Bất lực mệt mỏi là hiện tượng gì? Những nguyên nhân và cách cải thiện

Bất lực mệt mỏi là hiện tượng gì? Những nguyên nhân và cách cải thiện 1

Bất lực mệt mỏi là hiện tượng không có khả năng hoặc không đủ sức lực làm việc do cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức. Cảm giác bất lực mệt mỏi có thể xuất hiện trong mọi thời điểm và tự cải thiện khi tinh thần con người tốt lên. Trường hợp bất lực mệt mỏi kéo dài thì hãy cẩn thận vì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về bệnh lý.

Bất lực mệt mỏi là gì?

Mệt mỏi là trạng thái thuộc về cả cảm giác vật lý và cảm xúc. Con người mệt mỏi dễ sinh ra cảm giác muốn nghỉ ngơi, chán nản, bế tắc hoặc kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần; dễ bị thiếu nghị lực làm việc, nghị lực sống.

Bất là “không” , lực theo ý nghĩa của “sức lực”. Bất lực có thể hiểu đơn giản là có mong muốn làm việc gì đó (với ý thức và lý trí rõ ràng) nhưng không đủ sức khỏe để thực hiện; không có khả năng làm được hoặc bị bế tắc chưa tìm ra hướng giải quyết.

Bất lực mệt mỏi là hiện tượng không có khả năng làm việc hoặc không đủ sức lực làm việc do cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức. Về mặt cảm xúc suy nghĩ, bất lực mệt mỏi thường hướng về những điều tiểu cực, không tốt đẹp.

Nguyên nhân gây bất lực mệt mỏi

Bất lực mệt mỏi có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây vungtri.com xin liệt kê một số nguyên nhân bệnh lý và một số yếu tố tâm lý gây bế tác, bất lực, mệt mỏi.

Bất lực mệt mỏi do yếu tố tâm lý

Vừa trải qua một thất bại

Thất bại trong sự nghiệp, thất bại trong tình cảm (đặc biệt là ở người trẻ tuổi)rất dễ là nguyên nhân khiến bạn rơi xuống vũng lầy của mệt mỏi bất lực và bế tắc.

Công việc kinh doanh xuống dốc, doanh thu không có kèm theo các chi phí khấu hao và nợ ngân hàng tăng do ảnh hưởng từ COVID-19; Sàn chứng khoán tụt dốc đột ngột khiến số cổ phiếu bạn nắm giữ trở thành “tờ giấy trắng”; bị thi rớt đại học;… là những cú vấp ngã lớn khiến bạn có cảm giác mình đã thất bại, vô dụng, bất tài, bất lực.

Vừa trải qua một biến cố cuộc đời lớn

Bất lực mệt mỏi do yếu tố tâm lý 1

Biến cố cuộc đời hay chính là những cú sốc lớn về tinh thần dễ khiến bạn có suy nghĩ tiêu cực, từ đó dẫn đến bế tắc mệt mỏi, không tìm ra lối thoát.

“Đừng để biến cố thành điểm yếu. Hãy lấy đó là nghị lực để ta vươn lên”

Không giống như những thất bài đánh mạnh vào khả năng tài chính, các biến cố cuộc đời thường làm ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, tinh thần khiến con người mất rất nhiều thời gian mới có thể vượt qua như: gia đình đổ vỡ; sự mất mát người thân đột ngột;

Trong cuộc đời con người, việc trải qua những thất bại, đi qua những biến cố là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những biến cố khó khăn sẽ giúp con người có thêm nghị lực sống, mạnh mẽ và vững vàng hơn.

Không có định hướng, chưa tìm được ý nghĩa cuộc đời

Có thể nói, đây là vấn nạn chung của đa số con người hiện nay. Khi trưởng thành rời khỏi vòng tay của bố mẹ, đa số chúng ta bị cuốn theo vòng quay cơm – áo – gạo – tiền. Để đến một lúc nào đó tự “giật mình” đặt ra những câu hỏi như: “Mình thật sự cần điều gì? Cuộc sống hiện tại có phải là điều ta mong chờ, là ý nghĩa cuộc đời của ta?”…

Phát hiện ra vấn đề nhưng không tìm được câu trả lời và cách giải quyết vấn đề dễ là lý do khiến bạn rơi vào bế tắc, suy nghĩ tiêu cực, bất lực mệt mỏi.

Bị tổn thương bởi một người/mối quan hệ

Bất lực mệt mỏi do yếu tố tâm lý 2

Một mối quan hệ bắt đầu nghĩa là sẽ có một ngày phải kết thúc. Chỉ là thời gian kết thúc dài hay ngắn lại tùy thuộc vào sự chân thành,  mức độ trân trọng và giữ gìn mối quan hệ của từng người “trong cuộc”.

Có lẽ bởi chưa hiểu được quy luật tự nhiên này nên nhiều người dễ bị tổn thương vì một mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm. Từ đó làm ảnh hưởng đến suy nghĩ cảm xúc, lgây ra cảm giác bế tắc, mệt mỏi bất lực do không tìm ra cách cứu vãn mối quan hệ.

quá nhiều thời gian rảnh rỗi

Để bản thân có thời gian rảnh rỗi quá nhiều cũng có thể khiến bạn có cảm giác bế tắc mệt mỏi. Bởi vì khi để thời gian trôi qua vô nghĩa hoặc phải tìm những việc làm để “giết thời gian” khiến tâm lý dễ phát sinh cảm giác mệt mỏi, chán nản, tiêu cực. Bởi vậy, thay vì phải đi  “giết thời gian” thì hãy tìm cho mình một mục tiêu phấn đấu, một công việc để làm, một điều mới mẻ để học… nhờ đó giúp cuộc sống vui vẻ và có ý nghĩa hơn nhé.

Mệt mỏi bất lực gây ra bởi các bệnh lý

Ngoài ảnh hưởng bởi tâm lý và các suy nghĩ tiêu cực thì hiện tượng bất lực mệt mỏi còn có thể gây ra từ các bệnh lý như:

Bệnh trầm cảm

Mệt mỏi bất lực gây ra bởi các bệnh lý 1

Bệnh trầm cảm (hay còn gọi là rối loạn trầm cảm; rối loạn khí sắc) là một bệnh thường gặp trong tâm thần học. Trầm cảm xuất hiện do hoạt động của bộ não bị rối loạn tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi và tác phong.

Trầm cảm có thể xuất hiện ở một thời gian cụ thể nào đó hoặc cũng có thể xảy ra và kéo dài trong cuộc đời. Bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài với những vấn đề thần kinh như:

  • Lo lắng,
  • Đau đầu,
  • Căng thẳng,
  • Mệt mỏi bất lực,
  • Bế tắc,
  • Stress kéo dài.
  • Khí sắc buồn, ủ rũ.
  • Tâm trạng lo âu.

Xem đầy đủ hơn thông tin về bệnh trầm cảm: TẠI ĐÂY

Các bệnh về tim mạch gây mệt mỏi

Các bệnh thường gặp về tim như: bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim; t hiếu máu cơ tim; nhìm máu cơ tim; suy tim… có thể làm xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu khiến sự luân chuyển dòng máu bị gián đoạn, các cơ quan bị thiếu oxi gây tình trạng mệt mỏi rã rời, không có sức lực (bất lực), sức khỏe suy giảm rõ rệt.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đột tử cho người bệnh.

Bất lực mệt mỏi do suy thận mãn tính

Suy thận mãn tính (suy thận mạn) là tình trạng thận bị tổn thương , chức năng suy  giảm chức năng trong thời gian dài (hơn 3 tháng) và không thể tự hồi phục được.

Người bệnh suy thận mãn tính gặp phải nhiều vấn đề về chức năng lọc máu do thận không có khả năng đào thải độc tố, dịch thừa ra khỏi máu

Một số triệu chứng suy thận mạn có thể gặp:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bị nôn, thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
  • Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác bị mất sức, bất lực mệt mỏi.
  • Khó thở.
  • Tinh thần mệt mỏi, chán nản.
  • Huyết áp cao và khó kiểm soát.

Mệt mỏi do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Mệt mỏi bất lực gây ra bởi các bệnh lý 2

Trào ngược dạ dày  – thực quản (Gastroesophageal reflux disease) là tình trạng dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày (hay còn gọi là thực quản). Sự trào ngược  axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản ở bệnh nhân khiến người bệnh chán ăn, sợ ăn, cơ thể bị mệt mỏi, ủ rũ.

Ở mức độ bệnh nhẹ, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khoảng 1 lần/tuần. Với mức độ trung bình đến nặng thì có thể xảy ra nhiều hơn 2 lần/tuần.

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Bị ợ nóng (cảm giác nóng rát ở ngực).
  • Khó nuốt.
  • Cảm nhận được mùi chua của thức ăn trong dạ dày.
  • Bị đau ngực.
  • Có thể có cảm giác có khối u vướng chặn trong cổ họng.

Bệnh suy giáp

Suy giáp hay còn gọi là bệnh nhược giáp là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp khiến cơ quan này không sản sinh đủ các hormone cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể như thyroxine, T3, T4…

Ngoài bất lực mệt mỏi không thể làm việc, suy giáp còn gây một số biểu hiện khác ở người bệnh như:

  • Giọng nói khàn.
  • Trí nhớ giảm sút.
  • Trầm cảm.
  • Da xanh tái.
  • Ăn không ngon.
  • Đau các khớp và cơ.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Một số chẩn đoán hiện tượng bất lực mệt mỏi

Do bất lực mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi thăm khám phát hiện bệnh, bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mệt mỏi của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) với các hạng mục:

Một số chẩn đoán hiện tượng bất lực mệt mỏi 1

  1. Rối loạn trí nhớ.
  2. Mất tập trung, dễ bị xao nhãng bởi tác động bên ngoài.
  3. Ngủ không sâu giấc; hay thức dậy lúc nửa đêm.
  4. Đau đầu.
  5. Đau cơ.
  6. Đau khớp nhưng không kèm theo biểu hiện sưng đỏ.
  7. Đau họng, nhiệt miệng.
  8. Có cảm giác mệt mỏi bế tắc sau khi gắng sức làm việc ít nhất 24 giờ liên tục.

Người bị bất lực mệt mỏi thường xuất hiện ít nhất 4/8 các triệu chứng trên.

Nếu do các bệnh lý gây ra thì người bị bất lực mệt mỏi có thể kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác dưới đây:

  1. Bị ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm.
  2. Ho kéo dài.
  3. Xuất hiện các rối loạn hệ tiêu hóa như: rối loạn tiểu tiện, đau bụng, tiêu chảy.
  4. Hay bị mất cân bằng cơ thể: nhịp tim không đều, hoa mắt chóng mặt.
  5. Hơi thở ngắn, thở khó hơn bình thường.
  6. Gặp các vấn đề về mắt như: nhạy cảm với ảnh sáng, bị khô mắt, đau mắt nhưng không rõ nguyên nhân.
  7. Gặp những vấn đề về thần kinh như: dễ cáu gắt, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm, mặt ủ rũ…

Làm sao để cải thiện chứng bất lực mệt mỏi?

Làm sao để cải thiện chứng bất lực mệt mỏi? 1

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị chứng bất lực mệt mỏi phù hợp cho người bệnh. Cụ thể:

Cải thiện bất lực mệt mỏi do bệnh lý

  • Uống thuốc kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhằmlàm giảm tình trạng bệnh lý gặp phải.
  • Xin lời khuyên của bác sĩ về chế độ sinh hoạt và rèn luyện hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Cải thiện bất lực mệt mỏi do yếu tố tâm lý

Cải thiện bất lực mệt mỏi do yếu tố tâm lý 1

Vì xuất phát từ trong suy nghĩ, tiềm thức nên muốn cải thiện bế tắc mệt mỏi hiện tại người bệnh cần có nhận thức mới, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.

Tìm sự giúp đỡ từ một người thân/người bạn tri kỷ – những người đem lại cho bạn cảm giác an toàn và bạn có thể tin tưởng khi chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải.

Dành thời gian vận động, luyện tập thể dục hàng ngày: Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sức bền của cơ thể, việc rèn luyện hàng ngày còn là một dạng điều trị thể lực giúp làm giảm tình trạng bế tắc, bất lực mệt mỏi kéo dài.

Tham khảo một số loại thuốc uống: Mặc dù không có thuốc đặc trị riêng biệt, nhưng có thể tham khảo một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin… nhằm làm giảm tình trạng đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp.

Đối với người bệnh trầm cảm có thể tham khảo một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trầm cảm, cải thiện suy nghĩ, giúp ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa giúp đạt hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người bệnh.

Một số lối sống tốt cho người bị bất lực mệt mỏi, bế tắc

Một số lối sống tốt cho người bị bất lực mệt mỏi, bế tắc 1

Một số lối sống, thói quen hàng ngày tốt mà người bị bất lực mệt mỏi có thể tham khảo và thử thực hiện để xây dựng lối sống mới tốt đẹp hơn cho bản thân như:

  • Tránh làm việc kéo dài hoặc các yếu tố gây căng thẳng, lo âu, stress.
  • Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng lượng rau xanh, chất xơ và protein trong ngày.
  • Luôn hướng suy nghĩ về những điều tích cực, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ mỗi ngày.
  • Thử làm các việc khác nhau để tìm ra sở thích của bản thân như: đọc sách; nghe nhạc cổ điểu (classical music); tìm tập Yoga; tập Gym; tập Thiền định… Khi tìm ra sở thích, hãy dồn toàn bộ thời gian rảnh vào sở thích để hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, cảm giác bất lực mệt mỏi xuất hiện.
  • Dành thời gian luyện tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc. Nên đi ngủ sớm và buổi sáng thức dậy sớm giúp cơ thể khỏe mạnh.

Hãy học cách “tận hưởng” sự bất lực mệt mỏi

Người ta thường nói “có đi qua khổ đau thì mới biết trân quý hạnh phúc”. Vậy nên, thay vì những suy nghĩ tiêu cực bi quan, bạn hãy thử học cách cảm nhận cảm giác bất lực mệt mỏi bên trong cơ thể bạn, lắng nghe những cảm xúc khó chịu, chán nản đang hiện hữu bên trong bạn. Để từ đây bạn biết trân trọng những ngày tháng tươi đẹp, hạnh phúc (cả trước đây và sau này). Lấy niềm hạnh phúc làm mục đích để vượt qua sự bất lực mệt mỏi hiện tại , đứng dậy bước tiếp.

Một điều đương nhiên rằng “Mọi bài học trong cuộc sống đều phải trả giá”. Nên nếu cảm thấy bạn “ĐÃ TRẢ MỘT CÁI GIÁ ĐỦ ĐỂ MUA SAI LẦM” của mình thì hãy ngừng tự trách bản thân, ngừng suy nghĩ tiêu cực bế tắc, ngừng mệt mỏi bất lực. Hãy bắt đầu sống theo một cách sống mới, hãy yêu mọi điều bạn đang làm và sẽ làm để cuộc sống thật nhiều hạnh phúc.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?