Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm cảm là bệnh lý xuất phát từ những rối loạn của não bộ, dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết liệu trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo qua thông tin dưới đây.

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không? 1

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là là dạng rối loạn tâm trạng thường gặp. Trầm cảm là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các  bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện.

Theo thống kê chục năm trở lại dây, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm tăng lên đáng kể, tỷ lệ nữ mắc trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 5% dân số trên thế giới đã rơi vào trạng thái rối loạn trầm cảm.

Nguyên nhân trầm cảm chưa được làm rõ nhưng chúng có liên quan đến

  • Yếu tố như môi trường sống, xã hội
  • Di truyền
  • Stress, áp lực căng thẳng kéo dài.
  • Trầm cảm do một chấn thương nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến não.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nhưng chưa tìm được nguyên nhân.

Hậu quả của trầm cảm có thể rất nghiêm trọng, nó làm tăng nguy tự sát, ảnh hưởng đến hoạt động học tập và lao động. Người mắc bệnh trầm cảm dần dần tách rời ra khỏi tập thể, không quan tâm đến bất cứ điều gì khiến chất lượng cuộc sống giảm sút trầm trọng.  Ngoài ra, chứng trầm cảm còn làm tăng gánh nặng lên gia đình và xã hội. Chính vì thế, phát hiện ra bệnh sớm giúp tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Bệnh tâm thần là gì?

Nguyên nhân của bệnh tâm thần là do hoạt động của  não bộ bị rối loạn. Hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng bởi: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm lý…khiến cho rối loạn chức năng phản ánh thực tại.

Trong bệnh tâm thần, các tổn hại thực thể của thần kinh không rõ rệt. Qua chiếu chụp hay xét nghiệm thường không tìm ra tổn thương thực thể. Chính vì thế, bệnh lý này liên quan đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi.

Một số bệnh tâm thần bao gồm:

  • Rối loạn hành vi.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Rối loạn ăn uống…

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần?

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần? 1

Nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh trầm cảm không chỉ là một bệnh về tưởng tượng. Bởi theo hình ảnh chiếu chụp não bộ của những bệnh nhân mắc trầm cảm cho thấy não bộ có nhiều biến đổi trong hoạt động. Những cấu trúc thần kinh và mạng lưới có chức năng điều hòa căng thẳng đều có sự biến đổi trong bệnh trầm cảm. Chính vì vậy, khi bị trầm cảm, người bệnh không chỉ có dấu hiệu về mặt tâm lý mà nó còn biểu hiện trên cơ thể như đau ngực, mệt mỏi, đau khớp, đau nhức toàn thân, mất ngủ…khiến khó khăn trong chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh trầm cảm kéo dài không được điều trị khiến não bộ căng thẳng quá mức tạo ra yếu tố kích thích ( glucocorticoids) làm giảm những chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh, từ đó khiến một số tế bào thần kinh bị hư hỏng, đặc biệt là tế bào hippocampus- có tác dụng trong việc ghi nhớ. Vì thế, khi bị stress hay trầm cảm kéo dài không được điều trị kịp thời thì một số tế bào thần kinh có thể chết dần khiến bạn suy giảm trí nhớ.

Như vậy có thể nói rằng, trầm cảm nằm trong nhóm bệnh tâm thần, theo phân loại quốc tế ICD-10, trầm cảm có mã bệnh là F32- thuộc nhóm bệnh rối loạn khí sắc, nhóm bệnh rối loạn tâm thần hành vi.

Các phương pháp điều trị trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Do đó, điều trị bệnh lý này rất được quan tâm. Quá trình điều trị rối loạn trầm cảm phải dựa trên các nguyên tắc như:

  • Phát hiện sớm, chính xác các trạng triệu chứng của trầm cảm (bao gồm cả trầm cảm che đậy và trầm cảm nhẹ).
  • Mức độ bệnh trầm cảm nặng hay nhẹ?
  • Nguyên nhân cụ thể gây bệnh trầm cảm? (trầm cảm do thực tổn, trầm cảm nội sinh hay trầm cảm do căn nguyên tâm lý)
  • SỬ dụng thuốc chống trầm cảm phải phù hợp trạng thái và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
  • Kết hợp thuốc trầm cảm cùng một số thuốc an thần- đi kèm với các triệu chứng loạn thần ( Với trường hợp đặc biệt cần bác sĩ chỉ định).
  • Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể được cân nhắc trong trường hợp kháng thuốc, trầm cảm nặng có ý nghĩ, hành vi tự sát.
  • Duy trì thêm 6 tháng để ổn định tình trạng và phòng ngừa tình trạng tái phát

Các phương pháp điều trị trầm cảm

Các phương pháp điều trị trầm cảm 1

Sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn  không ít rủi ro và biến chứng khó lường, trước khi dùng thuốc bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân trước khi đưa ra chỉ định.

Một số loại thuốc được dùng cho bệnh nhân trầm cảm:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng:

  • Gồm có thuốc giải lo âu, tạo cảm giác êm dịu (Laroxyl, Elavil, Amitriptyline, Triptizol,…),
  • Thuốc có tác dụng hoạt hóa, kích thích (Imipramine, Imipramine, Tofranil,…) và loại trung gian (Anafranil)

Thuốc chống trầm cảm ức chế:

  • Men monoamine oxydase (MAOIs): Hiện nay ít được sử dụng vì tiềm ẩn nhiều biến chứng.
  • Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin: Thường dùng Sertraline, Fluoxetine, Paroxetine,…

Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm thuốc bồi bổ thần kinh và thuốc tăng cường tuần hoàn não

Liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) thường được bác sĩ cân nhắc dùng trong các trường hợp trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng, bệnh nhân có suy nghĩ hoặc ý nghĩ tự sát. Liệu pháp này sử dụng một luồng điện được kiểm soát đưa vào bên trong não bộ nhằm tạo ra các cơ co giật nhỏ.

Mục tiêu của liệu pháp sốc điện là  giúp phục hồi sự liên kết của các nơron thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh.  Từ đó, giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tự sát ở bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm.

Tuy nhiên, liệu pháp sốc điện cũng khiến bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ vài tuần sau khi điều trị – đặc biệt là ở người cao tuổi.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu 1

Tác dụng của biện pháp trị liệu tâm lý giúp giải quyết chứng trầm cảm một cách hiệu quả và triệt để. Các chuyên gia tâm lý giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí người bệnh, giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Tâm lý trị liệu thường được áp dụng song song với sử dụng thuốc và được đánh giá mang lại kết quả khả thi. Với những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, trị liệu tâm lý có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể.

Phương pháp này mang đến những tác động cụ thể như:

  • Loại bỏ những triệu chứng tâm lý sợ hãi, lo âu, căng thẳng.
  • Thay đổi nhận thức và những hành vi lệch lạc, tiêu cực
  • NGười bệnh có thể chấp nhận các vấn đề mà bản thân đang đối mặt
  • Người bệnh nhận thức đúng đắn về bản thân
  • Giúp người bệnh tăng khả năng ứng phó trước những áp lực từ cuộc sống, các vấn đề mà bản thân gặp phải.
  • Nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Xem thêm: Một số phương pháp điều trị trầm cảm tại nhà

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh trầm cảm với thảo dược tự nhiên

Như đã chia sẻ ở trên, hậu quả của trầm cảm có thể rất nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới hành vi tự sát hoặc làm tổn thương những người xung quanh. Ngoài ra, trầm cảm còn ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian điều trị… Bởi vậy phòng ngừa bệnh trầm cảm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt ở nhóm người: Phụ nữ, người cao tuổi, người mắc một số bệnh lý…

Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh trầm cảm với thảo dược tự nhiên 1

 

Ashami có chứa thành phần chính chiết xuất từ hoa Ban Âu, kết hợp với Bạch Quả… giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh, từ đó giúp đẩy lùi trầm cảm một cách hiệu quả.

Phân tích về thành phần trong 1 viên cứng Ashami:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Hy vọng những điều ít được biết về trầm cảm trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin đúng đắn hơn. Từ đó giúp những người xung quanh hoặc chính bản thân mình. Hoặc ít nhất là không khiến những người bị trầm cảm thấy tồi tệ hơn.

 

 

 

 

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?