửa nguyên nhân (ít hơn trong trầm cảm khởi phát muộn).

Các yếu tố tâm lý xã hội dường như cũng có liên quan. Những stress lớn trong cuộc sống, sự chia rẽ và mất chủ yếu, thường đi trước những giai đoạn trầm cảm lớn; tuy nhiên, các sự kiện như vậy thường không gây trầm cảm kéo dài, trầm trọng trừ những người có xu hướng rối loạn khí sắc.

Nguyên nhân của rối loạn trầm cảm 1

Những người có một giai đoạn trầm cảm lớn có nguy cơ cao hơn của các giai đoạn tiếp theo. Những người ít hồi phục và / hoặc những người có khuynh hướng lo lắng có thể sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn trầm cảm. Những người như vậy thường không phát triển các kỹ năng xã hội để thích nghi với áp lực cuộc sống. Trầm cảm cũng có thể phát triển ở những người có rối loạn tâm thần khác. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn, nhưng không có lý thuyết giải thích tại sao. Các yếu tố có thể bao gồm:

  • Phơi nhiễm nhiều hơn hoặc đáp ứng mạnh với stress hàng ngày
  • Nồng độ monoamine oxidase cao hơn (enzym có vai trò làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh được coi là quan trọng đối với khí sắc)
  • Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn
  • Sự thay đổi nội tiết xảy ra với kinh nguyệt và mãn kinh.

Làn sóng Covid 19 lần thứ 4 tại Việt Nam khiến hơn 1.000 trẻ bị mất cha mẹ. Đây là những con số biết nói, chứng kiến cảnh người thân mình ra đi, để lại những trẻ thơ không bố không mẹ. Rồi người thân của mình ra đi trong sự cô đơn, đó thực sự là những sang chấn tâm lý nặng với tất cả chúng ta. Chúng gây ra những sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với rất nhiều người.

Đó là tình trạng:

  • Chứng kiến sự ra đi của người thân đột ngột, không có người đưa tiễn,
  • Trong một gia đình có nhiều người ra đi;
  • Vào điều trị COVID -19 trong các bệnh viện dã chiến, chứng kiến cảnh nhiều người nằm điều trị, chứng kiến sự ra đi của người bệnh cùng phòng, khi ra viện sẽ có những di chứng khó hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm. Họ đã phải đi khám bệnh, nằm viện điều trị… Cứ như vậy như một vòng xoắn bệnh lý không thoát ra được.

Nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Học sinh học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính nhiều, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Bố mẹ cũng có những xáo trộn trong cuộc sống bởi trường lớp đóng cửa, con ở nhà học nên phải có người trông và chăm sóc chúng, lo mua sắm trang thiết bị để đảm bảo việc học online… Trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn đến tình trạng nghiện game, nghiện điện tử.

Ngoài ra còn có một số chứng bệnh tâm lý có thể xảy ra trong đại dịch:

Các bệnh lý tâm thần trong đại dịch

Rối loạn stress cấp và rối loạn thích ứng

Rối loạn stress cấp và rối loạn thích ứng 1

Nhiễm bệnh đang là nỗi lo sợ và căng thẳng rất lớn với mọi người. Chúng được thể hiện bằng tình trạng trốn chạy, bằng sự tích góp thực phẩm, bằng việc tự phong tỏa khu vực sinh sống. Đó chỉ là sự bắt đầu. Sợ hãi đến thời điểm bản thân và gia đình bị bệnh. Sợ hãi đến tình hình xã hội liên quan ảnh hưởng đến cuộc sống. Sợ hãi nguy cơ xấu nhất có thể ảnh hưởng đến bình yên và cân bằng của gia đình

Tình trạng căng thẳng sẽ tăng dần cùng với những thông tin về dịch bệnh. Thông tin chính xác là một điều cần thiết nhưng cũng có nguy cơ kích thích nỗi sợ hãi và lo âu. Sợ về cái chết luôn là nỗi sợ lớn của con người. Và số tử vong luôn tăng dần trong dịch bệnh là yếu tố kích thích nỗi sợ hãi tăng dần. Sự lo lắng và sợ hãi tăng theo thời gian khi yếu tố dịch bệnh vẫn tồn tại và phát triển.

Thay đổi cuộc sống khi dịch bệnh xảy ra làm gián đoạn tất cả những thói quen cũ. Mệt mỏi, cạnh tranh trong cuộc sống. Mọi thứ đều thay đổi theo hướng giảm thiểu. Nặng nề hơn khi có những yếu tố đau khổ dữ dội: mất người thân, bệnh nặng nề, suy sụp về kinh tế.

Biểu hiện của rối loạn thích ứng (adjustment disorder) bao gồm:

  • Mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, mất động lực hoạt động.
  • Chán nản, trống rỗng, mất định hướng trong sinh hoạt
  • Dễ cáu gắt, ăn uống không ngon miệng
  • Thậm chí đau bụng, tiêu chảy, choáng váng, sây sẩm khi thay đổi tư thế.

Các triệu chứng xen lẫn với bệnh lý trầm cảm và lo âu nhưng có mức độ nhẹ hơn và không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán lo âu hay trầm cảm. Và do đó, vẫn có khả năng xuất hiện ý nghĩ tự sát hoặc hành vi tự sát.

Ở mức độ nặng hơn, đó là rối loạn stress, những suy nghĩ, hình ảnh đau khổ, cảm giác đau buồn và khóc lóc, bực tức, giận dữ, tự trách mình hoặc người khác, dằn vặt bản thân hoặc người khác. Từ đó dẫn đến sự cáu kỉnh, cau có, hay tranh cãi, mất nhận thức thoáng qua, hành vi vô thức, trạng thái muốn bỏ nhà đi, cảm giác không chân thật về môi trường xung quanh.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng xuất hiện với trạng thái mất ngủ, ngủ không yên giấc, dễ giật mình, mất tập trung, dằn vặt, đau khổ liên quan đến câu chuyện gây đau khổ cũng có thể kích thích ý nghĩ tự sát và hành vi tự sát.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) 1

Tình trạng bệnh lý diễn biến cấp tính và biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tử vong với các bệnh nhân nhiễm covid là một diễn biến có thể gây sốc với nhiều người, gây sang chấn nặng cho chính bệnh nhân, cũng như với thân nhân của họ. Đối với người mắc Covid 19, họ lo sợ nguy cơ biến chứng, tử vong, bị cách ly, bị kỳ thị… Đối người thân của người nhiễm, đó là nỗi lo sợ do chờ đợi nguy cơ có thể xảy ra với bản thân họ, lo sợ về nguy cơ cho người thân bị nhiễm. Sự đau khổ có thể ngay lập tức khi biết về biến chứng ở người nhiễm hoặc có thể là nỗi ám ảnh kéo dài, sự dằn vặt kéo dài về cái chết do biến chứng. Yếu tố gây sang chấn không phải bệnh tật và tử vong mà còn liên quan đến sự phong tỏa, cách ly do dịch bệnh.

Tình trạng mất người thân đột ngột, nhanh chóng khi biến chứng nặng của nhiễm Covid làm xuất hiện sang chấn tâm lý nặng nề với người ở lại. Sự giản lược đối với bệnh nhân tử vong do nhiễm covid làm cho cơ chế giải quyết sang chấn này dành cho người thân hoàn toàn bị cắt bỏ và điều này làm nguy cơ xuất hiện rối loạn stress cấp, rối loạn thích ứng.

Các biến chứng thần kinh – tâm thần khác liên quan nhiễm Covid

Theo thống kê, có hơn ¼ người có vấn đề tâm thần trong dịch Covid năm 2019 mắc phải tình trạng mất ngủ trung bình nặng đến nặng. Không những vậy nó còn có tác động đến hệ thần kinh trung ương và có dấu hiệu của tổn thương thần kinh.

Về lâu dài, yếu tố căng thẳng kéo dài đến hiện nay được nhiều nhà khoa học nghi ngờ là yếu tố dẫn đến vấn đề loạn thần (tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, …). Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây thúc đẩy sự tiêu hao serotonine, phospholipid và dẫn đến sự hỗn loạn chất dẫn truyền thần kinh, teo thần kinh và từ đó dẫn đến các triệu chứng loạn thần dương tính và âm tính trong loạn thần.

Xem thêm thông tin: Những bệnh tâm lý dễ mắc trong dịch Covid-19

Làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị rối loạn trầm cảm?

Làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị rối loạn trầm cảm? 1

Khi thấy người nhà hoặc bản thân có dấu hiệu rối loạn trầm cảm, bạn nên bình tĩnh, tâm lý vững vàng để xử lý mọi việc. Bởi nếu bạn mất bình tĩnh, mọi việc không được giải quyết mà còn thêm rối lên.

  • Tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về bệnh, không hoang mang
  • Vận động, thể dục thể thao
  • Đọc sách báo, nghe nhạc thư giãn
  • Xem phim hài….giúp bạn thoải mái hơn
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân, nói lên nhũng lo lắng, suy nghĩ và mong muốn của bản thân
  • Giữ liên lạc với bạn bè, người thân, tâm sự với mọi người những gì mình lo lắng, những gì mình mong muốn.
  • Liên lạc với bác sĩ của mình, nhất là những bệnh nhân đang điều trị các bệnh mạn tính, có thể khám tư vấn bác sĩ từ xa, liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ khi cần.

☛  Xem thêm: Vượt qua trầm cảm mùa Covid-19

Những triệu chứng nào nên đi khám?

Ngoài ra, khi có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám:

  • Khó ngủ, ngủ không tốt, hay tỉnh dậy giữa đêm, dễ gặp ác mộng
  • Dù ngủ dậy nhưng vẫn thấy mệt mỏi…
  • Hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều,
  • Không thể tập trung làm gì, mất tập trung.
  • Mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.
  • Thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.
  • Thay đổi trong suy nghĩ, nghiền ngẫm hoặc xuất hiện những niềm tin kỳ lạ. Xuất hiện những hành vi kỳ cục ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Kết luận

Các vấn đề về thần kinh – tâm thần – tâm lý trong đại dịch Covid-19 có thể chia 2 nhóm: tổn thương cấp tính thần kinh, sang chấn cấp và mãn tính, rối loạn lo âu và trầm cảm, cũng như loạn thần và nghiêm trọng là kỳ thị trong cộng đồng. Nghiên cứu về ảnh hưởng thần kinh – tâm thần – tâm lý trong đại dịch do nhiễm virus vẫn chưa đầy đủ. Chủ yếu vẫn là những mô tả trong và sau đó, song vẫn chưa thật sự có bằng chứng tổn thương thật sự liên quan đến nhiễm virus. Mặc dù vậy, vẫn không thể coi nhẹ mà còn phải xem là một trong những vấn đề then chốt cho chiến lược phòng chống đại dịch Covid.

Để biết mình có mắc trầm cảm hay không bạn có thể làm bài test dưới đây:

Bài test Trầm cảm

Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/ung-pho-sao-voi-roi-loan-tam-ly-do-covid-19-20210917221402139.htm

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?