Rối loạn trầm cảm chức năng cao – bạn biết những gì về căn bệnh này?

Căn bệnh trầm cảm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho tinh thần của bạn bị bào mòn. Đặc biệt là với những ai đang phải chịu đựng căn bệnh rối loạn trầm cảm chức năng cao. Vậy câu hỏi đặt ra, làm thế nào để có thể chiến đấu và loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống của bạn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. 

>> Tham khảo: Sức khỏe tâm trí là gì?

Rối loạn trầm cảm chức năng cao - bạn biết những gì về căn bệnh này? 1

Rối loạn trầm cảm chức năng cao là gì?

Trầm cảm chức năng cao là gì?

Trầm cảm chức năng cao là rối loạn trầm cảm kéo dài, hay PDD. Một người đàng chịu dựng PDD thường có vẻ ngoài trông khá ổn nhưng thực chất nội tâm bên trong của họ đang phải vật lộn rất nhiều. Một số người đấu tranh với PDD trải qua nhiều triệu chứng trầm cảm, nhưng ít nghiêm trọng hơn. Điều này cho phép người đó có thể hoạt động sinh hoạt bình thường như đi học, đi làm hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết và điều trị. 

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh trầm cảm chức năng cao

Trầm cảm chức năng cao là một tình trạng sức khỏe tâm thần được công nhận nên cần được chẩn đoán bởi bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác. Tiêu chí đầu tiên cho PDD là một cá nhân trải qua tâm trạng chán nản hầu hết các ngày và, trong khoảng thời gian tối thiểu là hai năm. Tâm trạng chán nản phải bao gồm hai hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Giảm sự thèm ăn hoặc ăn quá nhiều
  • Mất ngủ hoặc ngủ quên
  • Thiếu năng lượng và mệt mỏi
  • Tự ti và cảm thấy thất vọng về bản thân 
  • Khó tập trung và đưa ra quyết định
  • Cảm thấy buồn và vô vọng

Các đặc điểm của trầm cảm chức năng cao là gì?

Các đặc điểm của trầm cảm chức năng cao là gì? 1

Những người rối loạn trầm cảm chức năng cao thường che giấu cảm xúc thật của mình

Những người sống với chứng trầm cảm chức năng cao có thể cảm thấy như họ đang sống giả dối vì họ che giấu cảm xúc của mình rất tốt. Họ không thể tận hưởng cuộc sống, hoặc họ cảm thấy tê liệt về tinh thần. Thường xuyên cảm thấy rất buồn trong lòng, và dễ dàng bỏ các mối quan hệ, công việc hoặc những sở thích trong cuộc sống. Họ cũng có thể muốn tự thoát khỏi cuộc sống và đó là lúc những suy nghĩ tự tử được hình thành.

Nguy hiểm tự tử và trầm cảm chức năng cao

Bởi vì những người đang mắc chứng trầm cảm chức năng cao che giấu nó rất tốt, nên phần lớn, không có ai xung quanh họ biết những gì xảy ra. Tính cách ẩn giấu tốt này đã khiến họ không nhận được những sự giúp đỡ kịp thời. 

Ngoài ra, những người đấu tranh với chứng trầm cảm chức năng cao thường cố né tránh khi nhắc đến cảm xúc ẩn sâu bên trong, nó khiến họ bị cô lập và không có cách nào để giúp bản thân vượt qua. Dần dần, những cuộc đấu tranh ẩn giấu này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tự tử.

Làm thế nào bạn có thể phát hiện ra ai đó đang mắc phải trầm cảm chức năng cao? 

Hầu hết các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD) rất khó đoán. Tuy nhiên, bạn cũng có thể để ý tới những dấu hiệu sau để có thể nhận biết và giúp đỡ kịp thời. 

  • Uống nhiều rượu, nhất là trong thời gian ngắn. Rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và các  suy nghĩ tự tử.
  • Thường xuyên phê bình về bản thân và có suy nghĩ rằng bản thân là người yếu kém và hình thành cảm giác tự ti trong công việc cũng như cuộc sống. 
  • Thay đổi đáng kể trong công việc hoặc hiệu suất học tập, ngoài ra thái độ cũng khác trước rất nhiều.
  • Những người có vẻ quá quan tâm đến năng suất, bởi vì năng suất cao có thể được sử dụng như một cách để thoát khỏi cảm giác thất bại của bản thân. 
  • Những người cảm thấy như họ chỉ đang lãng phí thời gian, bởi vì sự chán nản của họ đang khiến họ cảm thấy rằng cuộc sống chỉ là một sự lãng phí thời gian.

Trầm cảm chức năng cao có thể được điều trị

Trầm cảm chức năng cao có thể được điều trị 1

Liệu pháp điều trị rối loạn trầm cảm chức năng cao 

Mặc dù PDD có thể không nghiêm trọng hoặc gây nên các sự suy nhược như trầm cảm thông thường nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới chức năng cuộc sống và đồng thời khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống một cách bình thường. Do đó, không có lý do gì mà những người đang trải qua chứng trầm cảm chức năng cao lại phải chịu đựng mà không tìm đến những sự giúp đỡ kịp thời. 

Bước đầu tiên để nhận được sự giúp đỡ đó là chẩn đoán. Sau khi được chẩn đoán, PDD có thể được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp. Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng. Mặc dù bạn cần đến vài tuần để thuốc phát huy tác dụng hoặc cũng có thể mất một vài lần thử với các loại khác nhau để tìm ra loại thuốc hiệu quả nhất. Trị liệu còn giúp điều trị PDD bằng cách dạy cho bệnh nhân cách nhận biết các kiểu tiêu cực trong suy nghĩ và chủ động thay đổi chúng. 

Nhận biết các dấu hiệu rối loạn trầm cảm chức năng cao không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đó là một căn bệnh tiềm ẩn đằng sau khả năng hoạt động bình thường. Ngay cả đối với người đang vật lộn với nó, cũng không dễ dàng nhận ra rằng học đang mắc phải căn bệnh này. Vậy nên, tìm hiểu và chữa trị chính là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ bản thân và những người thương yêu. 

Bài viết mới nhất:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?