Rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên đang gần đến mức báo động

Là lứa tuổi nằm giữa ranh giới của sự phát triển, thanh thiếu niên ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hành vi và tâm lý nhận thức. Nhất là hiện nay, những tác động từ gia đình và môi trường xung quanh đang khiến cho tình trạng rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên ngày một tăng và nằm ở mức báo động.

>> Tham khảo: Thực trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên

Rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên đang gần đến mức báo động 1

Các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên đang ngày một tăng 

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các triệu chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên thường khác với các triệu chứng ở người lớn. Ví dụ, tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó chịu và cũng thường xuyên ủ rũ hơn. Đặc biệt giấc ngủ thường không ổn định và hình thành xu hướng tự cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè.

Hơn hết, nhiều trẻ em bị trầm cảm không nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Rất ít trong số đó nhận được tiếp nhận trị liệu, trong khi phần lớn không được điều trị gì cả, và đó là một mối quan tâm lớn, đặc biệt là khi trầm cảm ở tuổi vị thành niên đang gia tăng.

Triệu chứng trầm cảm tuổi teen thường cần khoảng thời gian ít nhất hai tuần để xác định các triệu chứng. Ngoài việc trải qua tâm trạng chán nản hoặc cáu kỉnh hoặc mất hứng thú hoặc hình thành các khoái cảm mất kiểm soát, còn có các triệu chứng khác như: 

  • Tức giận hoặc thù địch
  • Thay đổi thói quen ăn hay ngủ
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
  • Vô vọng
  • Cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị
  • Thành tích học tập kém
  • Thiếu động lực
  • Khó tập trung
  • khóc thường xuyên
  • Bồn chồn
  • Kích động
  • Đau nhức không rõ nguyên nhân
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử (có hoặc không có kế hoạch)

Tại sao rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên đang ngày một tăng?

Tại sao rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên đang ngày một tăng? 1

Sự ảnh hưởng rất lớn đến từ các thiết bị công nghệ 

Sự ảnh hưởng của công nghệ 

Các thiết bị điện tử đan xen với cuộc sống của giới trẻ nơi mà thế giới thực và thế giới ảo dường như có rất nhiều điểm tương đồng. Họ dành phần lớn thời gian hàng ngày để truy cập vào các ứng dụng trực tuyến, tìm kiếm những hỗ trợ xã hội cũng như chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường thế giới ảo. 

Các nghiên cứu cũng giải thích rằng sự gia tăng trầm cảm, đau khổ và xu hướng tự tử có thể được kết nối với xu hướng truyền thông xã hội trong giới trẻ. Chẳng hạn, thanh niên không có gì lạ khi tự đánh giá giá trị bản thân dựa trên lượt thích và nhận xét mà họ nhận được từ người khác, đây là thước đo không chính xác đối với bất cứ cá nhân nào. Và thực sự đang có những ảnh hưởng rất tiêu cực nếu phụ thuộc quá  nhiều. 

Ngủ không đủ giấc.

Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng chính của rối loạn trầm cảm. Và hầu hết, thanh thiếu niên ngày nay thường không ngủ đủ giấc hoặc ngủ sau giấc, điều đó có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, ủ rũ và cáu kỉnh.

Đồng thời, tuổi trẻ cũng là quãng thời gian trải qua những thay đổi lớn về mặt sinh lý. Vì vậy, vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe tinh thần và thể chất là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ ngon có liên quan đến sức khỏe thể chất, nhận thức và tâm lý tốt hơn. Trong khi đó, giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe, và suy giảm nhận thức và tâm lý.

Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội 

Áp lực từ cha mẹ vô hình chung  đã mang đến những căng thẳng và sự đè nén không cần thiết cho trẻ. Nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên, đây được xem là độ tuổi nhạy cảm khi mà con người bắt đầu tiến tới những biến đổi về tính cách cũng như cảm xúc. 

Hơn hết, đây cũng là giai đoạn cần đến những sự chia sẻ cũng như động viên từ phía gia đình và người thân. Tuy nhiên, đổi lại chỉ là những thúc ép học tập cũng như những định kiến mà cha mẹ đang áp đặt cho con cái.Từ đó, gia đình bỗng chốc trở thành nơi khởi nguồn của những sự bất an và khiến cho thanh thiếu niên phải đấu tranh về mặt tâm lý và cảm xúc mỗi ngày. 

Điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm 1

Các liệu pháp hỗ trợ và điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên 

Trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và áp dụng các biện pháp trị liệu đúng cách. 

  • Tâm lý trị liệu: Liệu pháp nói chuyện hoặc trị liệu hành vi nhận thức thường là phương pháp điều trị ban đầu tốt cho các trường hợp trầm cảm nhẹ đến trung bình.
  • Liệu pháp nhóm: Các nhóm trị liệu có thể có hiệu quả cho thanh thiếu niên. Thông qua hoạt động nhóm, thanh thiếu niên kết nối với những thanh thiếu niên khác chia sẻ và hiểu về cuộc đấu tranh của họ với trầm cảm và tạo ra các mạng lưới hỗ trợ ngoài gia đình và bạn bè thân thiết.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI,) là thuốc chống trầm cảm có thể có lợi cho thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được tư vấn và giám sát bởi bác sĩ trị liệu. 

Đau khổ vì bệnh trầm cảm có thể là một trong những khoảng thời gian đáng sợ, đặc biệt là nếu bạn phải chịu đựng trong im lặng. May mắn thay, có một loạt các phương pháp điều trị trầm cảm hiệu được áp dụng rộng rãi. Nếu bạn hoặc người thân đang phải vật lộn với chứng trầm cảm, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Trầm cảm có thể điều trị được, và điều trị càng sớm thì sẽ giúp bạn lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống. 

Xem thêm các bài viết: 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?