Khi nào trầm cảm được coi là trầm trọng?

Trầm cảm là một căn bệnh khiến cho con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng. Chính vì vậy, trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh và những người thân xung quanh. Bệnh trầm cảm khi nào được coi là trầm trọng? Bạn tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.

Khi nào trầm cảm được coi là trầm trọng? 1

Hiểu về trầm cảm

Theo thống kê, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất. Những cảm xúc tiêu cực của trầm cảm kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ trầm trọng nhất là dẫn đến ý định tự tử

Trầm cảm trầm trọng:

Trầm cảm trầm trọng thường có tất cả những triệu chứng của trầm cảm, triệu chứng của trầm cảm nặng thường rõ ràng và có mức độ nghiêm trọng hơn. Theo thống kê chỉ ra, có tới hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Ý đồ tự sát thực tế cao hơn hành vi tự sát từ 10-12 lần ở người bị trầm cảm thông thường. Ngoài ra nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới nhưng khi nam giới mắc bệnh thì xu hướng tự sát lại cao hơn rất nhiều. Có khoảng 15% trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nặng.

Hiểu hơn: Bệnh trầm cảm là gì?

Nguyên nhân gây ra trầm cảm trầm trọng

Bệnh trầm cảm mức độ vừa và nhẹ nấu không không được quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính và trực tiếp nhất. Ngoài ra, mức độ trầm cảm trầm trọng sẽ xảy ra trong một số trường hợp dưới đây:

Do stress căng thẳng diễn ra trong thời gian dài:

Căng thẳng và stress trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý của người bệnh bị xáo trộn, có những  kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn về tâm lí như mất người thân gặp vấn đề nào đó khiến người bệnh quá shock, thần kinh không ổn định cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Yếu tố di truyền:

Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường. Những người có tiền sử mắc trầm cảm trong gia đình có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người khác một chút. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng nguy cơ, chúng ta còn cần đề cập tới những nguyên nhân khác nữa.

Giới tính:

Các chuyên gia đã tổng hợp nghiên cứu và chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm cao hơn gấp 2 lần so với nam giới. Bởi phụ nữ thường dễ mất cân bằng tâm lý hơn nam giới, ngoài ra phụ nữ có nhiều lo lắng cần gánh vác: Công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén. Nếu người trong gia đình không lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu dễ khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm.

Mất ngủ thường xuyên:

Khi trầm cảm có những dấu hiệu mất ngủ thường xuyên mà không được quan tâm điều trị, sẽ dễ dấn tới tình trạng trầm cảm nặng và cần được điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra

Khi nào trầm cảm được coi là trầm trọng

Bệnh trầm cảm nặng thường có triệu chứng chính và những triệu chứng liên quan của bệnh trầm cảm đi kèm và có thể thêm những dấu hiệu khác nữa. Dưới đây là một số thống kê:

Triệu chứng điển hình

  • Tâm trạng luôn u sầu, buồn bã
  • Bi quan trước mọi việc
  • Có thể có triệu chứng hay khóc
  • Giảm hứng thú trong mọi công việc
  • Không có động lực làm việc

Triệu chứng liên quan

  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Chậm chạp, đờ đẫn, dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân
  • Luôn mệt mỏi
  • Không thể tập trung, khó tập trung trong giải quyết những vấn đề đơn giản
  • Có dấu hiệu luôn nghĩ về cái chết, tự tử

Một số biểu hiện khác

  • Người bệnh có thể có dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác
  • Ở giai đoạn trầm cảm trầm trọng, người bệnh có thể không thể thực hiện các hoạt động sơ đẳng hằng ngày nhất như: Sinh hoạt cá nhân

Khi nào trầm cảm trầm trọng cần nhập viện?

Trầm cảm là bệnh về tâm lý thường gặp, chính vì thế, trầm cảm thường được ngoại trú điều trị tại nhà và cần người nhà quan tâm, hỗ trợ điều trị song song cùng với thuốc và một số biện pháp trị liệu bằng tâm lý. Tuy nhiên với trường hợp trầm cảm trầm trọng không đáp ứng với thuốc có thể cần dùng đến liệu pháp khác nên việc đến viện điều trị là rất cần thiết. Một số trường hợp trầm cảm trầm trọng cần nhập viện điều trị:

Có suy nghĩ tự sát:

Bệnh nhân mắc trầm cảm có tư tưởng tự sát, nhất là đã có những hành động tự sát thực sự

  • Động cơ tự sát của người bệnh là muốn chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng cần thời gian và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, vận động, chế độ ăn uống.
  • Nguy cơ tự sát cao nhất ở bệnh nhân trầm cảm trầm trọng hoàn toàn có thể gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Hơn nữa, bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát thường là do trầm cảm ở thể nhẹ hơn, có nhiều dấu hiệu bệnh nhưng lại không được điều trị kịp thời.

Điều trị bằng thuốc không hiệu quả:

Trầm cảm trầm trọng đã điều trị bằng thuốc và không đáp ứng với thuốc

Trầm cảm kèm theo tình trạng loạn thần:

Có biểu hiện ảo giác, hoang tưởng, không thể kiểm soát bản thân cả về suy nghĩ và hành vi

=> Nếu bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh trầm cảm, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uyu tín chuyên khoa để xá định được mức độ trầm cảm và những phương án xử lý. Các chuyên gia tâm lý, tâm thần sẽ sử dụng nhiều biện pháp đánh giá trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng.

=> Thuốc điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm trầm trọng

Để điều trị chứng trầm cảm trầm trọng, cần kết hợp song song nhiều phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả:

Biện pháp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ và tình huống xảy ra của người bệnh.  Khi đó các chuyên gia bác sĩ sẽ hướng người bệnh thay đổi về cả suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực hơn.

Sử dụng thuốc điều trị

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị trầm cảm, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh phối hợp 2 nhóm thuốc trầm cảm với các loại thuốc có tác dụng chống rối loạn lo âu, loạn thần. Dưới đây là một số loại  thuốc thường được kê để điều trị chứng trầm cảm:

  • Escitalopram,
  • Paroxetine,
  • Sertraline,
  • Fluoxetine
  • Citalopram…

Khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bởi khi sử dụng thuốc, trước khi có tác dụng thực sự có thể khiến người bệnh có ý định tự tử hoặc cố tự tử chính. Ngoài ra, thuốc có thể có những tác dụng phụ: Mờ mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, táo bón, khô miệng, bí tiểu, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, chức năng tình dục bị rối loạn.

Liệu pháp sốc điện

Với những trường hợp không thể sử dụng thuốc để điều trị hoặc thuốc hay liệu pháp tâm lý không mang đến tác dụng thì bác sĩ có thể điều trị bằng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, mất trí nhớ tạm thời…

Một số biện pháp hỗ trợ

Hoạt động thể chất:

Những hoạt động vận động thường có tính chất chống trầm cảm tự nhiên: Đi bộ, bơi lội, yoga….để tinh thần được thoải mái hơn, giảm stress. Ngoài ra người bệnh có thể tự đặt ra những mục tiêu nhỏ cho bản thân và tăng dần khối lượng tập luyện khi thấy khá hơn

Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học rất hữu ích cho người mắc trầm cảm. Dành thời gian chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, tuân thủ thời gian biểu khoa học mình đã đặt ra, người bệnh có thể quay lại được con người như trước đây, ngoài ra, các triệu chứng của bệnh trầm cảm giảm đi đáng kể.

Hoạt động giải trí:

Khi mắc trầm cảm, hầu như người bệnh mệt mỏi và thờ ơ với tất cả những sở thích, hứng thú của bản thân trước kia, nhưng nếu người bệnh cố gắng tập trung vào những hoạt đông nhỏ mỗi ngày, lên kế hoạch lại với những sở thích trước kia: Đi xem phim, đi ăn uống, mua sắm, vào hội nhóm tập luyện các môn năng khiếu để khám phá bản thân…sẽ giúp bạn cảm thấy tâm hồn khá hơn rất nhiều, tự nhiên bạn thấy yêu đời hơn, quên đi những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực.

Tìm sự hỗ trợ từ xung quanh

Người bệnh trầm cảm nặng nên thường xuyên chia sẻ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ với những người bạn, nhất là những người yêu mến mình: Gia đình, bạn thân…Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho những người khác mặc dù có thể mọi người không thể thấu hiểu hoàn toàn những gì mình đang trải qua. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hay chuyên viên tư vấn họ sẽ có cách giúp bạn.

Ashami giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm

Cây ban âu được sử dụng cho trầm cảm và các triệu chứng đôi khi đi cùng với tâm trạng như hồi hộp, mệt mỏi, kém ăn và khó ngủ. Có một số bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy nó có hiệu quả từ nhẹ đến trung bình trầm cảm. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Ashami giúp cải thiện tốt chứng căng thẳng lo âu, thần kinh mệt mỏi

Ashami giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm 1

Thành phần trong 1 viên cứng Ashami được phân tích như sau:

  • Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg
  • Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg
  • Magie oxyd………………………………………….50mg
  • Vitamin B6………………………………………….0,5mg
  • Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được bộ y tế cấp phép, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình sử dụng (khoảng 4 tháng). Thậm chí, ở những người căng thẳng thần kinh mức nhẹ thì chỉ dùng 2 tuần đã thấy cải thiện rõ rệt.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?