Trầm cảm sau sinh – căn bệnh có đáng sợ?

Sáng nay nhìn con số thống kê thai phụ chẳng may mất trong những tháng đầu năm thật kinh khủng. Càng đáng sợ hơn khi tỉ lệ phụ nữ tự sát vì trầm cảm sau sinh chiếm đến 1/5 nguyên nhân cái chết sau sinh của phụ nữ. Đừng vội oán trách họ tại sao làm điều dại dột này, bởi vì bản thân họ không biết mình đang mang căn bệnh đáng sợ mà chỉ có tình yêu và sự quan tâm mới là liều thuốc cứu chữa được, nhưng cũng đừng để nó đến quá trễ.
Trầm cảm sau sinh - căn bệnh có đáng sợ? 1
Tại sao? Sau sinh, một hormone hoạt động trên não gọi là allopregnanolone có nguy cơ giảm khủng khiếp. Sự giảm của nó có liên quan đến hội chứng lo lắng và trầm cảm sau sinh vì thay đổi “những tín hiệu tế bào” chết người sau đó. Hậu quả là tỷ lệ “nghĩ quẩn” trong năm đầu sau sinh của người phụ nữ là rất cao.

Tại sao tình yêu – quan tâm có thể là liều thuốc

Bởi vì nó liên quan đến những “hormone hạnh phúc” hiện diện trong những năm đầu sau sinh. Hormone này lại được thiên thần nhỏ của mẹ giúp mẹ tiết ra để bảo vệ mẹ mình lên đến 2 năm đầu đời. Thật kì diệu và quá đỗi thiêng liêng! Hơn nữa, người chồng cũng là 1 phần trong mối quan hệ tay ba này. Đó là lí do tại sao tạo hóa luôn muốn gắn kết gia đình. Hormone hạnh phúc được tiết ra ở cả vợ và chồng trong sự gắn kết với con.

Cách nhận biết sớm trầm cảm là quan trọng

Có 4 dấu hiệu sớm bạn và chồng bạn nên biết để cùng nhau nắm tay giữ thật chặt , kẻo không còn cơ hội để làm điều này.
  1. Cảm giác buồn chán sau sinh (đến 10 ngày) là thông thường, nhưng nếu kéo dài hơn là có vấn đề
  2. Sâu trong suy nghĩ, luôn nghĩ về thất bại, chẳng biết làm gì, cảm thấy bản thân là người mẹ tồi… hầu như là tiêu cực
  3. Mất hứng thú với điều bạn từng thích trước đó, đặc biệt giai đoạn 10 ngày sau sinh
  4. Số lần cáu giận, quát và bắt đầu có hành vi làm đau bản thân như đánh vào đầu, vò tóc, hét lớn gia tăng

Làm gì để ngăn ngừa điều đáng tiếc xảy ra?

Hãy nâng cao hormone hạnh phúc để ngăn ngừa các gieo rắc “chết người” trong não bằng tình yêu, quan tâm và chia sẻ. Nhớ về mối tình tay ba: con-vợ-chồng

Về con

  1. Cho con bú và tương tác da kề da sớm sau sinh là cách kích hoạt hormone hạnh phúc sớm.
  2. Dành thời gian đọc sách về chăm sóc con để hiểu hơn về cân nặng của bé, các bệnh thường gặp, các vấn đề dinh dưỡng…

Về chồng

  1. Người chồng cũng nên tham gia vào các hoạt động chăm con, chơi với trẻ, cố gắng nhường nhịn và hạn chế tranh cãi ít nhất 1 năm đầu sau sinh với người vợ. Hoạt động này cũng làm người chồng tăng hormone hạnh phúc.
  2. Người chồng nên là nguồn chia sẻ cảm xúc và là nơi tin cậy để ổn định tâm lý của vợ sau sinh. Để làm vậy, bạn nên thường xuyên quan tâm, về nhà sớm hơn, đi dạo cùng vợ những lúc 2 vợ chồng có thời gian bên nhau, bớt sử dụng điện thoại để nói chuyện nhiều hơn, sáng thức sớm để nấu hoặc mua đồ ăn sáng để vợ cho con bú,…
  3. Quan tâm đến dinh dưỡng và bữa ăn của vợ. Có thể do bận chăm con, vợ bạn luôn là người ăn cơm sau cùng, cũng đôi lúc bỏ bữa dễ dàng. Bạn nên quan tâm mua cho vợ những món ăn để sẵn trong tủ lạnh để vợ có thể ăn thuận tiện hơn, pha 1 ly nước chanh hay 1 ly sữa cũng rất ý nghĩa với cô ấy,…
  4. Đôi lúc mua sắm là 1 điều giúp giải stress cho người phụ nữ, kể cả người phụ nữ sau sinh cũng vậy. Là người chồng tinh tế, bạn hãy khuyến khích cô ấy dành thời gian mua sắm, hoặc cùng vợ mua sắm, có thể là món đồ chơi cho con hay bộ quần áo mới cho cô ấy.

Về bản thân

  1. Bạn cũng có thể san sẻ những công việc có thể đỡ 1 phần áp lực cho bản thân với các người thân khác như thay tã, cho con bú, quét nhà, gom đồ đi giặt, mua đồ ăn sáng…
  2. Giữ tinh thần thoải mái và duy trì những việc điều bản thân thích.
  3. Tránh quá ôm đồm công việc, hãy nói cho chồng biết khi nào mình mệt mỏi, và những gì chồng có thể giúp để có thời gian cho giấc ngủ tốt hoặc nghỉ ngơi.
  4. Cố gắng dành thời gian để đi dạo, tập thể dục thường xuyên
  5. Ăn uống cân bằng, không cần kiêng khem. Điều này không chỉ tốt cho bản thân mà còn cho sữa cho trẻ bú.
Cả 3 đừng bao giờ buông tay, hãy giúp người vợ quay lại cuộc sống bình thường sớm nhất có thể. Đây không phải là hành trình của riêng cô ấy mà là hành trình của cả gia đình chúng ta.
From: Anh Ngyen
Notes
Payne JL, Maguire J. 2019 Pathophysiological mechanisms implicated in postpartum depression. Front Neuroendocrinol;52:165-180.
Basnak, M. (2019) The Race Against Postpartum Depression Takes One Step Closer to the Finish Line. Harvard News
Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?