Rối loạn lưỡng cực 2 là gì?

Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, chúng có thể thay đổi lẫn nhau, mặc dù nhiều bệnh nhân thường có ưu thế một cực này hơn cực kia. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây rối loạn lưỡng cực II. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền, thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh trong não, và các yếu tố tâm lý xã hội có thể có liên quan. Thông tin bài viết dưới đây cho chúng ta hiểu kĩ hơn về rối loạn lưỡng cực 2.

Rối loạn lưỡng cực II là gì?

Rối loạn lưỡng cực II được coi là một dạng bệnh tâm thần. Rối loạn lưỡng cực II có biểu hiện tương tự như rối loạn lưỡng cực I. Tuy nhiên,  triệu chứng của sự thay đổi về mặt tâm trạng từ mức cao và mức thấp theo thời gian. Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực II có mức độ tăng lên về mặt tâm trạng và không bao giờ đạt đến hưng cảm hoàn toàn, sự tăng lên về tâm trạng (hay còn được gọi là các giai đoạn hưng cảm, hay chứng hưng cảm) ít dữ dội hơn.

Người bị rối loạn lưỡng cực II thường sẽ có ít nhất một giai đoạn hưng cảm trong đời và có các giai đoạn trầm cảm hơn. Tuy nhiên, với người rối loạn lưỡng cực II, giữa các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, họ vẫn có một sống cuộc sống bình thường như bao người khác.

Những người rối loạn lưỡng cực II, họ thường phải trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất hai tuần và có ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ kéo dài khoảng bốn ngày mà không có giai đoạn nào là hưng cảm điển hình. Theo thống kê, rối loạn lưỡng cực II thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.

Xem thêm: Những ai có nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực?

Sự khác biệt của rối loạn lưỡng cực II với các loại rối loạn lưỡng cực khác

Với rối loạn lưỡng cực I, người bệnh thường trải qua cơn hưng cảm hoàn toàn, tức là một trạng thái trầm trọng đi kèm với các hành vi thất thường. Các triệu chứng hưng cảm dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng trong cuộc sống, gây ra các vấn đề pháp lý hoặc cá nhân lớn.

Với rối loạn lưỡng cực II:

  • Những triệu chứng tâm trạng của người bệnh không bao giờ đạt đến hưng cảm hoàn toàn.
  • Rối loạn lưỡng cực II là một dạng rối loạn cao hơn của mức tâm trạng nhẹ.
  • Giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn, nghiêm trọng hơn so với rối loạn lưỡng cực I

Chính vì vậy,  khi bạn hoặc người thân xuất hiện dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực II, hay có tình trạng trầm cảm kéo dài, mất ngủ…. Bạn cần tới gặp bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.

Triệu chứng thường gặp của rối loạn lưỡng cực II

Triệu chứng thường gặp của rối loạn lưỡng cực II 1

Những người mắc rối loạn lưỡng cực II thường gặp giai đoạn hưng cảm, tâm trạng tăng cao và có thể biểu hiện dưới dạng hưng phấn hoặc cáu kỉnh.

Một số triệu chứng dễ gặp trong giai đoạn hưng cảm:

  • Thường tự tin quá mức
  • Giọng nói lớn, nói nhanh
  • Năng lượng tăng cao
  • Tăng động, ít ngủ
  • Các ý tưởng phát sinh đột ngột.

Rối loạn lưỡng cực II có thể là nguyên nhân của những hành vi bất thường và không lành mạnh. Các giai đoạn hưng cảm đôi khi có thể tiến triển thành điên hoàn toàn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh, đây là hiện tượng cũng rất phổ biến trong rối loạn lưỡng cực I. Trong cơn hưng cảm, người bệnh có thể có những hành động bốc đồng và gây ra những hậu quả nguy hiểm: quan hệ tình dục với người mà bạn không muốn, có hành vi mất kiểm soát…

Hầu hết những người bị rối loạn lưỡng cực II đều trải qua những triệu chứng trầm cảm kéo dài hơn triệu chứng hưng cảm. Những dấu hiệu của trầm cảm có thể xảy ra ngay sau khi cơn hưng cảm giảm đi. Một số trường hợp có thể xuất hiện trạng thái hưng cảm quay lại cùng với trầm cảm. Một số người khác lại có tâm trạng bình thường kéo dài giữa các đợt. Nếu triệu chứng hưng cảm không được phát hiện và điều trị, triệu chứng có thể kéo dài vài tháng .

Rối loạn lưỡng cực II có các triệu chứng của trầm cảm cũng tương tự như trầm cảm lâm sàng thông thường với biểu hiện:

  • Tâm trạng chán nản,
  • Thiếu năng lượng
  • Có cảm giác tội lỗi
  • Cảm thấy vô dụng
  • Có ý nghĩ tự tử

Các triệu chứng trầm cảm của rối loạn lưỡng cực có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc có khi hàng năm.

Những ai dễ có nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực II?

Theo thống kê, có tới 2,5% tương đương với 6 triệu dân số Hoa Kỳ mắc rối loạn lưỡng cực I. Những người mắc rối loạn lưỡng cực II đều ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc ở độ tuổi 20 thì các triệu chứng rối loạn lưỡng cực bắt đầu.

Hầu hết những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực II đều có biểu hiện trước tuổi 50. Ngoài ra, trong gia đình có thành viên mắc lưỡng cực II thì những người khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực II

Rối loạn lưỡng cực II ở những người có giai đoạn hưng phấn cao có thể không gây ra hành vi không lành mạnh thường không được chú ý, do đó không được điều trị. Điều này trái ngược với chứng hưng cảm hoàn toàn vì theo lý thuyết, các nguyên nhân gây ra các vấn đề trong hoạt động cần điều trị bằng thuốc và có thể phải nhập viện điều trị.

Những người mắc rối loạn lưỡng cực II có thể sử dụng những loại thuốc phòng ngừa và làm dịu tâm trạng, những loại thuốc này giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng hưng phấn và ngăn ngừa các đợt trầm cảm.

Một số thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực II

1. Thuốc ổn định tâm trạng

1. Thuốc ổn định tâm trạng 1

Lithium (Eskalith, Lithobid)

Đây là loại thuốc có nguồn gốc kim loại đơn giản ở dạng viên giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng.  Khi sử dụng Lithium, có thể mất vài tuần để phát huy hết tác dụng nên rất phù hợp cho việc điều trị lâu dài so với các đợt giảm hưng cảm cấp tính. Nồng độ lithium trong máu và các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm phải được theo dõi định kỳ để tránh tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Carbamazepine (Tegretol):

Carbamazepine (Tegretol) là loại thuốc chống hưng cảm, nó được sử dụng để điều trị chứng hưng cảm từ những năm 1970. Loại thuốc này dùng để điều trị chứng trầm cảm lưỡng cực hoặc ngăn ngừa các mức cao và thấp của sự thay đổi tâm trạng. Trước khi sử dụng Carbamazepine (Tegretol), người bệnh nên xét nghiệm máu để theo dõi chức năng gan và số lượng bạch cầu.

Lamotrigine (Lamictal):

Lamotrigine (Lamictal) là thuốc được FDA đồng ý cho sử dụng để điều trị duy trì cho người lớn bị rối loạn lưỡng cực. Loại thuốc này giúp trì hoãn các đợt tâm trạng trầm cảm, hưng cảm và các giai đoạn hỗn hợp giữ trầm cảm và hưng cảm.

Valproate (Depakote):

Valproate (Depakote) là loại thuốc chống động kinh, làm dịu tâm trạng, giúp lithium khởi phát nhanh hơn và cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa mức cao và thấp của tâm trạng.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc chống động kinh khác như oxcarbazepine (Trileptal), đôi khi cũng được kê đơn để điều trị thử nghiệm cho các triệu chứng tâm trạng hoặc các đặc điểm liên quan ở những người bị rối loạn lưỡng cực.

2. Thuốc chống loạn thần

Nếu các cơn hưng cảm không liên quan đến rối loạn tâm thần thì sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động. Một số loại thuốc chống loạn thần có thể kể đến như: Aripiprazole (Abilify), asenapine (Saphris), cariprazine (Vraylar), quetiapine (Seroquel), olanzapine (Zyprexa), risperidone (Risperdal) và ziprasidone (Geodon) và những thuốc khác được sử dụng trong điều trị chứng loạn cảm cũng được sử dụng để điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực II.

3. Thuốc kiểm soát ngắn hạn triệu chứng

Nhóm Benzodiazepines bao gồm: alprazolam (Xanax), diazepam (Valium) và lorazepam (Ativan) được sử dụng để kiểm soát ngăn chặn các triệu chứng cấp tính liên quan đến chứng hưng cảm như mất ngủ, bị kích động…

4. Thuốc chống trầm cảm

Seroquel và Seroquel XR là thuốc duy nhất được FDA chấp thuận đặc biệt cho điều trị các chứng trầm cảm lưỡng cực II. Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm thông thường cũng được sử dụng trong điều trị trầm cảm lưỡng cực II: Fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil), và sertraline (Zoloft)

Sử dụng liệu pháp tâm lý –  liệu pháp nhận thức hành vi cũng có thể hữu ích vì rối loạn lưỡng cực II thường có các đợt tái phát cần phải điều trị liên tục để ngăn ngừa tái phát.

5. Giáo dục và trị liệu tâm lý

5. Giáo dục và trị liệu tâm lý 1

Dùng phương pháp giáo dục và trị liệu tâm lý là phương pháp rất cần thiết để dự phòng ngăn ngừa những giai đoạn chủ yếu.

  • Trị liệu nhóm thường được dùng cho bệnh nhân và bạn đời (bạn tình). Họ tìm hiểu về rối loạn lưỡng cực, di chứng xã hội của nó, và vai trò trung tâm của thuốc chỉnh khí sắc trong điều trị.
  • Trị liệu cá nhân giúp người bệnh đối phó tốt hơn với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh theo cách mới để tự xác định bản thân.

Những người mắc rối loạn lưỡng cực II có thể không tuân thủ các phác đồ điều trị bằng thuốc chỉnh khí sắc. Họ cho rằng, những loại thuốc điều trị lưỡng cực sẽ gây cho họ giảm sáng tạo và ảnh hưởng tâm lý, ít cảnh giác. Tuy nhiên, thuốc chỉnh khí sắc thường sẽ đem lại nhiều cơ hội thực hiện hoạt động giữa các cá nhân, học thuật, chuyên môn và nghệ thuật.

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thuốc kích thích, bia rượu để giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ và nhận diện các dấu hiệu tái phát sớm.

6. Một số phương pháp điều trị khác

Liệu pháp shock điện (ECT): được sử dụng điều trị trầm cảm kháng trị và cũng có hiệu quả đối với hưng cảm.

Trị liệu ánh sáng: Giúp điều trị rối loạn lưỡng cực I hoặc rối lưỡng cực II theo mùa (với trầm cảm vào mùa thu – mùa hè và hưng cảm nhẹ mùa xuân – mùa hè). Nó được sử dụng hữu ích nhất như điều trị bổ sung.

=> Cách quản lý rối loạn lưỡng cực

Có thể ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực II không?

Cho đến này, các nhà khoa học, nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây rối loạn lưỡng cực II. Vì thế, cũng rất khó để xác định rối loạn lưỡng cực II có thể ngăn ngừa hoàn toàn hay không.

Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm thiểu nguy cơ phát triển các đợt hưng cảm hoặc trầm cảm bằng phương pháp trị liệu tâm lý hoặc kết hợp với sử dụng thuốc ổn định tâm trạng. Theo nghiên cứu, sử dụng biện pháp tâm lý có thể giúp người bệnh nhận biết rõ hơn các dấu hiệu cảnh báo của đợt tái phát đang phát triển và cũng có thể đảm bảo rằng các loại thuốc theo toa được sử dụng đúng cách.

Sử dụng Ashami- giải pháp ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực thường gây ra những tiêu cực cả về hành vi và suy nghĩ trong cuộc sống của người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể để cải thiện sức khoẻ. Sử dụng phương pháp điều trị bằng Tây y là phương pháp hiện địa được khá nhiều người lựa chọn, tuy nhiên chúng có thể làm giảm triệu chứng nhưng không mang lại sự đầy đủ về dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, sức khoẻ thậm chí vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng chọn lựa những sản phẩm bắt nguồn từ thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân và triệu chứng, tăng cường chức năng hệ thần kinh và tăng cường sức khoẻ. Hiểu được điều đó, công ty dược phẩm Tradiphar đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm được bào chế từ những thảo dược tự nhiên thành phần từ chiết xuất Hoa ban âu, chiết xuất từ bạch quả và những hoạt chất tá dược đầy đủ mang tên Ashami.

Sử dụng Ashami- giải pháp ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực 1

Đây là sản phẩm vượt trội dành riêng cho bệnh nhân mắc trầm cảm và rối loạn lo âu. Sản phẩm với nguyên liệu chính là cao hoa Ban Âu được nhập khẩu từ Châu Âu đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép với thành phần chính trong 1 viên nén chứa:

Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
Magie oxyd………………………………………….50mg
Vitamin B6………………………………………….0,5mg
Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Chính vì vậy, Ashami ngoài tác dụng Giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, mệt mỏi còn hỗ trợ hoạt huyết. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?