Tại sao trầm cảm lại khó vượt qua?

Tại sao trầm cảm lại khó vượt qua? 1

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người có cuộc sống khó khăn, sống cô đơn hay vừa trải qua các cú sốc tinh thần quá lớn. Chứng trầm cảm đang có khuynh hướng tiến triển mãn tính và lặp lại theo chu kỳ. Chứng rối loạn tâm lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hoại cuộc sống cũng như khiến người bệnh có những hành động hủy hoại cuộc sống của chính bản thân họ.

Hiểu về trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, nó gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng.  Chính vì vậy, căn bệnh này cần thời gian và phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh bởi nó ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Trầm cảm cũng có một nhiều dạng trầm cảm:

  • Trầm cảm không điển hình
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Trầm cảm nặng
  • Trầm cảm trước và sau sinh (sau sinh)
  • Rối loạn trầm cảm kéo dài
  • Rối loạn bồn chồn tiền kinh nguyệt (PMDD)
  • Trầm cảm loạn tâm thần
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
  • Trầm cảm tình huống

Nguyên nhân khiến trầm cảm khó vượt qua

Theo các bác sĩ tâm lý, chuyên gia cảnh báo, hầu hết những bệnh nhân mắc trầm cảm nếu được điều trị theo đúng phác đồ thì đều có đáp ứng tố. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân được đưa ra khiến bệnh trầm cảm khó vượt qua mà cần phải đề cập đến:

Một số vấn đề đang là trở ngại cho việc điều trị trầm cảm  khiến người bệnh khó vượt qua

Bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời

Dù trầm cảm là một bệnh lý về tâm lý khá phổ biến, tuy nhiên theo thống kê chỉ có 1/3 trong số đó là được chẩn đoán và điều trị nghiêm túc. Nguyên nhân đầu tiên khiến cho trầm cảm khó được phát hiện đó là:

1/ Bệnh trầm cảm thường được khá đánh đồng với những triệu chứng về mặt tâm thần như: Cáu giận, buồn bã, ủ dột, mất hứng thú… và những cảm xúc bình thường và không chú ý đến.

Những dấu hiệu tổn thương về mặt thực thể của trầm cảm như: Đau nhức, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, hồi hộp, mất ngủ…thường bị nhầm lẫn với bệnh lý của chuyên khoa khác. C

=> Vì những hiểu biết về trầm cảm còn ở mức hạn chế cho nên người bệnh, người thân và nhân viên y tế thường bỏ sót không phát hiện kịp thời và có phương pháp đối phó với bệnh

2/ Người bệnh mắc trầm cảm thường cảm thấy tự ti, xấu hổ và thường giấu giếm về cảm xúc, tâm trạng của mình hay nghĩ mình có thể vượt qua những trạng thái đó. Đây là yếu tố khá nguy hiểm bởi trầm cảm là bệnh lý mà chúng ta khó có thể tự giải quyết và không thể để nó tự lành được. Trầm cảm không được điều trị sẽ dần trở nên trầm trọng hơn từ lúc nào mà người bệnh không nhận ra, đến lúc nó không chỉ khiến chúng ta mất khả năng làm việc, hòa nhập với xã hội, các mối quan hệ mà nguy hiểm hơn cả khiến chúng ta tự làm tổn thương chính bản thân mình và người thân xung quanh.

Người bệnh dễ bỏ thuốc

Người bệnh dễ bỏ thuốc 1

Sử dụng thuốc Tây để điều trị trầm cảm thương mang lại hiệu quả chậm. Thông thường để có tác dụng của thuốc phải mất khoảng 2-6 tuần mới thấy các triệu chứng có dấu hiệu cải thiện. Khoảng 2 tuần đầu tiên dùng thuốc, người bệnh rất dễ bỏ thuốc ngang chừng hoặc có dấu hiệu tăng nguy cơ tự sát do những tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

Ngoài ra một số bệnh nhân thường tự ý bỏ thuốc ngang chừng khi thấy một số triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm hoặc sợ tác dụng phụ không mong muốn mà không điều trị theo yêu cầu, lộ trình, phác đồ của bác sĩ. Việc tự ý bỏ thuốc điều trị ngang chừng có thể làm tiêu tan mọi nỗ lực trong quá trình điều trị. Hoặc nếu bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài sử dụng mà không có sự giảm liều lượng từ từ thì có thể dẫn tới hội chứng cai thuốc, chứng trầm cảm đột nhiên tái phát trầm trọng hơn và có thể dẫn tới hành vi tự sát.

Tỉ lệ tái phát cao

Theo thống kê cho thấy có đến khoảng 50% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã phục hồi từ đợt điều trị trầm cảm đầu tiên. Và tỉ lệ tái phát của căn bệnh trầm cảm lên tới 80% nếu người bệnh đã từng điều trị trầm cảm đợt 2.

Diễn tiến điển hình của trầm cảm là những đợt tái phát cơn trầm cảm, tình trạng càng kéo dài thì tỉ lệ tái phát bệnh trầm cảm lại càng cao. Thời gian xuất hiện cơn trầm cảm tái phát trung bình là 5 năm sau khi bình phục.

Tham khảo thêm thông tin bài viết “Điều trị trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh trầm cảm)

Khi nào trầm cảm cần gặp bác sĩ?

Khi bạn bắt gặp những dấu hiệu trầm cảm, hãy đến phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa hoặc đặt lịch khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi bệnh trầm cảm sẽ có khả năng chuyển biến nặng hơn nếu không được điều trị, can thiệp kịp thời, nó có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng, nặng nhất là có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ nếu có ý định tự tử, muốn làm tổn thương, làm đau chính bản thân mình.

  • Bạn hãy tìm đến người bạn tin tưởng nhất, người bạn yêu quý nhất để có thể tâm sự, nói lên những suy nghĩ, cảm xúc trong bản thân bạn
  • Liên hệ tới ai đó trong cộng đồng của bạn
  • Liên hệ với bác sĩ, chuyên khoa tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ bởi họ có chuyên môn sẽ dễ hiểu và đồng cảm với bạn.

Nếu một phút không tự chủ, bạn đã làm tổn thương mình, tự làm mình bị thương bạn hãy gọi 115, dịch vụ cứu thương hoặc có thể đi đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Nếu biết người thân của bạn đang bị nguy hiểm do ý định tự tử hoặc có hành vi tự tử, bạn tìm cách nói chuyện với người trầm cảm để can ngăn và đảm bảo luôn có người ở cạnh họ. Tiếp đó bạn nhanh chóng gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Hoặc nếu có thể, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Khi nào trầm cảm cần gặp bác sĩ? 1

Khi có dấu hiệu muốn tự làm đau, làm tổn thương bản thân hãy đén cơ sở y tế gần nhất

Đối phó với bệnh trầm cảm

Nhận diện các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh

Nhận diện các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giúp bạn đối phó với bệnh một cách tốt nhất. Điều đầu tiên bạn cần hiểu suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của bản thân khi bạn bắt đầu rơi vào vòng xoắn đi xuống của một giai đoạn trầm cảm. Khi bạn chấp nhận suy nghĩ, cảm xúc của mình, bạn có thể chấm dứt các triệu chứng trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần chú ý:

  • Tự cảm thấy không có ai hiểu mình, không ai cần mình
  • Bản thân không mong chờ, mong muốn hay khát khao, thiết tha bất cứ điều gì
  • Bản thân mình thật tồi tệ, xấu xa
  • Mình không thể làm được, không thể vượt qua được
  • Mọi người rất giỏi, rất thông minh, dễ dàng làm được còn mình thì không

Triệu chứng trầm cảm, dấu hiệu nhận biết ở mỗi người khác nhau nên điều quan trọng bạn nắm bắt được những dấu hiệu cảnh báo của riêng mình.

Trao đổi với người thân

Nhóm hỗ trợ của bạn đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là khi đối phó với bất kỳ bệnh trạng nào. Người thân của bạn có nhiều cách để giúp bạn trong quá trình này. Họ có thể:

  • Đảm bảo rằng bạn đang dùng thuốc được kê đơn
  • Đề nghị đi cùng bạn đến các cuộc hẹn với chuyên gia trị liệu
  • Thay mặt bạn trao đổi với các bác sĩ và chuyên gia trị liệu khi bạn cảm thấy không thoải mái
  • Hỗ trợ tài chính vì chi phí trị liệu và thuốc men tốn kém và có thể không được bảo hiểm chi trả
  • Ở bên bạn khi bạn cần họ nhất

Trao đổi với người thân 1

Hoạt động nhiều hơn

Theo nghiên cứu, tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát trầm cảm. Bởi các nhà chuyên gia đã nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động thể chất giúp giảm thiểu và giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm. Thể dục thể thao cũng được coi là hoạt động xã hội bởi bạn có thể tham gia một lớp tập luyện hoặc một chương trình giao lưu nhóm vì các môi trường này sẽ khuyến khích sự kết nối giữa mọi người, tăng khả năng tương tác giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể chất, uể oải, mệt mỏi, thay vào đó là tinh thần phấn chấn.

Tập luyện thể dục đã được chứng minh là giảm tác động của bệnh trầm cảm. Bởi theo thống kê, nếu bạn đi bộ ba lần một tuần từ 30 đến 45 phút đã được liên kết với việc giảm hoặc cải thiện triệu chứng trầm cảm. Vì một lý do gì đó, bạn không không thể dành nhiều thời gian cho việc đi bộ và tập luyện, hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Ngoài ra, bạn hãy duy trì sự tập luyện hay đi bộ đều đặn nhé.

Chưa biết rằng liệu hoạt động thể dục duy trì đều đặn có thể ngăn ngừa trầm cảm khởi phát hay chỉ là giúp điều chỉnh tác động. Và đôi khi để sắp xếp thời gian để tập thể dục có khó khăn cho người chăm sóc. Nó thường được xem là hoạt động “giá trị gia tăng”- việc gì đó để làm khi tất cả việc khác đã xong. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc đưa hoạt động thể dục vào danh sách “cần làm” của bạn, nhờ sự trợ giúp của người thân, giúp bạn có thể duy trì hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày . Hoặc yêu cầu bác sĩ của bạn kê toa đi bộ hoặc tham dự một lớp hoạt động thể thao để có thể giúp bạn có thể duy trì nó mỗi ngày.

Tìm kiếm liệu pháp

Sử dụng tâm lý trị liệu có thể giúp bạn đối phó với trầm cảm. Qua các buổi trị liệu đều đặn, người bệnh sẽ được tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng trầm cảm, từ đó bạn có thêm nghị lực, mục tiêu để có thể hành động để thay đổi cuộc sống của mình, những thay đổi đó có thể giúp bạn đối phó với tình trạng trầm cảm.

Tránh xa các chất gây nghiện và bia rượu

Tránh xa các chất gây nghiện và bia rượu 1

Mặc dù, các chất kích thích, gây nghiện như bia, rượu, cà phê lúc ban đầu có thể giúp bạn quên đi tình trạng bệnh, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhưng thực tế, những chất kích thích, gây nghiện này có thể khiến cho chứng trầm cảm của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Không chỉ vậy, nhiều loại thuốc chống trầm cảm có phản ứng bất lợi với chất gây nghiện, kích thích và bia rượu. Nó có thể khiến bạn gặp nguy hiểm và nặng nề nhất là đe dọa đến tính mạng.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mọi người ở mọi lứa tuổi để có sức khỏe tốt, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn, minh mẫn hơn, nó giúp bạn thoải mái cả về thể chất và tinh thần, giúp cải thiện chức năng của não bộ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của não bộ, giúp bạn cải thiện stress, mệt mỏi và căng thẳng phòng ngừa được trầm cảm.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh trầm cảm

Để có thể phòng ngừa được trầm cảm xảy ra, các bạn có thể chú ý một số điều dưới đây:

  • Tăng tương tác và tiếp cận, giao tiếp với bạn bè và gia đình
  • Không cô lập mình với mọi người và xã hội để có thể quên đi cô đơn và tâm trạng chỉ có một mình
  • Chú ý tìm hiểu để ý cảm xúc của mình, tình trạng của mình giúp bạn kiểm soát được bản thân
  • Hãy làm những công việc mà mình yêu thích càng nhiều càng tốt điều đó sẽ giúp bạn duy trì sự kết nối cũng như tăng cường sự tự tin và ý thức cộng đồng của bạn.
  • Khi có nghi ngờ bản thân mắc trầm cảm, đừng để kệ nó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà trị liệu hoặc tư vấn viên mà bạn tin tưởng.
  • Hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn, hãy tin tưởng ở họ và cởi mở chia sẻ với họ
  • Nếu bạn nghi ngờ thuốc mà bạn đang dùng khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị khác để cải thiện tình hình

Trầm cảm khó vượt qua chứ không thể không vượt qua. Bạn hãy tin tưởng vào bản thân, tìm kiếm những lớp học và nhóm hỗ trợ thông qua các tổ chức hỗ trợ người chăm sóc để giúp bạn học hỏi và có phương pháp giải quyết vấn đề cốt lõi của bạn, bởi bệnh trầm cảm là bệnh về tâm lý, không ai giống ai. Vì sức khỏe của bạn và những người xung quanh bạn, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, giúp bản thân vượt qua được trầm cảm.

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Đặt hàng ngay

1
Xin chào! Vững Trí có thể giúp gì cho bạn không?