Những mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi chứng trầm cảm

Những mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi chứng trầm cảm 1

Trong cuộc sống không ai tránh khỏi đôi lúc buồn rầu, chán nản. Những cảm xúc này thoáng qua thường. Tuy nhiên, những người mà không thể thoát ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian 2 tuần hoặc hơn thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm. Vậy bạn đã làm thế nào để thoát khỏi chứng trầm cảm của mình? Dưới đây là một số mẹo gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

Hiểu đúng về trầm cảm

Theo thống kê, có tới 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống và bệnh xảy ả ở bất cứ độ tuổi nào. Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất. Nó kéo theo những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm, cụ thể có thể kể đến như:

  • Trong gia đình đã có người mắc trầm cảm thì nhiều khả năng bạn sẽ mắc chứng trầm cảm hơn những người bình thường khác
  • Nghiên cứu đã chỉ ra chất dẫn truyền thần kinh trong não người mắc bệnh trầm cảm có sự khác biệt so với người khỏe mạnh bình thường.
  • Bạn bị stress, bị sốc hay gặp khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm

Ngoài ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm bao gồm:

  • Trầm cảm sau khi sinh con
  • Người có tiền sử mắc rối loạn lo lắng rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
  • Đối tượng thường xuyên lạm dụng bia rượu hoặc chất kích thích trong thời gian dài
  • Người sống cô đơn, cô lập, bi quan
  • Người mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường (đái tháo đường), bệnh tim.
  • Thường xuyên dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ
  • Người phải đối mặt với những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
  • Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.

Thông tin cụ thể về:Bệnh trầm cảm

Làm thế nào để thoát khỏi chứng trầm cảm?

Làm mới lại các mối quan hệ.

Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại, chỉ đơn giản là ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê…Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại bạn nhé. Không hẳn là bạn phải xuất hiện ở một buổi tiệc tùng và tỏa sáng đâu mà chỉ đơn giản là bạn ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê với một người hoặc ghé vào nhà một người bạn để trả món đồ đã mượn chẳng hạn.

Làm mới lại các mối quan hệ. 1

Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua đi

Việc đi qua những cung bậc cảm xúc là một cách tốt để nhắc nhở bản thân rằng nỗi đau không kéo dài vô tận. Có thể bạn thức dậy với tâm trạng lo lắng tột cùng, nhưng vào buổi trưa bạn sẽ gác lại cảm xúc đó, rồi cuối cùng buổi tối bạn thậm chí sẽ có những tràng cười sảng khoái khi xem phim cùng các con.

Hãy cứ nghĩ rằng sự căng thẳng và chán chường của bạn chẳng khác nào cơn đau do chuyển dạ. Lúc này bạn cần hít thở sâu để có thể vượt qua và tin tưởng rằng áp lực này rồi cũng qua đi. Khái niệm về sự vô thường sẽ đem lại sự an ủi và giải tỏa phiền muộn trong lòng bạn đấy.

Giả vờ như thể bạn vẫn ổn

Thật ra ranh giới giữa thửu thách bản thân với ép buộc bản thân là rất mong manh. Thông thường, bạn sẽ thấy khá hơn khi “hành động như thể” bạn vẫn ổn.

Bạn có thể làm bất cứ việc gì cho dù bạn không thích thú cho lắm, hãy đi chơi, ăn những món bạn chưa thích, hãy tự thưởng bản thân, cứ làm tất cả mọi việc và hành động như thể bạn rất ổn, bạn không trầm cảm.

Tập chấp nhận sự không chắc chắn

Hầu hết những đau khổ bạn đang có được xuất phát từ niềm khao khát về sự chắc chắn trước mọi thứ của bạn. Ví dụ như khi bạn muốn biết khi nào sự lo lắng sẽ thuyên giảm, loại thuốc nào mới hữu hiệu, khi nào bạn sẽ lại có giấc ngủ tám giờ,… Chỉ khi bạn chấp nhận ngừng việc mong muốn kiểm soát mọi thứ, bạn mới có thể giảm bớt mệt mỏi của bản thân.

Đặt ra một mục tiêu

Khi sự lo lắng nhiều đến mức không thể chịu được nữa, bạn nên nghĩ đến những người thân như chồng hoặc con để có thêm nghị lực vượt qua. Như một người chiến sĩ trên chiến trường, bạn phải đi đến nhiệm vụ của mình và sống hết mình vì một điều quý giá nào đó. Điều này có thể tiếp thêm sức mạnh để bạn trở nên mạnh mẽ hơn đấy.

Tận hưởng thực tại

Nếu ta có thể sống trọn vẹn với thực tại và chỉ tập trung vào những thứ trước mắt, chúng ta có thể loại bỏ được vô vàn nỗi lo sợ bởi vì đa phần chúng đều xuất phát từ quá khứ hoặc tương lai.

Cố gắng không tự cô lập bản thân

Trầm cảm khiến nhiều người trong chúng ta rút vào vỏ ốc của mình. Bạn có thể không muốn gặp bất kỳ ai hoặc làm gì, thậm chí việc rời khỏi giường vào buổi sáng cũng khó khăn. Tuy nhiên việc cô lập bản thân chỉ khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng. Chính vì thế, người bệnh hãy cố gắng buộc bản thân phải hòa nhập với xã hội. Khi bước ra thế giới và kết nối với những người khác, bạn có thể thấy mình bắt đầu tốt hơn.

Giảm việc sử dụng mạng xã hội

Giảm việc sử dụng mạng xã hội 1

Mạng xã hội ngày nay tác động đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Thông qua mạng xã hội, chúng ta có thể thể hiện bản thân và thu hút được sự chú ý từ mọi người, tìm được cơ hội việc làm, hoặc giúp cho sản phẩm kinh doanh của mình dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn. Tuy nhiên bạn không thể dùng mạng xã hội để có thể thay thế cho liên hệ trực tiếp. Giao tiếp bằng mắt, một cái ôm hoặc thậm chí một cái chạm nhẹ vào cánh tay từ một người bạn có thể tạo nên sự khác biệt hoàn toàn cho cảm xúc của bạn.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp

Hãy dành thời gian gặp những người bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, đặc biệt là những người năng động, lạc quan và hiểu biết. Cũng từ đó hãy luôn tránh xa rượu chè, ma túy, những tệ nạn xã hội. Khi chơi với những người bạn tích cực có cũng giúp bạn trở lên tích cực hơn. Ngược lại tiếp xúc nhiều và thân thiết với những người lạm dụng ma túy hoặc rượu, khiến bạn gặp rắc rối hoặc khiến bạn cảm thấy bị đánh giá hoặc bất an.

Tham gia hoạt động bạn yêu thích

Hãy tham gia vào các hoạt động bạn thích (hoặc đã từng thích). Hay đơn giản, hãy chọn lựa những thứ bạn đã yêu thích trước đây như: Một môn thể thao, lớp nghệ thuật, khiêu vũ hoặc âm nhạc hay câu lạc bộ sau giờ học. Ngoài ra bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện: Làm những điều cho người khác là một liều thuốc chống trầm cảm và tăng cường hạnh phúc.

Luôn luôn rõ ràng

Khi bạn buồn phiền lo lắng, bạn thường nghĩ không hay về bản thân, hạ thấp bản thân và có những suy nghĩ tiêu cực: Mình thất bại, mình thật ngu ngốc, mình quá kém cỏi, mình không được tích sự gì cả. Tuy nhiên, khi bạn trầm cảm, bạn nên lấy lại sự tỉnh táo bằng cách đặt ra những câu hỏi cho bản thân:

  • Mình sẽ làm cách nào để kiểm tra xem ý kiến này đúng hay không?
  • Điều này có luôn luôn đúng?
  • Có ngoại lệ nào không?
  • Mình có còn thiếu sót gì nữa không?

Rèn luyện các thói quen lành mạnh

Rèn luyện các thói quen lành mạnh 1

Lối sống lành mạnh, thói quen tốt có thể làm nên điều kì diệu cho tâm trạng, thay đổi hoàn toàn tâm trạng của bạn: Ăn uống đúng cách, thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng giờ, tâm lý thoải mái đã được chứng minh là tạo ra sự khác biệt rất lớn khi nói đến bệnh trầm cảm.

  • Vận động: Hoạt động thể chất, vận động cơ thể có thể hiệu quả như thuốc hoặc liệu pháp điều trị trầm cảm. Để có thể thực hiện được điều đó, bạn hãy tham gia vào các môn thể thao, đạp xe hoặc tham gia một lớp học khiêu vũ.
  • Lựa chọn thực phẩm: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thực phẩm không đúng cho cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi, làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Chính vì thế để có thể đảm bảo rằng bạn đang nuôi dưỡng tâm trí bằng nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn có thể nói chuyện với cha mẹ, bác sĩ hoặc y tá trường học về cách đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng.
  • Tránh sử dụng rượu và ma túy: Theo nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng chất kích thích sẽ chỉ làm trầm cảm thêm về lâu dài. Rượu và ma túy cũng có thể làm tăng cảm giác muốn tự tử. Nếu bạn nghiện rượu hoặc ma túy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạn cần được điều trị đặc biệt bên cạnh phương pháp điều trị chứng trầm cảm.
  • Ngủ đủ giấc:  Cảm thấy chán nản khi còn là một thiếu niên thường làm gián đoạn giấc ngủ. Cho dù ngủ quá ít hay quá nhiều, tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.Chính vì thê bạn nên cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm

Kiểm soát sự căng thẳng và lo lắng

Với nhiều trường hợp, căng thẳng và lo lắng có thể đi đôi với trầm cảm. Chính vì vậy, bạn cần tập cách giảm căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống bắt đầu bằng việc xác định nguồn gốc của căng thẳng đó:

  • Hãy quản lý thời gian, nói chuyện với giáo viên nếu bạn thấy các kì thi hoặc việc học trong lớp khiến bạn quá tải, quá sức để có thể nhận sự giúp đỡ tìm giải pháp cũng như nhận được tư vấn và những lời khuyên bổ ích giúp bạn xả stress
  • Khi bạn lo lắng về sức khỏe, cảm thấy không thể nói chuyện với cha mẹ  về những vấn đề tế nhị hãy đến phòng khám gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý, chuyên gia y tế để bạn có  cách giải quyết thích hợp, giải tỏa lo lắng trong bạn. Hoặc đơn giản giúp bạn có thể mở lời nói chuyện kết nối cùng cha mẹ.
  • Nếu đang gặp khó khăn trong việc hòa nhập hoặc đối mặt với những khó khăn trong mối quan hệ, tình bạn hoặc gia đình, bạn nên trao đổi với cán bộ phòng tâm lý tại trường học hoặc một chuyên gia về tâm lý.
  • Ngoài ra thể dục thể thao, thiền, đi bộ cũng có thể giúp bạn thư giãn thư giãn cơ và các bài tập thở là những cách khác để kiểm soát và giảm căng thẳng.
  • Nếu những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng đang góp phần vào mức độ căng thẳng hàng ngày, bạn có thể thực hiện các bước để phá vỡ thói quen và lấy lại việc kiểm soát tâm trí lo lắng.

Chế độ ăn uống cho người bệnh trầm cảm

Chế độ ăn uống cho người bệnh trầm cảm 1

Chế độ ăn cho người bệnh trầm cảm cần cân bằng và lành mạnh để trở thành một sự hỗ trợ tích cực chung cho quá trình điều trị trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm nên bổ sung một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào thành phần bữa ăn của mình, cũng như tránh những loại thực phẩm không tốt cho bệnh như:

Nên

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể hạn chế được tác hại mà gốc tự do gây ra: cà rốt, cải búp (collard), quả đào, bí ngô, rau chân vịt, khoai lang, việt quất, bông cải xanh, bưởi chùm (grapefruit), kiwi, cam, hồ tiêu, khoai tây, cà chua, dâu tây
  • Axít béo omega-3 là chất béo thiết yếu rất quan trọng với cơ thể, chúng có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ tươi. Khảo sát đã cho thấy người dân của một quốc gia tiêu thụ cá càng thấp thì khả năng mắc trầm cảm lại cao lên.
  • Tăng tiêu thụ các nhóm vitamin B bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả, các loại quả và hạt trong bữa ăn, do chúng chứa nồng độ cao các chất dinh dưỡng trên và nhiều loại vitamin bổ sung.
  • Tăng lượng serotonin bằng các amino axit: Serotonin được tạo ra trong cơ thể và não từ một amino axit gọi là tryptophan. Trytophan có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu, và trứng.
  • Tăng lượng crom bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô, hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm.

Tránh

Tránh những loại đồ uống chứa nhiều caffein vì những thức uống này có thể làm cho các triệu chứng trầm cảm nặng hơn. Chính vì thế hãy loại bỏ hoặc hạn chế  cà phê hoặc thức uống tăng lực, nếu bạn muốn kiểm soát trầm cảm,

Những điều nên tránh khi bị trầm cảm

  • Trầm cảm khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực, làm cho bạn luôn muốn quên đi bằng những chất kích thích. Chính vì thế khi bạn lạm dụng chất kích thích, cồn sẽ làm cho việc trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Trong bất kì trường hợp nào thì việc tự dày vò bản thân cũng không làm bạn khá hơn được đâu.
  • Tránh quyết định bất cứ việc gì khi tâm trạng không thoải mái, khi tinh thần bạn không tỉnh táo, minh mẫn bởi khi quyết định thì sự việc sẽ có thể trở nên đi quá xa khó cứu vãn. Tất nhiên là một công việc nhàm chán hoặc một mối quan hệ đổ vỡ sẽ làm bạn chán chường, tuy nhiên, có thể đó chỉ là do bạn tự nghiêm trọng hóa mọi thứ lên thôi.
  • Để có thể vượt qua được trầm cảm là hành trình dài cần sự kiên trì và nghiêm túc điều trị từ bệnh nhân. Thay vì chịu đựng những áp lực và khổ tâm này trong thời gian dài, bạn hãy dần dần tạo những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
  • Thế nhưng điều này không có nghĩa là trầm cảm làm giảm khả năng quyết đoán của bạn. Bạn cũng vẫn thông minh như thường ngày, nhưng hãy cố gắng đừng để bản thân bị đánh bại bởi các triệu chứng của căn bệnh bạn nhé.

Xem tham khảo thêm:

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?